Tôm nguyên liệu thiếu triền miên
Ở đồng bằng sông Cửu Long tình trạng “đói” tôm nguyên liệu lại diễn ra triền miên
Năm 2009, chính con tôm đã cứu cho ngành thủy sản “một bàn thua” trông thấy với sự tăng trưởng khi kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thuỷ sản trên đà sụt giảm.
Thế nhưng từ đầu năm đến nay, ở đồng bằng sông Cửu Long tình trạng “đói” tôm nguyên liệu lại diễn ra triền miên, khiến cho các nhà máy chỉ làm việc khoảng 50-60% công suất.
Hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long đang vào mùa thu hoạch tôm nuôi công nghiệp chính vụ nhưng giá tôm cao ngất, tôm sú loại 30 con/kg giá 180.000 đồng/kg, nếu giảm 1 con (29 con/kg) thì tăng lên từ 2.000-3.000đồng/kg. Nếu tăng 1 con (31 con/kg) thì giá mua giảm từ 2.000-3.000đồng/kg.
Thời điểm này năm ngoái, loại tôm sú 30 con/kg có giá 120.000đồng/kg, thì nay đã tăng lên 50%, đây là mức giá cao kỷ lục từ trước tới nay. Giá tôm cao là vậy, nhưng nhiều nhà máy chế biến ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn “đói” tôm nguyên liệu, do nguồn cung rất hạn chế. Chuyện nhà máy phải “ăn đong” tôm nguyên liệu không phải mới diễn ra, mà đã có từ nhiều năm qua nhưng vẫn chưa có lời giải.
Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu thuỷ sản tháng 8 ước đạt 460 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2010 lên 2,9 tỷ USD. Trong đó, Xuất khẩu tôm tăng trưởng cả về khối lượng và giá trị, 7 tháng đạt 110,3 ngàn tấn (tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2009) với giá trị 929,2 triệu USD (tăng 20%).
Nhật Bản vẫn là thị trường tiêu thụ tôm hàng đầu của Việt Nam, với khối lượng xuất khẩu là 32,4 ngàn tấn. Trong số các mặt hàng thủy sản, tôm (đông lạnh và chế biến) đang giữ vị trí đứng đầu khi đạt giá trị gần 929,2 triệu USD (chiếm 35,45% giá trị xuất khẩu của toàn ngành), tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Giá thành nuôi và sản lượng tôm sú trong nước là nhân tố sẽ tác động trực tiếp lên kế hoạch xuất khẩu chứ không phải thị trường.
Xuất khẩu tôm sú có thể đạt 1,4 tỷ USD trong năm 2010, do khan hiếm nguồn cung và những thay đổi cách tiêu dùng từ các thị trường. Tôm Việt Nam sẽ là lựa chọn của các nhà nhập khẩu Nhật Bản trong năm 2010, trong khi Hàn Quốc sẽ là thị trường quan trọng. Ngoài ra, xuất khẩu tôm chân trắng dự báo tăng gấp đôi với 500 triệu USD.
Đầu năm nay, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm đông lạnh luôn lo lắng vì thiếu nguồn nguyên liệu tôm, hầu hết các nhà máy chế biến trong khu vực chỉ hoạt động cầm chừng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong năm nay đồng bằng sông Cửu Long sẽ đưa 550.600 ha mặt nước vào nuôi tôm sú, chiếm gần 70% diện tích nuôi toàn vùng; giảm gần 16.000 ha so với năm 2009.
Để đạt sản lượng 386.000 tấn như kế hoạch đề ra, Bộ đã chỉ đạo các tỉnh cần đa dạng hóa hình thức nuôi như thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến; khuyến khích các cơ sở cải tiến kỹ thuật nuôi theo hướng bền vững và áp dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, quản lý vùng nuôi an toàn nhằm tạo sản phẩm đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho hay, các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu có thể tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu từ đây đến hết năm 2010, nhất là đối với tôm sú.
Theo các nhà phân tích, có 3 nguyên nhân khiến khu vực đồng bằng sông Cửu Long luôn khát tôm nguyên liệu. Đó là giá nguyên liệu thuỷ sản tăng cao trong thời gian gần đây khiến các hộ nuôi đẩy mạnh thu hoạch sớm. Nông dân đang có xu hướng chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi một số loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao hơn. Nhiều năm qua diện tích nuôi tôm tăng chưa tương xứng với việc đầu tư mở rộng công suất nhà máy chế biến tôm xuất khẩu.
Một doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm ở đồng bằng sông Cửu Long cho biết, hàng chục năm qua, kim ngạch xuất khẩu tôm tăng gấp đôi nhưng diện tích nuôi tôm tăng rất chậm, thậm chí có năm còn bị giảm mạnh do dịch bệnh thua lỗ nặng không còn vốn đầu tư.
Trong khi đó, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm đã đầu tư thêm nhiều nhà máy và nâng công suất chế biến ngày một cao, càng gây thêm áp lực thiếu tôm nguyên liệu trong vùng, khiến cho các nhà máy ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ chạy khoảng 50- 60% công suất.
Đối với tôm sú, hiện nay rất ít nhà máy chủ động được nguồn nguyên liệu. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp chế biến đều phải mua nguyên liệu trong dân giá cả trồi sụt thất thường, không ổn định, phụ thuộc vào người nuôi. Ở Sóc Trăng có nhiều nhà máy có nhu cầu chế biến là 60 tấn tôm/ngày nhưng chỉ mua được 5-6 tấn. Không những thiếu tôm nguyên liệu do giảm diện tích mà các nhà máy còn phải cạnh tranh mua tôm nguyên liệu với các thương nhân Trung Quốc đến tận vùng tôm đồng bằng sông Cửu Long để thu mua.
