Tổng giám đốc FPT: Hãy dùng “thế” để cạnh tranh
“FPT là một công ty bé, muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp hàng đầu thì về cơ bản không thể dùng lực mà phải dùng thế”
“FPT là một công ty bé, muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp hàng đầu thì về cơ bản không thể dùng lực mà phải dùng thế”, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT Nguyễn Thành Nam tâm sự trên diễn đàn VEF, chiều 8/12.
Smartphone không cứ đắt hay rẻ
Trả lời về việc FPT sản xuất điện thoại di động, nhưng linh kiện có nguồn gốc từ Trung Quốc, ông Nam cho biết, đây là một quá trình học hỏi. Trước đây, FPT từng tự làm điện thoại, nhưng “không bán được”.
Theo ông Nam, cái sai đầu tiên là tự tách mình ra khỏi thế giới. “Trên thế giới này không có cái gì mà tự mình làm nữa, chỉ có mình là tự hì hụi làm thôi, thành ra bên ngoài thay đổi mình không biết. Chính vì vậy, trước khi làm cái gì thì phải tìm hiểu cái này thế giới làm như thế nào đã rồi hãy tham gia, rồi từ đó là nhảy vào chỗ nào mà mình mạnh nhất”, ông nói.
Ông lấy ví dụ, “kinh nghiệm làm cái điện thoại, thì phải đi xem Nokia làm điện thoại như thế nào, còn nếu lập nhà máy để ngồi làm điện thoại thì ba hôm là chết. Nếu đến trung tâm thiết kế của Nokia thì chán luôn không muốn làm nữa vì mình sẽ thua chắc rồi. Như vậy, có những chỗ là mình sẽ thua chắc, và có những chỗ mình cũng sẽ cạnh tranh được.
Trong kinh tế, họ gọi là lợi thế cạnh tranh tương đối, tức là bạn vẫn mạnh hơn mình, nhưng so về tương đối thì chỗ này là bạn ít mạnh hơn nhất. Mình tập trung vào chỗ ấy, những chỗ khác mình không làm, vì nguồn lực mình rất ít mà cái gì mình cũng làm cả thì không thể thành công được. Làm cái gì cũng phải xem có cạnh tranh được không”.
Tổng giám đốc FPT cho biết, trong một cuộc triển lãm về thành tựu điện tử thế giới vừa diễn ra ở Hàn Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama có đến thăm một quầy hàng của hãng Motorola. Gian hàng này giới thiệu một con chip thế hệ mới, chip đấy một phần làm ở FPT.
Tuy nhiên, theo ông Nam, “mình vẫn chưa thể làm được cả con chip, mình cũng không nên đặt mục tiêu làm cả con chip ấy. Nếu mình đã làm ra như vậy thì tức là mình đã tích hợp được thế mạnh của mình vào thế mạnh của thế giới, lúc đó mình sẽ mạnh hơn rất nhiều. Vấn đề thứ hai nữa là mình cần phải có thương hiệu, Motorola có thương hiệu, mình không có”.
Trao đổi về ý tưởng sản xuất điện thoại FPT, ông Nam bộc bạch, “việc làm thế nào mà một chiếc điện thoại rẻ tiền mà lại thông minh như iPhone là việc mình phải làm. Mình có làm được không? Tôi nghĩ là làm được, nếu như mình hiểu mình đang đứng ở đâu. Đấy là mục tiêu mình đặt ra. Cách quan sát rất đơn giản, đó là điện thoại rẻ tiền nhưng thông minh. Tất nhiên là rẻ tiền mà thông minh thì nó không thể thông minh như đắt tiền được, nhưng cũng phải thông minh tương tự”.
Tổng giám đốc FPT kể, có người từng định nghĩa với ông rằng smartphone là iPhone hay BlackBerry. Nhưng với ông, smartphone là điện thoại lập trình được. “Thế anh có biết là mua một cái BlackBerry bao nhiêu tiền không, mà chưa kể không dùng được, phức tạp lắm”, ông nói.
Chưa hết, theo ông Nam, Tổng giám đốc của Intel khi phát biểu trước tất cả các thành viên của mình từng nói rằng “cuộc cạnh tranh bây giờ đang ở châu Á”. FPT có may mắn là đang ở đúng chỗ thế giới, chẳng phải lo gì, sẽ phải cạnh tranh ngay ở đây. Tuy nhiên, FPT không nên làm cái gì đó quá đặc thù Việt Nam, sẽ khó bán ra thế giới.
