Trái phiếu ngoại tệ Việt Nam “hút hàng” nhờ lạm phát giảm
Trái phiếu USD của Việt Nam có mức tăng giá dẫn đầu thị trường trái phiếu châu Á trong năm nay, theo hãng tin tài chính Bloomberg
Trái phiếu USD của Việt Nam có mức tăng giá dẫn đầu thị trường trái phiếu châu Á trong năm nay, theo hãng tin tài chính Bloomberg. Các nỗ lực chống lạm phát và sự gia tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã thúc đẩy nhu cầu rót vốn vào trái phiếu Việt Nam của giới đầu tư.
Bloomberg dẫn thông tin từ HSBC cho biết, trái phiếu USD của Việt Nam từ đầu năm tới nay đem lại cho các nhà đầu tư tỷ suất lợi nhuận 10%, song song với việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong 12 tháng và thâm hụt thương mại đi xuống. Mức lợi nhuận này của trái phiếu Việt Nam vượt mức lợi nhuận 7,1% của trái phiếu Ấn Độ và 4,9% của trái phiếu Trung Quốc. Đây là ba loại trái phiếu USD có mức tăng giá mạnh nhất từ đầu năm xét trong 11 nền kinh tế lớn nhất khu vực châu Á có trái phiếu được Bloomberg theo dõi, trừ Nhật Bản.
Cũng theo Bloomberg, hai quỹ đầu tư Aberdeen Asset Management Plc (AND) và Union Investment Group, với tổng giá trị tài sản đang được quản lý vào khoảng 526 tỷ USD, đều tuyên bố tăng cường nắm giữ nợ do Việt Nam phát hành trong năm qua.
“Đợt tăng giá trái phiếu của Việt Nam từ đầu năm đến nay là dễ hiểu, khi mà Việt Nam phá vỡ mọi mối hoài nghi và duy trì chính sách tiền tệ tương đối chặt. Trước đó, nhiều nhà tham gia thị trường cho rằng Việt Nam sẽ thả lỏng chính sách để thiên về chủ trương hỗ trợ tăng trưởng”, nhà quản lý quỹ Edwin Gutierrez, người quản lý số trái phiếu do các thị trường mới nổi phát hành trị giá 8 tỷ USD, nhận định.
Tháng 2/2011, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 11 nhằm kiềm chế sự gia tăng của giá cả, hạn chế tăng trưởng tín dụng và ổn định tỷ giá. Nghị quyết 11 được đưa ra ở thời điểm khủng hoảng nợ châu Âu căng thẳng, gây sức ép suy giảm đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Nghị quyết 11 đến nay đã cho thấy những tác dụng tích cực. Tỷ giá VND từ đầu năm tới nay đã tăng 0,8%, sau khi giảm 26% trong vòng 4 năm trước đó. Trong tháng 3, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 23% trong tháng 8/2011. Ông Gutierrez dự báo, lạm phát của Việt Nam sẽ giảm xuống dưới 10% trong năm nay.
Bloomberg dẫn số liệu từ nhà cung cấp dữ liệu CMA cho biết, giá các hợp đồng bảo hiểm rủi ro vỡ nợ (credit default swap - CDS) kỳ hạn 5 năm đối với trái phiếu Việt Nam đã giảm 124 điểm phần trăm trong năm nay xuống còn 285 điểm tính đến ngày 3/4.
Hôm 19/3 vừa qua, giá các hợp đồng này đã xuống mức 272 điểm, thấp nhất kể từ khi hãng định mức tín nhiệm Moody’s Investors Services cắt giảm điểm tín nhiệm của Việt Nam vào tháng 12/2010. Việt Nam hiện đang được S&P đánh giá ở mức BB-, thấp hơn 3 bậc so với hạng đầu tư (investment grade), và được Moody’s đánh giá ở mức B1, mức cao thứ tư trong các loại trái phiếu không được khuyến nghị đầu tư (junk bond). Chi phí bảo hiểm nợ của Việt Nam hiện đang rẻ hơn so với chi phí bảo hiểm nợ của Tây Ban Nha và Italy, hai quốc gia có trái phiếu được đánh giá ở hạng đầu tư.