Thế nhưng từ đầu năm đến nay, ở đồng bằng sông Cửu Long tình trạng “đói” tôm nguyên liệu lại diễn ra triền miên, khiến cho các nhà máy chỉ làm việc khoảng 50-60% công suất.
Hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long đang vào mùa thu hoạch tôm nuôi công nghiệp chính vụ nhưng giá tôm cao ngất, tôm sú loại 30 con/kg giá 180.000 đồng/kg, nếu giảm 1 con (29 con/kg) thì tăng lên từ 2.000-3.000đồng/kg. Nếu tăng 1 con (31 con/kg) thì giá mua giảm từ 2.000-3.000đồng/kg.
Thời điểm này năm ngoái, loại tôm sú 30 con/kg có giá 120.000đồng/kg, thì nay đã tăng lên 50%, đây là mức giá cao kỷ lục từ trước tới nay. Giá tôm cao là vậy, nhưng nhiều nhà máy chế biến ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn “đói” tôm nguyên liệu, do nguồn cung rất hạn chế. Chuyện nhà máy phải “ăn đong” tôm nguyên liệu không phải mới diễn ra, mà đã có từ nhiều năm qua nhưng vẫn chưa có lời giải.
Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu thuỷ sản tháng 8 ước đạt 460 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2010 lên 2,9 tỷ USD. Trong đó, Xuất khẩu tôm tăng trưởng cả về khối lượng và giá trị, 7 tháng đạt 110,3 ngàn tấn (tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2009) với giá trị 929,2 triệu USD (tăng 20%).
Nhật Bản vẫn là thị trường tiêu thụ tôm hàng đầu của Việt Nam, với khối lượng xuất khẩu là 32,4 ngàn tấn. Trong số các mặt hàng thủy sản, tôm (đông lạnh và chế biến) đang giữ vị trí đứng đầu khi đạt giá trị gần 929,2 triệu USD (chiếm 35,45% giá trị xuất khẩu của toàn ngành), tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Giá thành nuôi và sản lượng tôm sú trong nước là nhân tố sẽ tác động trực tiếp lên kế hoạch xuất khẩu chứ không phải thị trường.
Xuất khẩu tôm sú có thể đạt 1,4 tỷ USD trong năm 2010, do khan hiếm nguồn cung và những thay đổi cách tiêu dùng từ các thị trường. Tôm Việt Nam sẽ là lựa chọn của các nhà nhập khẩu Nhật Bản trong năm 2010, trong khi Hàn Quốc sẽ là thị trường quan trọng. Ngoài ra, xuất khẩu tôm chân trắng dự báo tăng gấp đôi với 500 triệu USD.
Đầu năm nay, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm đông lạnh luôn lo lắng vì thiếu nguồn nguyên liệu tôm, hầu hết các nhà máy chế biến trong khu vực chỉ hoạt động cầm chừng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong năm nay đồng bằng sông Cửu Long sẽ đưa 550.600 ha mặt nước vào nuôi tôm sú, chiếm gần 70% diện tích nuôi toàn vùng; giảm gần 16.000 ha so với năm 2009.
Để đạt sản lượng 386.000 tấn như kế hoạch đề ra, Bộ đã chỉ đạo các tỉnh cần đa dạng hóa hình thức nuôi như thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến; khuyến khích các cơ sở cải tiến kỹ thuật nuôi theo hướng bền vững và áp dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, quản lý vùng nuôi an toàn nhằm tạo sản phẩm đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho hay, các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu có thể tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu từ đây đến hết năm 2010, nhất là đối với tôm sú.
Theo các nhà phân tích, có 3 nguyên nhân khiến khu vực đồng bằng sông Cửu Long luôn khát tôm nguyên liệu. Đó là giá nguyên liệu thuỷ sản tăng cao trong thời gian gần đây khiến các hộ nuôi đẩy mạnh thu hoạch sớm. Nông dân đang có xu hướng chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi một số loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao hơn. Nhiều năm qua diện tích nuôi tôm tăng chưa tương xứng với việc đầu tư mở rộng công suất nhà máy chế biến tôm xuất khẩu.
Một doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm ở đồng bằng sông Cửu Long cho biết, hàng chục năm qua, kim ngạch xuất khẩu tôm tăng gấp đôi nhưng diện tích nuôi tôm tăng rất chậm, thậm chí có năm còn bị giảm mạnh do dịch bệnh thua lỗ nặng không còn vốn đầu tư.
Trong khi đó, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm đã đầu tư thêm nhiều nhà máy và nâng công suất chế biến ngày một cao, càng gây thêm áp lực thiếu tôm nguyên liệu trong vùng, khiến cho các nhà máy ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ chạy khoảng 50- 60% công suất.
Đối với tôm sú, hiện nay rất ít nhà máy chủ động được nguồn nguyên liệu. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp chế biến đều phải mua nguyên liệu trong dân giá cả trồi sụt thất thường, không ổn định, phụ thuộc vào người nuôi. Ở Sóc Trăng có nhiều nhà máy có nhu cầu chế biến là 60 tấn tôm/ngày nhưng chỉ mua được 5-6 tấn. Không những thiếu tôm nguyên liệu do giảm diện tích mà các nhà máy còn phải cạnh tranh mua tôm nguyên liệu với các thương nhân Trung Quốc đến tận vùng tôm đồng bằng sông Cửu Long để thu mua.