“Ví dụ Twitter thì ai cũng chơi được nhưng chơi “ô ăn quan” thì ở nước ngoài khó. Vì vậy, khi mình làm cần phải tính toán trước liệu dân Bangladesh, Indonesia có chơi được không? Từ xưa người Việt Nam vẫn quen những đặc thù của Việt Nam nên khó mang ra thế giới. Rất may chúng ta đang ở trung tâm phát triển rất năng động của thế giới”, ông nói.
Phi thường và bình thường
Ông Nam nhìn nhận, thói quen tự coi mình là phi thường không phải chỉ là “bệnh” của FPT mà còn của nhiều người khác. Theo ông, thực sự người Việt Nam cũng làm được nhiều việc lớn, nhưng nhiều khi không chịu quên nó đi, cứ luôn nghĩ mình đang làm việc lớn, mà lại là việc khác mất rồi.
Ông lấy ví dụ: “Ngày xưa mình từng học toán rất giỏi nhưng bây giờ đi làm kinh doanh, thì phải quên việc mình học toán giỏi mà mình nghĩ là phi thường ấy đi. Bản thân FPT nhiều khi cũng quên mất việc đó, mình cũng không thể cứ sống dựa vào thành công trong quá khứ”.
Tổng giám đốc FPT chia sẻ, Bác Hồ từng nói đại ý một đất nước yếu muốn đánh bại một cường quốc (hồi đó là Pháp) thì không thể dựa vào vũ lực mà phải dùng thế. Áp dụng vào trường hợp FPT, đây là một công ty bé, muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp hàng đầu thì “không thể dùng lực để đối chọi”, mà phải dùng thế.
Cái thế ở đây, theo ông Nam, nó gắn với cả Việt Nam, với cả đất nước chứ không phải chỉ một mình công ty. Thế là do nhân dân tạo nên, do tình hình thế giới thay đổi, năm nay khủng hoảng có thể làm việc này tốt nhưng sang năm sau hết khủng hoảng việc đó lại không tốt nữa.
“Mình nhận thức được vị thế của mình, thì mình sẽ không giáo điều. Có một triết lý hay về sức mạnh của kẻ yếu, vì nó biết yếu điểm nào và có ước muốn vươn lên, nên có thể sẽ mạnh hơn kẻ mạnh mà không hiểu”, ông Nam trao đổi.
“Tôi không thần tượng Bill Gates”
Nói về việc gia công phần mềm cho các tập đoàn nước ngoài, ông Nam cho rằng, đây cũng có thể là một cái bẫy, bẫy muốn thành công nhanh. “Nếu ông đang ở dưới đáy của xã hội mà ông muốn trở thành Bill Gates thì đó là một giấc mơ điên rồ. Cho nên tôi nghĩ cái khẩu hiệu Việt Nam phải có nhiều Bill Gates là khẩu hiệu hại nhiều hơn lợi”, Tổng giám đốc FPT chia sẻ.
Theo ông, cách tư duy Việt Nam phải đẻ ra những Bill Gates có lỗi của truyền thông trong cách tuyên truyền, đã thổi những hình ảnh không hiện thực, nếu quay lại thời chiến tranh thì các cụ nhà ta đưa ra những hình ảnh rất hiện thực và có thể lặp lại được, người anh hùng là có thể học được.
“Tôi không thần tượng Bill Gates, cũng không làm Windows, bây giờ các tập đoàn nước ngoài cho mình làm cùng cũng là tốt lắm rồi. Từ chỗ làm cùng, mình sẽ học được gì, nói chuyện gì, sau đó mới là sang tạo ra cái của mình. FPT đang đặt ra mục tiêu là nói chuyện ngang hàng với tất cả các khách hàng, sau đó năng lực học tập, vì chúng ta năng lực học tập là nhanh lắm nhưng từ đó đúc kết ra sản phẩm trí tuệ là thách thức.