Thâm hụt thương mại của Việt Nam đã co hẹp do tăng trưởng tín dụng chậm lại hạn chế nhu cầu nhập khẩu. Tháng 3 vừa qua, thâm hụt thương mại của Việt Nam là 150 triệu USD, giảm từ mức 279 triệu USD trong tháng 2.
Ngoài ra, lạm phát giảm tốc cũng hạn chế nhu cầu trong nước đối với ngoại tệ, theo đó giảm bớt áp lực mất giá đối với VND và tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước tăng dự trữ ngoại hối. Hồi đầu tháng 3, Thống đốc Nguyễn Văn Bình phát biểu trước báo giới rằng, Ngân hàng Nhà nước đã mua một lượng lớn ngoại tệ trong năm 2012, tăng dự trữ ngoại hối thêm 20% so với cuối năm 2011. Cũng theo ông Bình, trong năm 2011, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng 50%, dù ông không đưa ra con số cụ thể.
“Kể từ khi thực hiện Nghị quyết 11, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất tích cực trong việc bình ổn nền kinh tế. Quan trọng hơn, Việt Nam đã ngăn chặn được sự thoái vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Người Việt Nam không còn tháo chạy sang USD và vàng mạnh như trước nữa”, ông Christian de Guzman, Phó chủ tịch Moody’s tại Singapore nhận định trên Bloomberg.
Tuy nhiên, hiện Moody’s vẫn duy trì mức triển vọng tiêu cực đối với xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, cho rằng, Chính phủ Việt Nam vẫn cần phải tiếp tục nỗ lực để giải quyết những yếu kém của hệ thống ngân hàng.
Theo dự báo của Thống đốc Nguyễn Văn Bình đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam có thể ở mức 3,8% tính đến tháng 12 từ mức 3,3% trong tháng 11. Tuy nhiên, hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings mới đây dự báo, tỷ lệ nợ xấu thực tế trong các ngân hàng Việt Nam có thể cao gấp 4 lần thực tế, đồng thời cảnh báo rằng, chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam có thể tiếp tục xấu đi và khả năng hấp thụ nợ xấu tại các ngân hàng của Chính phủ là chưa rõ ràng.
“Đây vẫn là rủi ro lớn nhất đối với định mức tín nhiệm của Việt Nam, và rủi ro này sẽ giảm nếu như các ngân hàng Việt Nam sẵn sàng chấp nhận được các đối tác nước ngoài rót vốn. Chúng tôi không đánh giá thấp những thách thức vẫn còn đang tồn tại, xét đến những yếu cầu về vốn trong tương lai của hệ thống tài chính của Việt Nam”, ông Gutierrez nhận xét.
Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu hạ tăng trưởng tín dụng xuống mức 15% trong năm nay. Theo ông Kim Eng Tan, nhà phân tích cấp cao của Standard&Poor’s tại Singapore, việc hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng “đã giúp kiềm chế các kỳ vọng lạm phát, khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư và ổn định giá trị tiền đồng. Nếu chính sách thắt chặt duy trì trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế vừa phải và chất lượng tín dụng tiếp tục được cải thiện, thì triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam có thể bình ổn”.
Thống kê chính thức cho thấy, trong quý 1 năm nay, GDP của Việt Nam tăng trưởng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất kể từ năm 2009. Theo kết quả thăm dò các chuyên gia kinh tế do Bloomberg tiến hành, GDP của Việt Nam có thể tăng 6% trong năm nay và 6,6% trong năm 2013.
“Các chính sách của Việt Nam đang phát huy tác dụng tích cực và điều này sẽ giúp trấn an các nhà đầu tư. Tôi vẫn muốn Việt Nam sẽ giữ ‘kỷ luật’ này trong thời gian tới và không kích thích tăng trưởng quá mạnh”, ông Takahide Irimura, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường mới nổi của công ty Kokusai Asset Management ở Tokyo, nhận định.
