Trên bảo dưới chưa chắc đã nghe, vẫn cần bộ trưởng “ra trận”
Lên “ghế nóng” ở phiên chất vấn đầu tiên chỉ có Bộ trưởng Cao Đức Phát và Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Đề cập từ quốc nạn tham nhũng, bảo vệ chủ quyền biển đảo cho đến xáo trộn tận tâm can về môn lịch sử…, một giờ chất vấn đầu tiên của Quốc hội sáng 16/11 diễn ra khá tản mạn.
Theo nghị trình thì phần trình bày các báo cáo liên quan đến hoạt động chất vấn chỉ kéo dài đến 9h40. Song đến tận 10h27 phút vẫn còn một báo cáo thẩm tra chưa được trình bày. Và chủ tọa đã đề nghị các vị đại biểu tự nghiên cứu để phần hỏi đáp trực tiếp được bắt đầu.
Hơi hướng thảo luận
Điều hành phiên chất vấn là Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, chứ không phải Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng như ở 9 kỳ họp trước, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13.
Lý do của sự thay đổi này, theo giải thích của Chủ tịch Quốc hội, là do chính ông cũng là đối tượng chất vấn của Quốc hội.
Có thể nói đối tượng chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội trong kỳ họp này rất rộng, cả Chủ tịch nước, cả Chủ tịch Quốc hội, cả Thủ tướng Chính phủ, các thành viên của Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Chủ tịch nói.
Với quy định đại biểu vừa có thể thảo luận kết hợp nêu chất vấn, không khí chung của một giờ đầu tiên mang hơi hướng của một phiên thảo luận nhiều hơn.
Đăng đàn đầu tiên là đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) với khẳng định, qua cuộc tổng rà soát này Quốc hội không quên và không bỏ sót những gì đã đặt ra với Chính phủ, và cũng không bỏ qua những gì đã yêu cầu mà tình hình chưa chuyển biến.
Nhìn lại những vấn đề đã có chuyển biến trong nhiệm kỳ qua, đại biểu Sơn nói, ông đánh giá cao nhiều bộ trưởng, trưởng ngành luôn kịp thời xuất hiện ở những điểm nóng, có những hành động quyết đáp đầy trách nhiệm để xử lý những vấn đề nảy sinh của cuộc sống, được người dân đồng tình hoan nghênh.
“Vẫn biết rằng bộ trưởng là chính khách, là những người giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xây dựng và hoạch định chính sách chứ không phải là giải quyết những nhiệm vụ quá cụ thể, tỉ mỉ. Tuy nhiên, trong thực tế của chúng ta hiện nay, khi mà trên bảo dưới chưa chắc đã nghe, trên nói một đằng, dưới có thể triển khai một nẻo thì việc những người lãnh đạo trực tiếp xuất hiện và xử lý những việc cụ thể như vậy là cần thiết và có tác dụng”, đại biểu Sơn thể hiện quan điểm.
Từ thực tế thực hiện nghị quyết Quốc hội về chất vấn và giám sát về ý kiến kiến nghị của cử tri, đại biểu Sơn cho rằng còn có những vấn đề mà đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước cảm thấy chưa yên tâm.
Hiện nay, quốc nạn tham nhũng vẫn còn là vấn đề nhức nhối trong đời sống. Cử tri nhận thấy rằng vào những năm cuối của nhiệm kỳ Quốc hội trước Đại hội Đảng các cấp, cuộc đấu tranh này chưa được đẩy lên ở mức quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa, ông Sơn phát biểu.
Vị đại biểu đoàn Nam Định cũng tỏ ra sốt ruột khi đời sống nhân dân còn vô cùng khó khăn, hàng triệu nông dân, hàng triệu người lao động, công nhân đang hàng ngày vật lộn với mức lương vài ba triệu đồng thì có nhiều cán bộ, thậm chí cán bộ giữ cương vị rất thấp đã giàu lên một cách rất nhanh chóng mà không có một giải pháp nào cả.
Về vấn đề cử tri luôn quan tâm là bảo vệ chủ quyền biển đảo, đại biểu Sơn nói, Quốc hội, Chính phủ đã đều báo cáo trước cử tri và trả lời chất vấn trước Quốc hội. Tuy nhiên, cho đến nay việc bảo vệ giữ vững chủ quyền biển đảo vẫn còn là câu hỏi chưa có câu trả lời một cách trọn vẹn.