Chúng ta hãy nhìn lại sau mấy chục năm phát triển có bao nhiêu sản phẩm, mình rất thực tế, tránh những việc không hiện thực. Chúng ta phải gieo vào thanh niên lý tưởng hãy làm việc thật tốt, thật năng suất công việc của mình đi, ví dụ một nhân viên chưa làm tốt công việc của mình, còn mắc lỗi mà nói tôi sẽ làm cái này, làm cái kia, thì hãy nhìn lại đi. Muốn làm sản phẩm tốt thì việc bây giờ phải làm tốt nhất những việc nhỏ nhất, dù là gia công”.
Để có được những doanh nghiệp gia công phần mềm lớn như Ấn Độ, theo ông Nam, đầu tiên là phải đủ về số lượng đã, sau đó là phải đạt đến một trình độ nào đó. Sau đó là mình xác định mình đi vào lĩnh vực nào, mình mạnh cái gì, vì mình có rất nhiều điểm yếu, mà điểm yếu cốt lõi nhất của mình là không biết tiếng Anh. So với Ấn Độ, số lượng lập trình viên của Việt Nam chỉ bằng có 1%, đó là số lượng chứ chưa nói chất lượng.
Tuy nhiên, ông cho rằng, thanh niên Việt Nam có một điểm rất mạnh là học nhanh. Công nghệ càng mới thì việc học càng có ích, càng học nhanh càng có lợi. Người Việt Nam phát huy được cái học nhanh và đam mê. Chỉ cần một người thôi, thậm chí là hai người ngồi với nhau là có thể lập được một chương trình rồi.
Ông Nguyễn Thành Nam là một trong 13 thành viên sáng lập FPT. Ông có niềm đam mê và khát vọng đặc biệt với tin học. Chính điều này đã thôi thúc ông trở thành một trong những người khai phá, phát triển mảng kinh doanh phần mềm ở FPT.
Trên cương vị Tổng giám đốc, ông Nam có tầm nhìn lớn với mục tiêu đưa FPT trở thành nhà cung cấp dịch vụ giải pháp phần mềm hàng đầu khu vực và ghi tên ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam trên bản đồ phần mềm thế giới.
Trao đổi về những bước đi của FPT trong nỗ lực trở thành một tập đoàn toàn cầu và lọt vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, ông Nam chia sẻ: “Điều quan trọng đầu tiên là phải dám mơ cái đã, đã mơ thì phải mơ to, còn làm thì từng bước nhỏ”.
Smartphone không cứ đắt hay rẻ
Trả lời về việc FPT sản xuất điện thoại di động, nhưng linh kiện có nguồn gốc từ Trung Quốc, ông Nam cho biết, đây là một quá trình học hỏi. Trước đây, FPT từng tự làm điện thoại, nhưng “không bán được”.
Theo ông Nam, cái sai đầu tiên là tự tách mình ra khỏi thế giới. “Trên thế giới này không có cái gì mà tự mình làm nữa, chỉ có mình là tự hì hụi làm thôi, thành ra bên ngoài thay đổi mình không biết. Chính vì vậy, trước khi làm cái gì thì phải tìm hiểu cái này thế giới làm như thế nào đã rồi hãy tham gia, rồi từ đó là nhảy vào chỗ nào mà mình mạnh nhất”, ông nói.
Ông lấy ví dụ, “kinh nghiệm làm cái điện thoại, thì phải đi xem Nokia làm điện thoại như thế nào, còn nếu lập nhà máy để ngồi làm điện thoại thì ba hôm là chết. Nếu đến trung tâm thiết kế của Nokia thì chán luôn không muốn làm nữa vì mình sẽ thua chắc rồi. Như vậy, có những chỗ là mình sẽ thua chắc, và có những chỗ mình cũng sẽ cạnh tranh được.
Trong kinh tế, họ gọi là lợi thế cạnh tranh tương đối, tức là bạn vẫn mạnh hơn mình, nhưng so về tương đối thì chỗ này là bạn ít mạnh hơn nhất. Mình tập trung vào chỗ ấy, những chỗ khác mình không làm, vì nguồn lực mình rất ít mà cái gì mình cũng làm cả thì không thể thành công được. Làm cái gì cũng phải xem có cạnh tranh được không”.
