Trách nhiệm về Vinashin: “Không thể nói Bộ Kế hoạch và Đầu tư vô can”
Tranh luận thẳng thắn tại nghị trường Quốc hội về trách nhiệm liên quan đến Vinashin
Gần hết phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng tại Quốc hội chiều 23/11, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đăng ký phát biểu.
Đây được coi là một điều khá bất ngờ, bởi gần như chưa có vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nào xuất hiện trong vai trò người chất vấn trực tiếp tại hội trường Quốc hội.
Đúng là Chủ nhiệm Thuận không chất vấn, mà ông muốn trao đổi lại ý kiến của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc vừa phát biểu trước đó, bởi theo ông, "cách trả lời như Bộ trưởng Võ Hồng Phúc như thế là chưa đúng".
"Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm tròn nhiệm vụ"
Hai vấn đề Bộ trưởng Phúc phát biểu trước đó, có liên quan đến quy hoạch giao thông cho bauxite và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Về Vinashin, Bộ trưởng Phúc đã nhắc lại lời phát biểu tại phiên chất vấn buổi sáng của đại biểu Đồng Hữu Mạo, “có nói trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đến đâu phải báo cáo Quốc hội”.
Bộ trưởng Phúc nói, “đối với việc làm tham mưu cho Chính phủ thì chúng tôi đã làm tròn nhiệm vụ, phải khẳng định như vậy”.
Phân tích lý do nếu có ý kiến khi đã phân cấp đầu tư cho tập đoàn thì thành ra trái luật (Luật Doanh nghiệp Nhà nước - PV), Bộ trưởng Phúc “báo cáo với Quốc hội là Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm tròn nhiệm vụ của mình trong vấn đề Vinashin. Chúng tôi không có một trách nhiệm gì mà phải chịu trách nhiệm như đồng chí Đồng Hữu Mạo nêu là phải xem trách nhiệm các bộ như thế nào. Ở đây là chúng tôi chấp hành luật, mà luật thì do Quốc hội quy định”.
Cho rằng, “khi sử dụng luật thì có sai”, Bộ trưởng Phúc đặt vấn đề, Chính phủ trình sai, cơ quan thẩm định Quốc hội sai, thẩm định luật cũng sai và mỗi đại biểu Quốc hội cũng chịu trách nhiệm. Đồng thời, ông phàn nàn về cách làm luật là “có những điều mình chưa chấp nhận vẫn phải bấm nút đồng tình”.
Nói lại quy trình làm luật, Bộ trưởng cho rằng, khi Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội (trước khi biểu quyết - PV) cũng nên để đại diện cơ quan soạn thảo đứng lên nói lại thì sẽ chặt chẽ hơn. Ông nhớ lại, "khi Luật Doanh nghiệp Nhà nước ban hành, thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ nói ngay: ông Phúc ơi, chết rồi, bọn mình như "đười ươi giữ ống" thôi".
"Tức là bộ trưởng không quản lý được, tất cả là do hội đồng quản trị, tổng giám đốc quyết định hết", Bộ trưởng Phúc giải thích.
“Tôi cho rằng cái sai này là đau lắm, đau vô cùng, thất thoát rất lớn, đây là một bài học phải trả giá, bài học này chúng ta phải rút ra và truy cứu trách nhiệm, mỗi đại biểu chúng ta cũng phải có trách nhiệm ngay khi làm luật”, ông Phúc nhấn mạnh.
Còn đối với Vinashin, quan điểm của Bộ trưởng là “đứng ở góc độ tổng quan chung mà nhìn thì đó là bài học chung cho chúng ta, không riêng một ai cả, cho cả Quốc hội, cho cả Chính phủ và cho cả lãnh đạo nhà nước của chúng ta về việc thí điểm. Bài học này chúng ta phải rút ra từ đây để chỉnh đốn làm cho ngày tốt hơn, đặc biệt là trong vấn đề xây dựng luật và ban hành các quy chế dưới luật để quản lý”.
