Tồn kho và cắt giá vàng vì… sê-ri
Thời gian qua, vàng miếng SJC có sê-ri một chữ khó bán kéo dài dẫn đến tồn kho, đọng vốn
Sự phân biệt giữa vàng miếng có sê-ri một chữ và hai chữ đã có cả năm qua, dẫn đến tình trạng tồn kho và chuyện cắt giá có lẽ chỉ có ở thị trường Việt Nam.
Trên vàng miếng của SJC sản xuất và giao dịch trên thị trường thời gian qua, ở sê-ri có loại bắt đầu bằng một chữ, có loại bằng hai chữ, rồi đến dãy số.
Cả hai “loại” vàng miếng này đều cùng một nhà sản xuất, cùng một tiêu chuẩn và chất lượng, nhưng trong giao dịch lại có sự phân biệt rất rõ về giá: một số người tiêu dùng tránh mua loại một chữ, một số cửa hàng mua lại thì trừ giá thấp hơn tới 100.000 đồng/lượng so với loại có hai chữ.
Đến nay, các đầu mối vẫn chưa lý giải được vì sao lại có sự phân biệt như vậy. Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), thực tế vàng miếng có sê-ri một chữ khó bán kéo dài dẫn đến tồn kho, đọng vốn và dễ rủi ro vì biến động giá trong thời gian qua.
Trước tình trạng trên, SJC có giải pháp dập lại loại trên thành vàng miếng có sê-ri hai chữ. Và theo thông báo của đầu mối này, từ ngày 1/4/2015, khi mua vào loại sê-ri một chữ, công ty sẽ trừ giá 40.000 đồng/lượng.
Việc trừ và mức trừ trên được giải thích là nhằm bù đắp chi phí vốn cao, rủi ro biến động giá trong thời gian chờ Ngân hàng Nhà nước cho phép gia công lại.
Từ năm 2012, khi Ngân hàng Nhà nước từng bước sở hữu và độc quyền sản xuất vàng miếng với thương hiệu SJC, ngay cả việc gia công lại, công ty SJC cũng phải xin phép. Theo đó, việc gia công lại và chuyển đổi vàng sê-ri một chữ thành hai chữ cũng phải chờ cơ quan này duyệt.
Mức cắt giá 40.000 đồng/lượng nói trên thấp hơn mức 50.000 đồng/lượng phí chuyển đổi vàng miếng phi SJC thành vàng miếng SJC từng nổi lên vài năm trước.
Vấn đề là, cùng một nhà sản xuất, cùng một thương hiệu, cùng một tiêu chuẩn, nhưng chỉ khác về sê-ri như trên, giá vàng đã khác nhau, bị “cắt” từ 40.000 - 100.000 đồng/lượng trong giao dịch như vậy.
Cùng với việc chênh lệch giá trong nước với thế giới thường ở mức cao, thị trường vàng Việt Nam từng có tình huống cùng là vàng miếng có hàm lượng, tiêu chuẩn như nhau nhưng giá lại vênh nhau khá lớn.
Và nay, khác biệt về vàng miếng sê-ri một chữ và hai chữ cũng là một thực tế “lạ” nữa trên thị trường vàng Việt Nam.
Trên vàng miếng của SJC sản xuất và giao dịch trên thị trường thời gian qua, ở sê-ri có loại bắt đầu bằng một chữ, có loại bằng hai chữ, rồi đến dãy số.
Cả hai “loại” vàng miếng này đều cùng một nhà sản xuất, cùng một tiêu chuẩn và chất lượng, nhưng trong giao dịch lại có sự phân biệt rất rõ về giá: một số người tiêu dùng tránh mua loại một chữ, một số cửa hàng mua lại thì trừ giá thấp hơn tới 100.000 đồng/lượng so với loại có hai chữ.
Đến nay, các đầu mối vẫn chưa lý giải được vì sao lại có sự phân biệt như vậy. Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), thực tế vàng miếng có sê-ri một chữ khó bán kéo dài dẫn đến tồn kho, đọng vốn và dễ rủi ro vì biến động giá trong thời gian qua.
Trước tình trạng trên, SJC có giải pháp dập lại loại trên thành vàng miếng có sê-ri hai chữ. Và theo thông báo của đầu mối này, từ ngày 1/4/2015, khi mua vào loại sê-ri một chữ, công ty sẽ trừ giá 40.000 đồng/lượng.
Việc trừ và mức trừ trên được giải thích là nhằm bù đắp chi phí vốn cao, rủi ro biến động giá trong thời gian chờ Ngân hàng Nhà nước cho phép gia công lại.
Từ năm 2012, khi Ngân hàng Nhà nước từng bước sở hữu và độc quyền sản xuất vàng miếng với thương hiệu SJC, ngay cả việc gia công lại, công ty SJC cũng phải xin phép. Theo đó, việc gia công lại và chuyển đổi vàng sê-ri một chữ thành hai chữ cũng phải chờ cơ quan này duyệt.
Mức cắt giá 40.000 đồng/lượng nói trên thấp hơn mức 50.000 đồng/lượng phí chuyển đổi vàng miếng phi SJC thành vàng miếng SJC từng nổi lên vài năm trước.
Vấn đề là, cùng một nhà sản xuất, cùng một thương hiệu, cùng một tiêu chuẩn, nhưng chỉ khác về sê-ri như trên, giá vàng đã khác nhau, bị “cắt” từ 40.000 - 100.000 đồng/lượng trong giao dịch như vậy.
Cùng với việc chênh lệch giá trong nước với thế giới thường ở mức cao, thị trường vàng Việt Nam từng có tình huống cùng là vàng miếng có hàm lượng, tiêu chuẩn như nhau nhưng giá lại vênh nhau khá lớn.
Và nay, khác biệt về vàng miếng sê-ri một chữ và hai chữ cũng là một thực tế “lạ” nữa trên thị trường vàng Việt Nam.