Những hạn chế đó, đồng thời cũng là những câu hỏi đại biểu Sơn gửi đến Chính phủ và các bộ trưởng.
Tuy nhiên, chưa có câu hỏi nào của ông Sơn được trả lời trong buổi sáng.
“Xáo trộn tận tâm can”
Lên “ghế nóng” ở phiên chất vấn đầu tiên chỉ có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát và Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Cả hai vị này đều được đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) xác định rõ trách nhiệm trước số liệu nhảy múa dẫn đến chênh lệch lớn về diện tích cần phải trồng rừng thay thế liên quan đến các dự án thủy điện.
“Tôi nghĩ có lẽ do thời điểm chứ còn chúng tôi đã gửi đến Quốc hội danh sách của từng dự án, ở từng tỉnh chúng tôi rà đi, soát lại rất kỹ. Chúng tôi sẽ cùng với đồng chí Bộ trưởng Bộ Công Thương rà soát lại để báo cáo một con số thống nhất giữa hai bộ”, Bộ trưởng Cao Đức Phát hồi âm.
Như Bộ trưởng Cao Đức Phát đã nói sẽ phối hợp chặt chẽ để đảm bảo các con số báo cáo phù hợp và đúng thực tế. Ở đây, không có ý gì khi có sai lệch về diện tích trồng bù rừng thay thế các công trình thủy điện, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tiếp lời.
Đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) đặt vấn đề, gần đây dư luận xã hội rất xôn xao hay nói đúng hơn là “xáo trộn tận tâm can” về một vấn đề rất nhạy cảm, đó là sự thay đổi cách giảng dậy bộ môn lịch sử. Từ một môn học độc lập thành một môn học tích hợp.
Đại biểu Lai đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo cho biết trước phản ánh mạnh mẽ của dư luận xã hội về việc trên, Bộ trưởng nêu chính kiến của mình về vấn đề này, nhất là tính đúng đắn, tính ưu việt của nó.
Phó chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn cho biết vào phiên họp sáng, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận bận công việc được phép vắng, nên chiều Bộ trưởng sẽ trả lời.
Từ chiều 16/11 đến hết sáng 18/11, Quốc hội vẫn tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn.
Theo nghị trình thì phần trình bày các báo cáo liên quan đến hoạt động chất vấn chỉ kéo dài đến 9h40. Song đến tận 10h27 phút vẫn còn một báo cáo thẩm tra chưa được trình bày. Và chủ tọa đã đề nghị các vị đại biểu tự nghiên cứu để phần hỏi đáp trực tiếp được bắt đầu.
Hơi hướng thảo luận
Điều hành phiên chất vấn là Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, chứ không phải Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng như ở 9 kỳ họp trước, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13.
Lý do của sự thay đổi này, theo giải thích của Chủ tịch Quốc hội, là do chính ông cũng là đối tượng chất vấn của Quốc hội.
Có thể nói đối tượng chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội trong kỳ họp này rất rộng, cả Chủ tịch nước, cả Chủ tịch Quốc hội, cả Thủ tướng Chính phủ, các thành viên của Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Chủ tịch nói.
Với quy định đại biểu vừa có thể thảo luận kết hợp nêu chất vấn, không khí chung của một giờ đầu tiên mang hơi hướng của một phiên thảo luận nhiều hơn.
Đăng đàn đầu tiên là đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) với khẳng định, qua cuộc tổng rà soát này Quốc hội không quên và không bỏ sót những gì đã đặt ra với Chính phủ, và cũng không bỏ qua những gì đã yêu cầu mà tình hình chưa chuyển biến.
Nhìn lại những vấn đề đã có chuyển biến trong nhiệm kỳ qua, đại biểu Sơn nói, ông đánh giá cao nhiều bộ trưởng, trưởng ngành luôn kịp thời xuất hiện ở những điểm nóng, có những hành động quyết đáp đầy trách nhiệm để xử lý những vấn đề nảy sinh của cuộc sống, được người dân đồng tình hoan nghênh.