Tổng giám đốc FPT cho biết, trong một cuộc triển lãm về thành tựu điện tử thế giới vừa diễn ra ở Hàn Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama có đến thăm một quầy hàng của hãng Motorola. Gian hàng này giới thiệu một con chip thế hệ mới, chip đấy một phần làm ở FPT.
Tuy nhiên, theo ông Nam, “mình vẫn chưa thể làm được cả con chip, mình cũng không nên đặt mục tiêu làm cả con chip ấy. Nếu mình đã làm ra như vậy thì tức là mình đã tích hợp được thế mạnh của mình vào thế mạnh của thế giới, lúc đó mình sẽ mạnh hơn rất nhiều. Vấn đề thứ hai nữa là mình cần phải có thương hiệu, Motorola có thương hiệu, mình không có”.
Trao đổi về ý tưởng sản xuất điện thoại FPT, ông Nam bộc bạch, “việc làm thế nào mà một chiếc điện thoại rẻ tiền mà lại thông minh như iPhone là việc mình phải làm. Mình có làm được không? Tôi nghĩ là làm được, nếu như mình hiểu mình đang đứng ở đâu. Đấy là mục tiêu mình đặt ra. Cách quan sát rất đơn giản, đó là điện thoại rẻ tiền nhưng thông minh. Tất nhiên là rẻ tiền mà thông minh thì nó không thể thông minh như đắt tiền được, nhưng cũng phải thông minh tương tự”.
Tổng giám đốc FPT kể, có người từng định nghĩa với ông rằng smartphone là iPhone hay BlackBerry. Nhưng với ông, smartphone là điện thoại lập trình được. “Thế anh có biết là mua một cái BlackBerry bao nhiêu tiền không, mà chưa kể không dùng được, phức tạp lắm”, ông nói.
Chưa hết, theo ông Nam, Tổng giám đốc của Intel khi phát biểu trước tất cả các thành viên của mình từng nói rằng “cuộc cạnh tranh bây giờ đang ở châu Á”. FPT có may mắn là đang ở đúng chỗ thế giới, chẳng phải lo gì, sẽ phải cạnh tranh ngay ở đây. Tuy nhiên, FPT không nên làm cái gì đó quá đặc thù Việt Nam, sẽ khó bán ra thế giới.
“Ví dụ Twitter thì ai cũng chơi được nhưng chơi “ô ăn quan” thì ở nước ngoài khó. Vì vậy, khi mình làm cần phải tính toán trước liệu dân Bangladesh, Indonesia có chơi được không? Từ xưa người Việt Nam vẫn quen những đặc thù của Việt Nam nên khó mang ra thế giới. Rất may chúng ta đang ở trung tâm phát triển rất năng động của thế giới”, ông nói.
Phi thường và bình thường
Ông Nam nhìn nhận, thói quen tự coi mình là phi thường không phải chỉ là “bệnh” của FPT mà còn của nhiều người khác. Theo ông, thực sự người Việt Nam cũng làm được nhiều việc lớn, nhưng nhiều khi không chịu quên nó đi, cứ luôn nghĩ mình đang làm việc lớn, mà lại là việc khác mất rồi.
Ông lấy ví dụ: “Ngày xưa mình từng học toán rất giỏi nhưng bây giờ đi làm kinh doanh, thì phải quên việc mình học toán giỏi mà mình nghĩ là phi thường ấy đi. Bản thân FPT nhiều khi cũng quên mất việc đó, mình cũng không thể cứ sống dựa vào thành công trong quá khứ”.
Tổng giám đốc FPT chia sẻ, Bác Hồ từng nói đại ý một đất nước yếu muốn đánh bại một cường quốc (hồi đó là Pháp) thì không thể dựa vào vũ lực mà phải dùng thế. Áp dụng vào trường hợp FPT, đây là một công ty bé, muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp hàng đầu thì “không thể dùng lực để đối chọi”, mà phải dùng thế.
Cái thế ở đây, theo ông Nam, nó gắn với cả Việt Nam, với cả đất nước chứ không phải chỉ một mình công ty. Thế là do nhân dân tạo nên, do tình hình thế giới thay đổi, năm nay khủng hoảng có thể làm việc này tốt nhưng sang năm sau hết khủng hoảng việc đó lại không tốt nữa.
