Tổng bí thư yêu cầu mọi đảng viên tự sửa mình
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm rõ vấn đề: vì sao lúc này Trung ương phải bàn và ra nghị quyết về xây dựng Đảng
Phát biểu tại hội nghị cán bộ toàn quốc triển khai thực hiện nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng hôm 27/2, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu mọi đảng viên tự kiểm điểm, tự sửa mình, chứ không phải chỉ đứng ngoài mà "phán", hoặc "chờ xem", coi như mình vô can.
Trong bài phát biểu khai mạc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của hội nghị, với sự có mặt đông đủ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các ủy viên Ban chấp hành Trung ương và sự tham gia của toàn thể cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành trong cả nước.
“Có lẽ đây cũng là hội nghị lớn nhất về phổ biến một nghị quyết chuyên đề của Trung ương từ trước đến nay”, Tổng bí thư nói.
Phát biểu của Tổng bí thư đã tập trung làm rõ 4 vấn đề lớn: vì sao lúc này Trung ương phải bàn và ra nghị quyết về xây dựng Đảng; mục đích, yêu cầu, quá trình chuẩn bị và phạm vi của nghị quyết; những nội dung cơ bản của nghị quyết và chỉ thị của Bộ Chính trị; một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Đi sâu phân tích vấn đề thứ nhất, Tổng bí thư lưu ý, “thực tế đã có bộ phận suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Có người công khai bày tỏ ý kiến trái với cương lĩnh, điều lệ Đảng, làm trái nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, thậm chí có người "sám hối", "trở cờ"; tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa dân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của Đảng bị vi phạm. Đây là điều đáng lo ngại nhất và cũng là nguy cơ lớn nhất đối với một đảng cầm quyền”.
Nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của Nghị quyết Trung ương 4, Tổng bí thư lưu ý một số nội dung ở khâu quyết định là tổ chức thực hiện.
Từng cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu, người chủ trì phải tự giác, gương mẫu làm trước (ngay sau hội nghị này, không phải chờ gì cả) tự kiểm điểm, soi lại mình, đơn vị mình, gia đình mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì khiếm khuyết thì tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình. Mọi đảng viên đều phải làm như vậy, chứ không phải chỉ đứng ngoài mà "phán", hoặc "chờ xem", coi như mình vô can, Tổng bí thư yêu cầu.
Theo Tổng bí thư, việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình cần được chuẩn bị thật chu đáo, chỉ đạo tỉ mỉ, chặt chẽ, tiến hành nghiêm túc, thận trọng; làm đến đâu chắc đến đó, đạt kết quả cụ thể, thực chất. Hết sức tránh làm lướt, làm qua loa, hình thức, chiếu lệ. Khắc phục tình trạng xuê xoa, nể nang, thậm chí biến cuộc họp tự phê bình và phê bình thành nơi vuốt ve, ca tụng lẫn nhau; cũng như tình trạng lợi dụng dịp này để "đấu đá", "hạ bệ" nhau với những động cơ không trong sáng.
Ông cũng yêu cầu “nghiêm khắc xử lý những trường hợp trù dập phê bình và vu cáo người khác” .
Phân tích những điểm khó, phức tạp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tổng bí thư nhấn mạnh: “Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ”.
Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là: tất cả chúng ta, từ trên xuống dưới, đều phải có quyết tâm rất lớn, có sự thống nhất rất cao, có biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, tỉnh táo, bình tĩnh, không cực đoan, không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại, Tổng bí thư phát biểu.
Trong bài phát biểu khai mạc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của hội nghị, với sự có mặt đông đủ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các ủy viên Ban chấp hành Trung ương và sự tham gia của toàn thể cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành trong cả nước.
“Có lẽ đây cũng là hội nghị lớn nhất về phổ biến một nghị quyết chuyên đề của Trung ương từ trước đến nay”, Tổng bí thư nói.
Phát biểu của Tổng bí thư đã tập trung làm rõ 4 vấn đề lớn: vì sao lúc này Trung ương phải bàn và ra nghị quyết về xây dựng Đảng; mục đích, yêu cầu, quá trình chuẩn bị và phạm vi của nghị quyết; những nội dung cơ bản của nghị quyết và chỉ thị của Bộ Chính trị; một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Đi sâu phân tích vấn đề thứ nhất, Tổng bí thư lưu ý, “thực tế đã có bộ phận suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Có người công khai bày tỏ ý kiến trái với cương lĩnh, điều lệ Đảng, làm trái nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, thậm chí có người "sám hối", "trở cờ"; tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa dân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của Đảng bị vi phạm. Đây là điều đáng lo ngại nhất và cũng là nguy cơ lớn nhất đối với một đảng cầm quyền”.
Nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của Nghị quyết Trung ương 4, Tổng bí thư lưu ý một số nội dung ở khâu quyết định là tổ chức thực hiện.
Từng cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu, người chủ trì phải tự giác, gương mẫu làm trước (ngay sau hội nghị này, không phải chờ gì cả) tự kiểm điểm, soi lại mình, đơn vị mình, gia đình mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì khiếm khuyết thì tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình. Mọi đảng viên đều phải làm như vậy, chứ không phải chỉ đứng ngoài mà "phán", hoặc "chờ xem", coi như mình vô can, Tổng bí thư yêu cầu.
Theo Tổng bí thư, việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình cần được chuẩn bị thật chu đáo, chỉ đạo tỉ mỉ, chặt chẽ, tiến hành nghiêm túc, thận trọng; làm đến đâu chắc đến đó, đạt kết quả cụ thể, thực chất. Hết sức tránh làm lướt, làm qua loa, hình thức, chiếu lệ. Khắc phục tình trạng xuê xoa, nể nang, thậm chí biến cuộc họp tự phê bình và phê bình thành nơi vuốt ve, ca tụng lẫn nhau; cũng như tình trạng lợi dụng dịp này để "đấu đá", "hạ bệ" nhau với những động cơ không trong sáng.
Ông cũng yêu cầu “nghiêm khắc xử lý những trường hợp trù dập phê bình và vu cáo người khác” .
Phân tích những điểm khó, phức tạp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tổng bí thư nhấn mạnh: “Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ”.
Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là: tất cả chúng ta, từ trên xuống dưới, đều phải có quyết tâm rất lớn, có sự thống nhất rất cao, có biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, tỉnh táo, bình tĩnh, không cực đoan, không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại, Tổng bí thư phát biểu.