Theo dữ liệu của Bloomberg, Kokusai - công ty quản lý 45 tỷ USD tài sản - có sở hữu trái phiếu USD của Việt Nam đáo hạn vào các năm 2016 và 2020 thông qua quỹ Asia Pacific Sovereign Open.
Bloomberg dẫn thông tin từ HSBC cho biết, trái phiếu USD của Việt Nam từ đầu năm tới nay đem lại cho các nhà đầu tư tỷ suất lợi nhuận 10%, song song với việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong 12 tháng và thâm hụt thương mại đi xuống. Mức lợi nhuận này của trái phiếu Việt Nam vượt mức lợi nhuận 7,1% của trái phiếu Ấn Độ và 4,9% của trái phiếu Trung Quốc. Đây là ba loại trái phiếu USD có mức tăng giá mạnh nhất từ đầu năm xét trong 11 nền kinh tế lớn nhất khu vực châu Á có trái phiếu được Bloomberg theo dõi, trừ Nhật Bản.
Cũng theo Bloomberg, hai quỹ đầu tư Aberdeen Asset Management Plc (AND) và Union Investment Group, với tổng giá trị tài sản đang được quản lý vào khoảng 526 tỷ USD, đều tuyên bố tăng cường nắm giữ nợ do Việt Nam phát hành trong năm qua.
“Đợt tăng giá trái phiếu của Việt Nam từ đầu năm đến nay là dễ hiểu, khi mà Việt Nam phá vỡ mọi mối hoài nghi và duy trì chính sách tiền tệ tương đối chặt. Trước đó, nhiều nhà tham gia thị trường cho rằng Việt Nam sẽ thả lỏng chính sách để thiên về chủ trương hỗ trợ tăng trưởng”, nhà quản lý quỹ Edwin Gutierrez, người quản lý số trái phiếu do các thị trường mới nổi phát hành trị giá 8 tỷ USD, nhận định.
Tháng 2/2011, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 11 nhằm kiềm chế sự gia tăng của giá cả, hạn chế tăng trưởng tín dụng và ổn định tỷ giá. Nghị quyết 11 được đưa ra ở thời điểm khủng hoảng nợ châu Âu căng thẳng, gây sức ép suy giảm đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Nghị quyết 11 đến nay đã cho thấy những tác dụng tích cực. Tỷ giá VND từ đầu năm tới nay đã tăng 0,8%, sau khi giảm 26% trong vòng 4 năm trước đó. Trong tháng 3, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 23% trong tháng 8/2011. Ông Gutierrez dự báo, lạm phát của Việt Nam sẽ giảm xuống dưới 10% trong năm nay.
Bloomberg dẫn số liệu từ nhà cung cấp dữ liệu CMA cho biết, giá các hợp đồng bảo hiểm rủi ro vỡ nợ (credit default swap - CDS) kỳ hạn 5 năm đối với trái phiếu Việt Nam đã giảm 124 điểm phần trăm trong năm nay xuống còn 285 điểm tính đến ngày 3/4.
Hôm 19/3 vừa qua, giá các hợp đồng này đã xuống mức 272 điểm, thấp nhất kể từ khi hãng định mức tín nhiệm Moody’s Investors Services cắt giảm điểm tín nhiệm của Việt Nam vào tháng 12/2010. Việt Nam hiện đang được S&P đánh giá ở mức BB-, thấp hơn 3 bậc so với hạng đầu tư (investment grade), và được Moody’s đánh giá ở mức B1, mức cao thứ tư trong các loại trái phiếu không được khuyến nghị đầu tư (junk bond). Chi phí bảo hiểm nợ của Việt Nam hiện đang rẻ hơn so với chi phí bảo hiểm nợ của Tây Ban Nha và Italy, hai quốc gia có trái phiếu được đánh giá ở hạng đầu tư.
Thâm hụt thương mại của Việt Nam đã co hẹp do tăng trưởng tín dụng chậm lại hạn chế nhu cầu nhập khẩu. Tháng 3 vừa qua, thâm hụt thương mại của Việt Nam là 150 triệu USD, giảm từ mức 279 triệu USD trong tháng 2.