“Không thể nói Bộ Kế hoạch và Đầu tư vô can”
Khẳng định điều trên ngay sau khi đứng dậy phát biểu, Chủ nhiệm Thuận phân tích, khi Quốc hội ra nghị quyết về việc thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, thì đồng thời cũng phải giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho Chính phủ sửa đổi những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân ở những nơi đó.
Vì thế, khi Bộ Chính trị ra nghị quyết cho phép tổ chức thí điểm tập đoàn (khác với tất cả các mô hình mà Luật Doanh nghiệp qui định) thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải trình ra Chính phủ, trình ra Quốc hội sửa đổi Luật doanh nghiệp, hoặc trình ra Quốc hội một nghị quyết về tổ chức, hoạt động của tập đoàn.
“Đồng chí Bộ trưởng không thể nói Bộ Kế hoạch và Đầu tư vô can”, Chủ nhiệm Thuận tranh luận.
Ông Thuận cũng bày tỏ sự không đồng tình, khi nói như Bộ trưởng Phúc thì “Quốc hội chịu trách nhiệm hết cả”. Vì, khi phát hiện vướng luật, tại sao năm ngoái Quốc hội có dùng một luật sửa nhiều luật, trong đó có Luật doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không trình ra Quốc hội để xử lý?
"Tôi không tán thành với ý kiến của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, cho rằng Bộ Kế hoạch và đầu tư xét về mặt quản lý Nhà nước là vô can trong chuyện này, tôi chưa bàn đến trách nhiệm liên quan đến vụ Vinashin", Chủ nhiệm Thuận tái khẳng định.
Liên quan đến việc tiếp thu chỉnh lý dự án luật, theo ông Thuận thì không phải Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm cả, mà Chính phủ vẫn phải có trách nhiệm đến cùng. Thậm chí những vấn đề còn có ý kiến khác nhau phải báo cáo với cấp có thẩm quyền.
“Theo tôi, giải thích trước Quốc hội phải hết sức bình tĩnh, nghe nhau và không nên nói một cách võ đoán như vậy”, Chủ nhiệm Thuận nói.
Đây được coi là một điều khá bất ngờ, bởi gần như chưa có vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nào xuất hiện trong vai trò người chất vấn trực tiếp tại hội trường Quốc hội.
Đúng là Chủ nhiệm Thuận không chất vấn, mà ông muốn trao đổi lại ý kiến của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc vừa phát biểu trước đó, bởi theo ông, "cách trả lời như Bộ trưởng Võ Hồng Phúc như thế là chưa đúng".
"Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm tròn nhiệm vụ"
Hai vấn đề Bộ trưởng Phúc phát biểu trước đó, có liên quan đến quy hoạch giao thông cho bauxite và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Về Vinashin, Bộ trưởng Phúc đã nhắc lại lời phát biểu tại phiên chất vấn buổi sáng của đại biểu Đồng Hữu Mạo, “có nói trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đến đâu phải báo cáo Quốc hội”.
Bộ trưởng Phúc nói, “đối với việc làm tham mưu cho Chính phủ thì chúng tôi đã làm tròn nhiệm vụ, phải khẳng định như vậy”.
Phân tích lý do nếu có ý kiến khi đã phân cấp đầu tư cho tập đoàn thì thành ra trái luật (Luật Doanh nghiệp Nhà nước - PV), Bộ trưởng Phúc “báo cáo với Quốc hội là Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm tròn nhiệm vụ của mình trong vấn đề Vinashin. Chúng tôi không có một trách nhiệm gì mà phải chịu trách nhiệm như đồng chí Đồng Hữu Mạo nêu là phải xem trách nhiệm các bộ như thế nào. Ở đây là chúng tôi chấp hành luật, mà luật thì do Quốc hội quy định”.
