Tồn kho tăng cao, thách thức ở phía cầu?
Một bộ phận sản xuất “co cụm” trong khi tồn kho duy trì ở mức cao là một thuận lợi đối với chỉ số giá tiêu dùng
Sản xuất khó khăn do tiêu thụ chậm lại và tồn kho tăng cao. Liệu đã nên tính tới điều chỉnh chính sách?
Chênh lệch lớn giữa tiêu thụ và tồn kho
Trong con số 855,2 nghìn tỷ đồng giá trị thực tế GDP 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 747,4 nghìn tỷ đồng, tăng tới 26,7% so với cùng kỳ năm 2009; nếu loại trừ yếu tố giá thì còn tăng 16,4%.
Ở phía cầu ngoại, lực hỗ trợ cũng gia tăng đáng kể, tính đến tháng 7/2010, kim ngạch xuất khẩu đã đạt gần 38,3 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2009, theo Tổng cục Thống kê.
Duy trì liên tục mức tăng 2 con số, cầu tiêu dùng và xuất khẩu kéo theo sự tăng trưởng của nhiều ngành, sản phẩm. Giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng kể từ tháng 2 trở lại đây. Bình quân 7 tháng đầu năm nay, chỉ tiêu này đã tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2009.
Sự lạc quan có thể thấy trong hầu hết các bản báo cáo kinh tế. Tuy nhiên, xem xét chỉ số tồn kho và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, ngành kinh tế chiếm tới 1/4 GDP trong 6 tháng đầu năm nay, diễn biến các con số cho thấy những điểm đáng chú ý.
So với tháng trước đó, chỉ số này từ mức tăng 36,3% của tháng 3 đã hạ đột ngột xuống mức tăng 1,8% trong tháng 4, tiếp đến là 6,6% vào tháng 5 và 4% trong tháng 6. Tương tự là chỉ số tồn kho, so với tháng trước, liên tục duy trì ở mức tăng từ 3,6-6,3% trong khoảng thời gian từ tháng 2 trở lại đây, và có xu hướng tăng lên trong ngắn hạn.
Nhìn trong tương quan so với cùng kỳ, chỉ số tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2010 chỉ tăng 12%, trong khi chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/7/2010 tăng tới 38,6%. Còn trước đó 1 tháng, tương quan này là 13,5% và 27,5%.
Chênh lệch trong tương quan hai chỉ tiêu này diễn ra ở nhiều sản phẩm. Thậm chí, nhiều mặt hàng có chỉ số tiêu thụ giảm mạnh so với cùng kỳ, dẫn tới tồn kho tăng rất cao, có loại tăng gần 4 lần trong báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê.
Tồn kho tăng cao đã lý giải phần nào việc một số doanh nghiệp bán sản phẩm thấp hơn giá thành (thép), hay tiết giảm sản xuất như xi măng, gốm sứ, đồ uống không cồn... trong thời gian gần đây.
“Nhiều sản phẩm quan trọng của ngành công nghiệp chế biến sản xuất tháng 7 có chiều hướng tăng trưởng chậm lại hoặc giảm, chủ yếu do khó khăn trong khâu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, dẫn đến tỷ lệ tồn kho cao”, báo cáo của Vụ Thống kê công nghiệp xây dựng (Tổng cục Thống kê) cho biết.
Tăng trưởng công nghiệp giảm dần?
Xét trong ngắn hạn, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của các tháng quý 2 liên tục đạt thấp hơn, trong so sánh với tháng trước đó, từ mức tăng 19,2% trong tháng 3 xuống chỉ còn 3,8% trong tháng 4; tiếp theo là 3,5% tại tháng 5; và 2% của tháng 6, theo Tổng cục Thống kê.
Ở góc nhìn khác, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 7/2010 ước tính chỉ tăng 12,3% so với cùng kỳ 2009, giảm 1,2% so với tốc độ tăng bình quân 7 tháng (13,5%), Vụ Thống kê công nghiệp xây dựng lưu ý như một căn cứ cho thấy tác động từ tiêu thụ khó khăn.
Một bộ phận sản xuất “co cụm” trong khi tồn kho duy trì ở mức cao là một thuận lợi đối với chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Trong 4 tháng gần đây, CPI có một chu kỳ “hãm phanh” ấn tượng, chỉ tăng dưới 0,3%/tháng và tạo thành xu hướng giảm tốc trong 3 tháng liên tiếp gần đây.
Trong khi đó, một lượng tiền dường như đã rút khỏi chi tiêu trong tháng qua, khi tăng trưởng vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại đến hết tháng 6 mới đạt 10,82%, trong so sánh với cuối năm 2009, tuy nhiên đến 31/7 con số này đã vọt lên 16,3%, theo một công bố gần đây của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giầu.
Nhìn vào các động thái chính sách vĩ mô. Cách đây ít ngày, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tái khẳng định sẽ “theo đuổi” các chỉ tiêu về tăng trưởng cung tiền ở mức 20% và tín dụng 25% trong năm 2010.
Hai chỉ tiêu này cũng gia tăng đáng kể trong tháng 7, tương ứng tăng 12,96% và 12,97% so với cuối năm ngoái, trong khi cách đây một tháng mới chỉ ở mức 9,6% và 10,52%.
Trong khi đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện 7 tháng đầu năm đã bằng 62% kế hoạch cả năm, trong khi các năm từ 2007-2009, chỉ tiêu này chỉ vào khoảng 50% trong cùng giai đoạn so sánh.