“Vẫn biết rằng bộ trưởng là chính khách, là những người giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xây dựng và hoạch định chính sách chứ không phải là giải quyết những nhiệm vụ quá cụ thể, tỉ mỉ. Tuy nhiên, trong thực tế của chúng ta hiện nay, khi mà trên bảo dưới chưa chắc đã nghe, trên nói một đằng, dưới có thể triển khai một nẻo thì việc những người lãnh đạo trực tiếp xuất hiện và xử lý những việc cụ thể như vậy là cần thiết và có tác dụng”, đại biểu Sơn thể hiện quan điểm.
Từ thực tế thực hiện nghị quyết Quốc hội về chất vấn và giám sát về ý kiến kiến nghị của cử tri, đại biểu Sơn cho rằng còn có những vấn đề mà đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước cảm thấy chưa yên tâm.
Hiện nay, quốc nạn tham nhũng vẫn còn là vấn đề nhức nhối trong đời sống. Cử tri nhận thấy rằng vào những năm cuối của nhiệm kỳ Quốc hội trước Đại hội Đảng các cấp, cuộc đấu tranh này chưa được đẩy lên ở mức quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa, ông Sơn phát biểu.
Vị đại biểu đoàn Nam Định cũng tỏ ra sốt ruột khi đời sống nhân dân còn vô cùng khó khăn, hàng triệu nông dân, hàng triệu người lao động, công nhân đang hàng ngày vật lộn với mức lương vài ba triệu đồng thì có nhiều cán bộ, thậm chí cán bộ giữ cương vị rất thấp đã giàu lên một cách rất nhanh chóng mà không có một giải pháp nào cả.
Về vấn đề cử tri luôn quan tâm là bảo vệ chủ quyền biển đảo, đại biểu Sơn nói, Quốc hội, Chính phủ đã đều báo cáo trước cử tri và trả lời chất vấn trước Quốc hội. Tuy nhiên, cho đến nay việc bảo vệ giữ vững chủ quyền biển đảo vẫn còn là câu hỏi chưa có câu trả lời một cách trọn vẹn.
Những hạn chế đó, đồng thời cũng là những câu hỏi đại biểu Sơn gửi đến Chính phủ và các bộ trưởng.
Tuy nhiên, chưa có câu hỏi nào của ông Sơn được trả lời trong buổi sáng.
“Xáo trộn tận tâm can”
Lên “ghế nóng” ở phiên chất vấn đầu tiên chỉ có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát và Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Cả hai vị này đều được đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) xác định rõ trách nhiệm trước số liệu nhảy múa dẫn đến chênh lệch lớn về diện tích cần phải trồng rừng thay thế liên quan đến các dự án thủy điện.
“Tôi nghĩ có lẽ do thời điểm chứ còn chúng tôi đã gửi đến Quốc hội danh sách của từng dự án, ở từng tỉnh chúng tôi rà đi, soát lại rất kỹ. Chúng tôi sẽ cùng với đồng chí Bộ trưởng Bộ Công Thương rà soát lại để báo cáo một con số thống nhất giữa hai bộ”, Bộ trưởng Cao Đức Phát hồi âm.
Như Bộ trưởng Cao Đức Phát đã nói sẽ phối hợp chặt chẽ để đảm bảo các con số báo cáo phù hợp và đúng thực tế. Ở đây, không có ý gì khi có sai lệch về diện tích trồng bù rừng thay thế các công trình thủy điện, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tiếp lời.
Đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) đặt vấn đề, gần đây dư luận xã hội rất xôn xao hay nói đúng hơn là “xáo trộn tận tâm can” về một vấn đề rất nhạy cảm, đó là sự thay đổi cách giảng dậy bộ môn lịch sử. Từ một môn học độc lập thành một môn học tích hợp.
Đại biểu Lai đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo cho biết trước phản ánh mạnh mẽ của dư luận xã hội về việc trên, Bộ trưởng nêu chính kiến của mình về vấn đề này, nhất là tính đúng đắn, tính ưu việt của nó.
Phó chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn cho biết vào phiên họp sáng, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận bận công việc được phép vắng, nên chiều Bộ trưởng sẽ trả lời.
Từ chiều 16/11 đến hết sáng 18/11, Quốc hội vẫn tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn.