Tiếp tục “khất” câu trả lời về chi phí cho lễ hội
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh "kiểm điểm việc thực hiện lời hứa" với Quốc hội
“Đến thời điểm này, Bộ chưa thể đưa ra con số chính xác về chi phí cho việc tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, lễ khánh thành”.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh trong báo cáo về kết quả thực hiện “lời hứa” tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp Quốc hội thứ bảy, vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội chiều 17/11.
Tại kỳ họp trước, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh chất vấn Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh rằng, "tổng chi phí cho các lễ hội, lễ kỳ niệm, lễ khánh thành ở các cấp, các địa phương từ năm 2009 đến nay chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số nguồn chi phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương và cả nước?".
Và Bộ trưởng đã khất: “Chúng tôi trả lời sau câu hỏi này”.
Tại văn bản nói trên, Bộ trưởng đã giải thích, phần nhiều kinh phí tổ chức các lễ hội truyền thống hiện nay được huy động từ các nguồn hợp pháp ngoài ngân sách. Một số lễ hội khác có kinh phí chủ yếu được xã hội hóa từ các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư, ngân sách Nhà nước chỉ mang tính hỗ trợ và chỉ tập trung cho các phần việc mang tính nghi lễ.
Bên cạnh đó, với những lễ hội, lễ kỷ niệm lớn như Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng…, “phần kinh phí trực tiếp cho lễ hội chiếm tỷ trọng không lớn, trong đó chủ yếu chi cho việc xây dựng, đầu tư các công trình văn hóa có liên quan”, Bộ trưởng cho biết.
Cũng theo văn bản của Bộ, đối với lễ kỷ niệm, lễ khánh thành, Bộ đã chỉ đạo việc xây dựng các nội dung về nghi thức, chương trình nghệ thuật… Kinh phí tổ chức lễ khánh thành các công trình nằm trong kinh phí của công trình. Việc khánh thành công trình của các doanh nghiệp tính toán hợp lý và thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Từ thực tiễn trên, “việc thống kê chính xác tổng chi phí tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, lễ khánh thành… ở các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều cơ quan liên quan. Đến thời điểm này, Bộ chưa thể đưa ra con số chính xác về chi phí cho việc tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, lễ khánh thành”, Bộ trưởng lại tiếp tục “khất”.
Cũng liên quan đến quản lý và chi phí lễ hội, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội chiều 1/11 của kỳ họp này, một số vị đại biểu đã quan ngại trước tình hình lãng phí qua tổ chức lễ hội được Quốc hội nêu ra từ kỳ họp trước nhưng chưa khắc phục được nhiều. Thực tế có nhiều nội dung cũng chưa được cân nhắc, chọn lựa kỹ, trong đó đáng chú ý là chất lượng một số công trình chào mừng chưa bảo đảm, không ít sản phẩm ăn theo mang tính hình thức không cần thiết, gây tốn kém tiền của công sức của xã hội.
Có vị đại biểu đề nghị Chính phủ cần có chỉ đạo, tổng kết các lễ hội trong năm 2010, nhất là Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, để công bố cho nhân dân biết tổng chi phí từ ngân sách Nhà nước phục vụ cho lễ hội là bao nhiêu.
Tại văn bản trả lời chất vấn của đại biểu về chi phí cho Đại lễ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, kinh phí tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội được thực hiện từ nhiều nguồn, gồm: ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn huy động đóng góp của các cá nhân, tổ chức.
Đối với chi từ ngân sách Trung ương cho các bộ, cơ quan trung ương trực tiếp thực hiện công việc liên quan như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch,… và hỗ trợ một số địa phương có liên quan; căn cứ vào dự toán do các bộ, ngành đề nghị và ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính, Thủ tướng duyệt cấp 218,4 tỷ đồng, trong đó có khoản chi lớn là lễ diễu binh, diễu hành, bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, công tác đảm bảo an ninh trật tự.
Các khoản chi từ ngân sách các địa phương, trong đó chủ yếu là Hà Nội, thẩm quyền quyết định chi theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước do HĐND, UBND địa phương quyết định. Hiện Bộ Tài chính đang yêu cầu UBND Hà Nội báo cáo, địa phương đang tổng hợp, quyết toán và sẽ báo cáo sau.