“Mình nhận thức được vị thế của mình, thì mình sẽ không giáo điều. Có một triết lý hay về sức mạnh của kẻ yếu, vì nó biết yếu điểm nào và có ước muốn vươn lên, nên có thể sẽ mạnh hơn kẻ mạnh mà không hiểu”, ông Nam trao đổi.
“Tôi không thần tượng Bill Gates”
Nói về việc gia công phần mềm cho các tập đoàn nước ngoài, ông Nam cho rằng, đây cũng có thể là một cái bẫy, bẫy muốn thành công nhanh. “Nếu ông đang ở dưới đáy của xã hội mà ông muốn trở thành Bill Gates thì đó là một giấc mơ điên rồ. Cho nên tôi nghĩ cái khẩu hiệu Việt Nam phải có nhiều Bill Gates là khẩu hiệu hại nhiều hơn lợi”, Tổng giám đốc FPT chia sẻ.
Theo ông, cách tư duy Việt Nam phải đẻ ra những Bill Gates có lỗi của truyền thông trong cách tuyên truyền, đã thổi những hình ảnh không hiện thực, nếu quay lại thời chiến tranh thì các cụ nhà ta đưa ra những hình ảnh rất hiện thực và có thể lặp lại được, người anh hùng là có thể học được.
“Tôi không thần tượng Bill Gates, cũng không làm Windows, bây giờ các tập đoàn nước ngoài cho mình làm cùng cũng là tốt lắm rồi. Từ chỗ làm cùng, mình sẽ học được gì, nói chuyện gì, sau đó mới là sang tạo ra cái của mình. FPT đang đặt ra mục tiêu là nói chuyện ngang hàng với tất cả các khách hàng, sau đó năng lực học tập, vì chúng ta năng lực học tập là nhanh lắm nhưng từ đó đúc kết ra sản phẩm trí tuệ là thách thức.
Chúng ta hãy nhìn lại sau mấy chục năm phát triển có bao nhiêu sản phẩm, mình rất thực tế, tránh những việc không hiện thực. Chúng ta phải gieo vào thanh niên lý tưởng hãy làm việc thật tốt, thật năng suất công việc của mình đi, ví dụ một nhân viên chưa làm tốt công việc của mình, còn mắc lỗi mà nói tôi sẽ làm cái này, làm cái kia, thì hãy nhìn lại đi. Muốn làm sản phẩm tốt thì việc bây giờ phải làm tốt nhất những việc nhỏ nhất, dù là gia công”.
Để có được những doanh nghiệp gia công phần mềm lớn như Ấn Độ, theo ông Nam, đầu tiên là phải đủ về số lượng đã, sau đó là phải đạt đến một trình độ nào đó. Sau đó là mình xác định mình đi vào lĩnh vực nào, mình mạnh cái gì, vì mình có rất nhiều điểm yếu, mà điểm yếu cốt lõi nhất của mình là không biết tiếng Anh. So với Ấn Độ, số lượng lập trình viên của Việt Nam chỉ bằng có 1%, đó là số lượng chứ chưa nói chất lượng.
Tuy nhiên, ông cho rằng, thanh niên Việt Nam có một điểm rất mạnh là học nhanh. Công nghệ càng mới thì việc học càng có ích, càng học nhanh càng có lợi. Người Việt Nam phát huy được cái học nhanh và đam mê. Chỉ cần một người thôi, thậm chí là hai người ngồi với nhau là có thể lập được một chương trình rồi.
Ông Nguyễn Thành Nam là một trong 13 thành viên sáng lập FPT. Ông có niềm đam mê và khát vọng đặc biệt với tin học. Chính điều này đã thôi thúc ông trở thành một trong những người khai phá, phát triển mảng kinh doanh phần mềm ở FPT.
Trên cương vị Tổng giám đốc, ông Nam có tầm nhìn lớn với mục tiêu đưa FPT trở thành nhà cung cấp dịch vụ giải pháp phần mềm hàng đầu khu vực và ghi tên ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam trên bản đồ phần mềm thế giới.
Trao đổi về những bước đi của FPT trong nỗ lực trở thành một tập đoàn toàn cầu và lọt vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, ông Nam chia sẻ: “Điều quan trọng đầu tiên là phải dám mơ cái đã, đã mơ thì phải mơ to, còn làm thì từng bước nhỏ”.