“Tôi chưa đồng ý với Bộ trưởng Vinh”
Tranh luận xung quanh chính sách hình sự với nhóm tội phạm kinh tế
Như VnEconomy đã đưa tin, cuối phiên thảo luận buổi sáng 16/6 về Bộ luật Hình sự (sửa đổi) tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã thể hiện quan điểm riêng về chính sách hình sự với nhóm tội phạm kinh tế.
Đây được coi là điểm nhấn hấp dẫn của phiên họp này, vì không mấy khi các vị bộ trưởng tham gia thảo luận với vai trò một đại biểu bình thường. Và sau đó, tính hấp dẫn càng tăng lên khi một số vị đại biểu đã tranh luận lại với Bộ trưởng Vinh.
Rất cần tiền nhưng không thể bất chấp nguy hại
Trong suốt gần 10 phút đăng đàn, điều được ông Vinh nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại là những sai phạm kinh tế phải được xử lý bằng các biện pháp kinh tế.
Một trong những điểm mới của dự án luật là đưa ra quy định không thi hành án tử hình, đối với người bị kết án tử hình về các tội có mục đích kinh tế, sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm do mình gây ra, hợp tác tích cực với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, xử lý, điều tra tội phạm và lập công lớn.
Sai phạm được miễn tử hình, để cho họ sống thì tài sản họ đã chiếm được thu hồi, có thể họ lại phát triển được, ông Vinh lập luận.
Đăng đàn ngay sau Bộ trưởng Vinh, Ủy viên thường trực Ủy ban về Các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Khá đề nghị cần cân nhắc hết sức thận trọng quy định mới nói trên để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tạo ra sự công bằng trong xã hội.
Thế nào là khắc phục cơ bản hậu quả nghiêm trọng, việc mua bán ma túy mục đích chính cũng vẫn là kinh tế? bà Khá đặt câu hòi và bình luận, hình thức nói trên chỉ áp dụng cho người nhiều tiền, giàu của.
“Tôi chưa đồng ý với phân tích của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, nếu không bị phát giác thì họ sẽ ung dung, tự tại sống sang trọng cả đời, nếu bị phát hiện có tiền nộp cũng mua được mạng sống, làm cho pháp luật mất công bằng, méo mó, ngân sách nhà nước rất cần tiền mà không phải cần bất chấp mọi nguy hại”, bà Khá thể hiện quan điểm.
Nhất trí với quan điểm của Bộ trưởng Vinh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Hồ Trọng Ngũ cho rằng cần phải phân nhóm tội phạm. Những tội phạm xâm phạm đến quyền con người, quyền tự do của công dân mà gây ra một nỗi bất an của xã hội thì phải đấu tranh mạnh mẽ.
Đồng thời phải cởi mở để các năng lực xã hội trong sản xuất, trong kinh tế có điều kiện để phát triển. Vì thế, hình phạt phải làm sao hợp lý để không thủ tiêu những động lực có thể dẫn đến làm mất cơ hội để cứu vớt những năng lực này.
Không nên bỏ tội danh cố ý làm trái
Ủng hộ việc tăng cường áp dụng hình phạt tiền thay cho hình phạt tù đối với những người phạm tội vì tiền, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương lập luận: dùng tiền làm phương tiện phạm tội thì nên áp dụng hình phạt tiền. Ông Đương đề nghị mở rộng áp dụng hình phạt tiền đối với loại tội trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Nhưng vị này cũng nói rõ là ông không tán thành việc áp dụng hình phạt tiền với những tội cố ý chiếm đoạt như lừa đảo, trộm cắp. Vì “loại tội này phạt tiền thì chết xã hội, nó đi cắp rồi nộp phạt, nguy hiểm”.
Nhắc lại ý kiến Bộ trưởng Vinh về mở rộng hình phạt tiền, đại biểu Đương nhấn mạnh Bộ luật Hình sự không chỉ có tù mà còn có phạt tiền vì anh phạm tội vì tiền, vì lợi nhuận anh gây hại cho người khác, anh phải chịu trách nhiệm và chịu phạt thật nặng.
Cũng liên quan đến nhóm tội phạm kinh tế, Phó trưởng ban Nội chính Trung ương, đại biểu Nguyễn Doãn Khánh đề nghị không nên bỏ tội danh cố ý làm trái về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Khánh lập luận, tội tham nhũng là tội ẩn, cho nên trong nhiều trường hợp vì lý do khách quan và chủ quan mà không làm rõ được tính vụ lợi thì hiện nay đang sử dụng tội cố ý làm trái này để xử lý những trường hợp liên quan đến tội tham nhũng mà chưa chứng minh được động cơ vụ lợi như đã nêu trên.