Như vậy, dường như những con số cụ thể về chi phí cho lễ hội nói chung và Đại lễ nói riêng sẽ tiếp tục được “khất”, cho dù cả đại biểu Quốc hội và cử tri đều có phần "sốt ruột".
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh trong báo cáo về kết quả thực hiện “lời hứa” tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp Quốc hội thứ bảy, vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội chiều 17/11.
Tại kỳ họp trước, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh chất vấn Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh rằng, "tổng chi phí cho các lễ hội, lễ kỳ niệm, lễ khánh thành ở các cấp, các địa phương từ năm 2009 đến nay chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số nguồn chi phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương và cả nước?".
Và Bộ trưởng đã khất: “Chúng tôi trả lời sau câu hỏi này”.
Tại văn bản nói trên, Bộ trưởng đã giải thích, phần nhiều kinh phí tổ chức các lễ hội truyền thống hiện nay được huy động từ các nguồn hợp pháp ngoài ngân sách. Một số lễ hội khác có kinh phí chủ yếu được xã hội hóa từ các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư, ngân sách Nhà nước chỉ mang tính hỗ trợ và chỉ tập trung cho các phần việc mang tính nghi lễ.
Bên cạnh đó, với những lễ hội, lễ kỷ niệm lớn như Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng…, “phần kinh phí trực tiếp cho lễ hội chiếm tỷ trọng không lớn, trong đó chủ yếu chi cho việc xây dựng, đầu tư các công trình văn hóa có liên quan”, Bộ trưởng cho biết.
Cũng theo văn bản của Bộ, đối với lễ kỷ niệm, lễ khánh thành, Bộ đã chỉ đạo việc xây dựng các nội dung về nghi thức, chương trình nghệ thuật… Kinh phí tổ chức lễ khánh thành các công trình nằm trong kinh phí của công trình. Việc khánh thành công trình của các doanh nghiệp tính toán hợp lý và thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Từ thực tiễn trên, “việc thống kê chính xác tổng chi phí tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, lễ khánh thành… ở các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều cơ quan liên quan. Đến thời điểm này, Bộ chưa thể đưa ra con số chính xác về chi phí cho việc tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, lễ khánh thành”, Bộ trưởng lại tiếp tục “khất”.
Cũng liên quan đến quản lý và chi phí lễ hội, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội chiều 1/11 của kỳ họp này, một số vị đại biểu đã quan ngại trước tình hình lãng phí qua tổ chức lễ hội được Quốc hội nêu ra từ kỳ họp trước nhưng chưa khắc phục được nhiều. Thực tế có nhiều nội dung cũng chưa được cân nhắc, chọn lựa kỹ, trong đó đáng chú ý là chất lượng một số công trình chào mừng chưa bảo đảm, không ít sản phẩm ăn theo mang tính hình thức không cần thiết, gây tốn kém tiền của công sức của xã hội.
Có vị đại biểu đề nghị Chính phủ cần có chỉ đạo, tổng kết các lễ hội trong năm 2010, nhất là Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, để công bố cho nhân dân biết tổng chi phí từ ngân sách Nhà nước phục vụ cho lễ hội là bao nhiêu.
Tại văn bản trả lời chất vấn của đại biểu về chi phí cho Đại lễ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, kinh phí tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội được thực hiện từ nhiều nguồn, gồm: ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn huy động đóng góp của các cá nhân, tổ chức.
Đối với chi từ ngân sách Trung ương cho các bộ, cơ quan trung ương trực tiếp thực hiện công việc liên quan như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch,… và hỗ trợ một số địa phương có liên quan; căn cứ vào dự toán do các bộ, ngành đề nghị và ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính, Thủ tướng duyệt cấp 218,4 tỷ đồng, trong đó có khoản chi lớn là lễ diễu binh, diễu hành, bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, công tác đảm bảo an ninh trật tự.
Các khoản chi từ ngân sách các địa phương, trong đó chủ yếu là Hà Nội, thẩm quyền quyết định chi theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước do HĐND, UBND địa phương quyết định. Hiện Bộ Tài chính đang yêu cầu UBND Hà Nội báo cáo, địa phương đang tổng hợp, quyết toán và sẽ báo cáo sau.
Như vậy, dường như những con số cụ thể về chi phí cho lễ hội nói chung và Đại lễ nói riêng sẽ tiếp tục được “khất”, cho dù cả đại biểu Quốc hội và cử tri đều có phần "sốt ruột".