Cho rằng, “khi sử dụng luật thì có sai”, Bộ trưởng Phúc đặt vấn đề, Chính phủ trình sai, cơ quan thẩm định Quốc hội sai, thẩm định luật cũng sai và mỗi đại biểu Quốc hội cũng chịu trách nhiệm. Đồng thời, ông phàn nàn về cách làm luật là “có những điều mình chưa chấp nhận vẫn phải bấm nút đồng tình”.
Nói lại quy trình làm luật, Bộ trưởng cho rằng, khi Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội (trước khi biểu quyết - PV) cũng nên để đại diện cơ quan soạn thảo đứng lên nói lại thì sẽ chặt chẽ hơn. Ông nhớ lại, "khi Luật Doanh nghiệp Nhà nước ban hành, thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ nói ngay: ông Phúc ơi, chết rồi, bọn mình như "đười ươi giữ ống" thôi".
"Tức là bộ trưởng không quản lý được, tất cả là do hội đồng quản trị, tổng giám đốc quyết định hết", Bộ trưởng Phúc giải thích.
“Tôi cho rằng cái sai này là đau lắm, đau vô cùng, thất thoát rất lớn, đây là một bài học phải trả giá, bài học này chúng ta phải rút ra và truy cứu trách nhiệm, mỗi đại biểu chúng ta cũng phải có trách nhiệm ngay khi làm luật”, ông Phúc nhấn mạnh.
Còn đối với Vinashin, quan điểm của Bộ trưởng là “đứng ở góc độ tổng quan chung mà nhìn thì đó là bài học chung cho chúng ta, không riêng một ai cả, cho cả Quốc hội, cho cả Chính phủ và cho cả lãnh đạo nhà nước của chúng ta về việc thí điểm. Bài học này chúng ta phải rút ra từ đây để chỉnh đốn làm cho ngày tốt hơn, đặc biệt là trong vấn đề xây dựng luật và ban hành các quy chế dưới luật để quản lý”.
“Không thể nói Bộ Kế hoạch và Đầu tư vô can”
Khẳng định điều trên ngay sau khi đứng dậy phát biểu, Chủ nhiệm Thuận phân tích, khi Quốc hội ra nghị quyết về việc thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, thì đồng thời cũng phải giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho Chính phủ sửa đổi những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân ở những nơi đó.
Vì thế, khi Bộ Chính trị ra nghị quyết cho phép tổ chức thí điểm tập đoàn (khác với tất cả các mô hình mà Luật Doanh nghiệp qui định) thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải trình ra Chính phủ, trình ra Quốc hội sửa đổi Luật doanh nghiệp, hoặc trình ra Quốc hội một nghị quyết về tổ chức, hoạt động của tập đoàn.
“Đồng chí Bộ trưởng không thể nói Bộ Kế hoạch và Đầu tư vô can”, Chủ nhiệm Thuận tranh luận.
Ông Thuận cũng bày tỏ sự không đồng tình, khi nói như Bộ trưởng Phúc thì “Quốc hội chịu trách nhiệm hết cả”. Vì, khi phát hiện vướng luật, tại sao năm ngoái Quốc hội có dùng một luật sửa nhiều luật, trong đó có Luật doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không trình ra Quốc hội để xử lý?
"Tôi không tán thành với ý kiến của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, cho rằng Bộ Kế hoạch và đầu tư xét về mặt quản lý Nhà nước là vô can trong chuyện này, tôi chưa bàn đến trách nhiệm liên quan đến vụ Vinashin", Chủ nhiệm Thuận tái khẳng định.
Liên quan đến việc tiếp thu chỉnh lý dự án luật, theo ông Thuận thì không phải Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm cả, mà Chính phủ vẫn phải có trách nhiệm đến cùng. Thậm chí những vấn đề còn có ý kiến khác nhau phải báo cáo với cấp có thẩm quyền.
“Theo tôi, giải thích trước Quốc hội phải hết sức bình tĩnh, nghe nhau và không nên nói một cách võ đoán như vậy”, Chủ nhiệm Thuận nói.