Ngoài ra, lạm phát giảm tốc cũng hạn chế nhu cầu trong nước đối với ngoại tệ, theo đó giảm bớt áp lực mất giá đối với VND và tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước tăng dự trữ ngoại hối. Hồi đầu tháng 3, Thống đốc Nguyễn Văn Bình phát biểu trước báo giới rằng, Ngân hàng Nhà nước đã mua một lượng lớn ngoại tệ trong năm 2012, tăng dự trữ ngoại hối thêm 20% so với cuối năm 2011. Cũng theo ông Bình, trong năm 2011, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng 50%, dù ông không đưa ra con số cụ thể.
“Kể từ khi thực hiện Nghị quyết 11, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất tích cực trong việc bình ổn nền kinh tế. Quan trọng hơn, Việt Nam đã ngăn chặn được sự thoái vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Người Việt Nam không còn tháo chạy sang USD và vàng mạnh như trước nữa”, ông Christian de Guzman, Phó chủ tịch Moody’s tại Singapore nhận định trên Bloomberg.
Tuy nhiên, hiện Moody’s vẫn duy trì mức triển vọng tiêu cực đối với xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, cho rằng, Chính phủ Việt Nam vẫn cần phải tiếp tục nỗ lực để giải quyết những yếu kém của hệ thống ngân hàng.
Theo dự báo của Thống đốc Nguyễn Văn Bình đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam có thể ở mức 3,8% tính đến tháng 12 từ mức 3,3% trong tháng 11. Tuy nhiên, hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings mới đây dự báo, tỷ lệ nợ xấu thực tế trong các ngân hàng Việt Nam có thể cao gấp 4 lần thực tế, đồng thời cảnh báo rằng, chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam có thể tiếp tục xấu đi và khả năng hấp thụ nợ xấu tại các ngân hàng của Chính phủ là chưa rõ ràng.
“Đây vẫn là rủi ro lớn nhất đối với định mức tín nhiệm của Việt Nam, và rủi ro này sẽ giảm nếu như các ngân hàng Việt Nam sẵn sàng chấp nhận được các đối tác nước ngoài rót vốn. Chúng tôi không đánh giá thấp những thách thức vẫn còn đang tồn tại, xét đến những yếu cầu về vốn trong tương lai của hệ thống tài chính của Việt Nam”, ông Gutierrez nhận xét.
Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu hạ tăng trưởng tín dụng xuống mức 15% trong năm nay. Theo ông Kim Eng Tan, nhà phân tích cấp cao của Standard&Poor’s tại Singapore, việc hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng “đã giúp kiềm chế các kỳ vọng lạm phát, khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư và ổn định giá trị tiền đồng. Nếu chính sách thắt chặt duy trì trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế vừa phải và chất lượng tín dụng tiếp tục được cải thiện, thì triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam có thể bình ổn”.
Thống kê chính thức cho thấy, trong quý 1 năm nay, GDP của Việt Nam tăng trưởng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất kể từ năm 2009. Theo kết quả thăm dò các chuyên gia kinh tế do Bloomberg tiến hành, GDP của Việt Nam có thể tăng 6% trong năm nay và 6,6% trong năm 2013.
“Các chính sách của Việt Nam đang phát huy tác dụng tích cực và điều này sẽ giúp trấn an các nhà đầu tư. Tôi vẫn muốn Việt Nam sẽ giữ ‘kỷ luật’ này trong thời gian tới và không kích thích tăng trưởng quá mạnh”, ông Takahide Irimura, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường mới nổi của công ty Kokusai Asset Management ở Tokyo, nhận định.
Theo dữ liệu của Bloomberg, Kokusai - công ty quản lý 45 tỷ USD tài sản - có sở hữu trái phiếu USD của Việt Nam đáo hạn vào các năm 2016 và 2020 thông qua quỹ Asia Pacific Sovereign Open.