Những con số trên cho thấy chính sách “kích cầu” tiêu dùng và đầu tư dường như vẫn tiếp tục được thực hiện, và mục tiêu tăng trưởng nhanh chưa thay đổi. Nhưng, điều này phần nào đó cũng tiềm ẩn khả năng tác động đến giá cả thời gian tới.
Chênh lệch lớn giữa tiêu thụ và tồn kho
Trong con số 855,2 nghìn tỷ đồng giá trị thực tế GDP 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 747,4 nghìn tỷ đồng, tăng tới 26,7% so với cùng kỳ năm 2009; nếu loại trừ yếu tố giá thì còn tăng 16,4%.
Ở phía cầu ngoại, lực hỗ trợ cũng gia tăng đáng kể, tính đến tháng 7/2010, kim ngạch xuất khẩu đã đạt gần 38,3 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2009, theo Tổng cục Thống kê.
Duy trì liên tục mức tăng 2 con số, cầu tiêu dùng và xuất khẩu kéo theo sự tăng trưởng của nhiều ngành, sản phẩm. Giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng kể từ tháng 2 trở lại đây. Bình quân 7 tháng đầu năm nay, chỉ tiêu này đã tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2009.
Sự lạc quan có thể thấy trong hầu hết các bản báo cáo kinh tế. Tuy nhiên, xem xét chỉ số tồn kho và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, ngành kinh tế chiếm tới 1/4 GDP trong 6 tháng đầu năm nay, diễn biến các con số cho thấy những điểm đáng chú ý.
So với tháng trước đó, chỉ số này từ mức tăng 36,3% của tháng 3 đã hạ đột ngột xuống mức tăng 1,8% trong tháng 4, tiếp đến là 6,6% vào tháng 5 và 4% trong tháng 6. Tương tự là chỉ số tồn kho, so với tháng trước, liên tục duy trì ở mức tăng từ 3,6-6,3% trong khoảng thời gian từ tháng 2 trở lại đây, và có xu hướng tăng lên trong ngắn hạn.
Nhìn trong tương quan so với cùng kỳ, chỉ số tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2010 chỉ tăng 12%, trong khi chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/7/2010 tăng tới 38,6%. Còn trước đó 1 tháng, tương quan này là 13,5% và 27,5%.
Chênh lệch trong tương quan hai chỉ tiêu này diễn ra ở nhiều sản phẩm. Thậm chí, nhiều mặt hàng có chỉ số tiêu thụ giảm mạnh so với cùng kỳ, dẫn tới tồn kho tăng rất cao, có loại tăng gần 4 lần trong báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê.
Tồn kho tăng cao đã lý giải phần nào việc một số doanh nghiệp bán sản phẩm thấp hơn giá thành (thép), hay tiết giảm sản xuất như xi măng, gốm sứ, đồ uống không cồn... trong thời gian gần đây.
“Nhiều sản phẩm quan trọng của ngành công nghiệp chế biến sản xuất tháng 7 có chiều hướng tăng trưởng chậm lại hoặc giảm, chủ yếu do khó khăn trong khâu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, dẫn đến tỷ lệ tồn kho cao”, báo cáo của Vụ Thống kê công nghiệp xây dựng (Tổng cục Thống kê) cho biết.
Tăng trưởng công nghiệp giảm dần?
Xét trong ngắn hạn, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của các tháng quý 2 liên tục đạt thấp hơn, trong so sánh với tháng trước đó, từ mức tăng 19,2% trong tháng 3 xuống chỉ còn 3,8% trong tháng 4; tiếp theo là 3,5% tại tháng 5; và 2% của tháng 6, theo Tổng cục Thống kê.
Ở góc nhìn khác, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 7/2010 ước tính chỉ tăng 12,3% so với cùng kỳ 2009, giảm 1,2% so với tốc độ tăng bình quân 7 tháng (13,5%), Vụ Thống kê công nghiệp xây dựng lưu ý như một căn cứ cho thấy tác động từ tiêu thụ khó khăn.
Một bộ phận sản xuất “co cụm” trong khi tồn kho duy trì ở mức cao là một thuận lợi đối với chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Trong 4 tháng gần đây, CPI có một chu kỳ “hãm phanh” ấn tượng, chỉ tăng dưới 0,3%/tháng và tạo thành xu hướng giảm tốc trong 3 tháng liên tiếp gần đây.
Trong khi đó, một lượng tiền dường như đã rút khỏi chi tiêu trong tháng qua, khi tăng trưởng vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại đến hết tháng 6 mới đạt 10,82%, trong so sánh với cuối năm 2009, tuy nhiên đến 31/7 con số này đã vọt lên 16,3%, theo một công bố gần đây của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giầu.
Nhìn vào các động thái chính sách vĩ mô. Cách đây ít ngày, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tái khẳng định sẽ “theo đuổi” các chỉ tiêu về tăng trưởng cung tiền ở mức 20% và tín dụng 25% trong năm 2010.
Hai chỉ tiêu này cũng gia tăng đáng kể trong tháng 7, tương ứng tăng 12,96% và 12,97% so với cuối năm ngoái, trong khi cách đây một tháng mới chỉ ở mức 9,6% và 10,52%.
Trong khi đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện 7 tháng đầu năm đã bằng 62% kế hoạch cả năm, trong khi các năm từ 2007-2009, chỉ tiêu này chỉ vào khoảng 50% trong cùng giai đoạn so sánh.
Những con số trên cho thấy chính sách “kích cầu” tiêu dùng và đầu tư dường như vẫn tiếp tục được thực hiện, và mục tiêu tăng trưởng nhanh chưa thay đổi. Nhưng, điều này phần nào đó cũng tiềm ẩn khả năng tác động đến giá cả thời gian tới.