“Tồn kho tăng cao, doanh nghiệp cần thận trọng”
Tiêu thụ đang trong giai đoạn khó khăn và tồn kho tăng cao ở nhiều nhóm hàng công nghiệp chế biến
Trước tình hình tiêu thụ đang trong giai đoạn khó khăn, tồn kho tăng cao ở nhiều nhóm hàng công nghiệp chế biến, Bộ Công Thương lưu ý các doanh nghiệp một số ngành hàng cần thận trọng hơn khi lập kế hoạch sản xuất.
Theo bản báo cáo vừa công bố của Bộ, tính đến thời điểm ngày 1/7, chỉ số tồn kho xe máy dung tích trên 125cc tăng 27,3%; điều hoà nhiệt độ tăng 33,2%; tủ lạnh tủ đá tăng 76,4%; máy giặt tăng 83,5%; xe ôtô 4 chỗ ngồi tăng tới trên 120%…
“Vì vậy, các doanh nghiệp cần thận trọng hơn khi lập kế hoạch sản xuất những sản phẩm trên cho những tháng tiếp theo”, Bộ Công Thương khuyến cáo.
Theo báo cáo, từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng diễn biến khó lường. Với Việt Nam, ba tháng gần đây, hoạt động sản xuất công nghiệp biến động thất thường do ảnh hưởng của giá các loại hàng hóa, nguyên vật liệu trên thị trường thế giới tăng.
Trong khi đó, lãi suất ngân hàng tăng cao gây trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; sức mua trong nhân dân lại giảm do tiết kiệm chi tiêu;...
“Những khó khăn đó đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khá nhiều”, báo cáo tình hình ngành công nghiệp, thương mại tháng 7 và 7 tháng năm 2011 của Bộ này cho hay.
Dẫn nguồn từ Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) vừa qua nhiều tháng có mức tăng thấp. Cụ thể, IIP tháng 4 so với tháng 3 tăng 3,5%; tháng 5 so với tháng 4 là 3,1% và tháng 6 so với tháng 5 là 4,6%.
“Đến tháng 7, tình hình tuy có khá hơn với tốc độ tăng là 6,1% so với tháng 6, nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất lợi đối với sản xuất công nghiệp”, Bộ nhìn nhận.
So với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng IIP cũng cho thấy dấu hiệu không ổn định. Cụ thể là bình quân 2 tháng tăng 12,3%; 3 tháng lại tụt xuống và chỉ còn tăng 9,6%; 4 tháng thì tăng 10%; 5 tháng còn tăng 9,2%; 6 tháng lại tăng 9,7%; và 7 tháng tăng có 8,8%.
Phân theo ngành kinh tế quốc dân, tính chung 7 tháng, ngành công nghiệp khai thác mỏ có tốc độ tăng trưởng IIP 1,7%; công nghiệp chế biến tăng 11,9%; và sản xuất, phân phối điện, ga, nước tăng 10%.
Nhiều sản phẩm phục vụ sản xuất tăng chậm hơn so với cùng kỳ như điện sản xuất tăng 9,4% trong khi 7 tháng năm 2010 tăng 15%; khí thiên nhiên giảm 5,3%...
Ngay cả với ngành công nghiệp chế biến chế tạo có tốc độ tăng IIP cao nhất, do tồn kho tăng, chỉ số sản xuất một số sản phẩm điện, điện tử giảm mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể như điều hoà nhiệt độ giảm 22%; tủ lạnh, tủ đá giảm 14,3%; lắp ráp ô tô giảm 9,4%...
Cũng liên quan đến ngành công nghiệp chế biến, theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, 6 tháng năm 2011, chỉ số tiêu thụ ngành này tăng 17% so với cùng kỳ năm 2010, giảm so với con số 17,5% trong 5 tháng trước đó.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với cùng kỳ năm trước cũng tăng liên tục trong 3 tháng gần đây, tại thời điểm 1/7/2011 đã tăng 16%.
Theo bản báo cáo vừa công bố của Bộ, tính đến thời điểm ngày 1/7, chỉ số tồn kho xe máy dung tích trên 125cc tăng 27,3%; điều hoà nhiệt độ tăng 33,2%; tủ lạnh tủ đá tăng 76,4%; máy giặt tăng 83,5%; xe ôtô 4 chỗ ngồi tăng tới trên 120%…
“Vì vậy, các doanh nghiệp cần thận trọng hơn khi lập kế hoạch sản xuất những sản phẩm trên cho những tháng tiếp theo”, Bộ Công Thương khuyến cáo.
Theo báo cáo, từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng diễn biến khó lường. Với Việt Nam, ba tháng gần đây, hoạt động sản xuất công nghiệp biến động thất thường do ảnh hưởng của giá các loại hàng hóa, nguyên vật liệu trên thị trường thế giới tăng.
Trong khi đó, lãi suất ngân hàng tăng cao gây trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; sức mua trong nhân dân lại giảm do tiết kiệm chi tiêu;...
“Những khó khăn đó đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khá nhiều”, báo cáo tình hình ngành công nghiệp, thương mại tháng 7 và 7 tháng năm 2011 của Bộ này cho hay.
Dẫn nguồn từ Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) vừa qua nhiều tháng có mức tăng thấp. Cụ thể, IIP tháng 4 so với tháng 3 tăng 3,5%; tháng 5 so với tháng 4 là 3,1% và tháng 6 so với tháng 5 là 4,6%.
“Đến tháng 7, tình hình tuy có khá hơn với tốc độ tăng là 6,1% so với tháng 6, nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất lợi đối với sản xuất công nghiệp”, Bộ nhìn nhận.
So với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng IIP cũng cho thấy dấu hiệu không ổn định. Cụ thể là bình quân 2 tháng tăng 12,3%; 3 tháng lại tụt xuống và chỉ còn tăng 9,6%; 4 tháng thì tăng 10%; 5 tháng còn tăng 9,2%; 6 tháng lại tăng 9,7%; và 7 tháng tăng có 8,8%.
Phân theo ngành kinh tế quốc dân, tính chung 7 tháng, ngành công nghiệp khai thác mỏ có tốc độ tăng trưởng IIP 1,7%; công nghiệp chế biến tăng 11,9%; và sản xuất, phân phối điện, ga, nước tăng 10%.
Nhiều sản phẩm phục vụ sản xuất tăng chậm hơn so với cùng kỳ như điện sản xuất tăng 9,4% trong khi 7 tháng năm 2010 tăng 15%; khí thiên nhiên giảm 5,3%...
Ngay cả với ngành công nghiệp chế biến chế tạo có tốc độ tăng IIP cao nhất, do tồn kho tăng, chỉ số sản xuất một số sản phẩm điện, điện tử giảm mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể như điều hoà nhiệt độ giảm 22%; tủ lạnh, tủ đá giảm 14,3%; lắp ráp ô tô giảm 9,4%...
Cũng liên quan đến ngành công nghiệp chế biến, theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, 6 tháng năm 2011, chỉ số tiêu thụ ngành này tăng 17% so với cùng kỳ năm 2010, giảm so với con số 17,5% trong 5 tháng trước đó.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với cùng kỳ năm trước cũng tăng liên tục trong 3 tháng gần đây, tại thời điểm 1/7/2011 đã tăng 16%.