Do vậy, nếu bỏ tội này sẽ dẫn đến bỏ lọt tội phạm, không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội tham nhũng trong giai đoạn hiện nay, ông Khánh khẳng định.
Đây được coi là điểm nhấn hấp dẫn của phiên họp này, vì không mấy khi các vị bộ trưởng tham gia thảo luận với vai trò một đại biểu bình thường. Và sau đó, tính hấp dẫn càng tăng lên khi một số vị đại biểu đã tranh luận lại với Bộ trưởng Vinh.
Rất cần tiền nhưng không thể bất chấp nguy hại
Trong suốt gần 10 phút đăng đàn, điều được ông Vinh nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại là những sai phạm kinh tế phải được xử lý bằng các biện pháp kinh tế.
Một trong những điểm mới của dự án luật là đưa ra quy định không thi hành án tử hình, đối với người bị kết án tử hình về các tội có mục đích kinh tế, sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm do mình gây ra, hợp tác tích cực với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, xử lý, điều tra tội phạm và lập công lớn.
Sai phạm được miễn tử hình, để cho họ sống thì tài sản họ đã chiếm được thu hồi, có thể họ lại phát triển được, ông Vinh lập luận.
Đăng đàn ngay sau Bộ trưởng Vinh, Ủy viên thường trực Ủy ban về Các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Khá đề nghị cần cân nhắc hết sức thận trọng quy định mới nói trên để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tạo ra sự công bằng trong xã hội.
Thế nào là khắc phục cơ bản hậu quả nghiêm trọng, việc mua bán ma túy mục đích chính cũng vẫn là kinh tế? bà Khá đặt câu hòi và bình luận, hình thức nói trên chỉ áp dụng cho người nhiều tiền, giàu của.
“Tôi chưa đồng ý với phân tích của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, nếu không bị phát giác thì họ sẽ ung dung, tự tại sống sang trọng cả đời, nếu bị phát hiện có tiền nộp cũng mua được mạng sống, làm cho pháp luật mất công bằng, méo mó, ngân sách nhà nước rất cần tiền mà không phải cần bất chấp mọi nguy hại”, bà Khá thể hiện quan điểm.
Nhất trí với quan điểm của Bộ trưởng Vinh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Hồ Trọng Ngũ cho rằng cần phải phân nhóm tội phạm. Những tội phạm xâm phạm đến quyền con người, quyền tự do của công dân mà gây ra một nỗi bất an của xã hội thì phải đấu tranh mạnh mẽ.
Đồng thời phải cởi mở để các năng lực xã hội trong sản xuất, trong kinh tế có điều kiện để phát triển. Vì thế, hình phạt phải làm sao hợp lý để không thủ tiêu những động lực có thể dẫn đến làm mất cơ hội để cứu vớt những năng lực này.
Không nên bỏ tội danh cố ý làm trái
Ủng hộ việc tăng cường áp dụng hình phạt tiền thay cho hình phạt tù đối với những người phạm tội vì tiền, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương lập luận: dùng tiền làm phương tiện phạm tội thì nên áp dụng hình phạt tiền. Ông Đương đề nghị mở rộng áp dụng hình phạt tiền đối với loại tội trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Nhưng vị này cũng nói rõ là ông không tán thành việc áp dụng hình phạt tiền với những tội cố ý chiếm đoạt như lừa đảo, trộm cắp. Vì “loại tội này phạt tiền thì chết xã hội, nó đi cắp rồi nộp phạt, nguy hiểm”.
Nhắc lại ý kiến Bộ trưởng Vinh về mở rộng hình phạt tiền, đại biểu Đương nhấn mạnh Bộ luật Hình sự không chỉ có tù mà còn có phạt tiền vì anh phạm tội vì tiền, vì lợi nhuận anh gây hại cho người khác, anh phải chịu trách nhiệm và chịu phạt thật nặng.
Cũng liên quan đến nhóm tội phạm kinh tế, Phó trưởng ban Nội chính Trung ương, đại biểu Nguyễn Doãn Khánh đề nghị không nên bỏ tội danh cố ý làm trái về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Khánh lập luận, tội tham nhũng là tội ẩn, cho nên trong nhiều trường hợp vì lý do khách quan và chủ quan mà không làm rõ được tính vụ lợi thì hiện nay đang sử dụng tội cố ý làm trái này để xử lý những trường hợp liên quan đến tội tham nhũng mà chưa chứng minh được động cơ vụ lợi như đã nêu trên.
Do vậy, nếu bỏ tội này sẽ dẫn đến bỏ lọt tội phạm, không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội tham nhũng trong giai đoạn hiện nay, ông Khánh khẳng định.