Trung Quốc “nổi đóa” sau kêu gọi của Mỹ về an ninh mạng
Trung Quốc yêu cầu Mỹ dừng ngay “những cáo buộc vô căn cứ”
Trung Quốc đã có phản ứng đầy giận dữ sau khi một quan chức tình báo hàng đầu của Mỹ kêu gọi tăng cường hoạt động an ninh mạng chống lại những kẻ tấn công (hacker) từ Trung Quốc.
Theo hãng tin Reuters, Trung Quốc yêu cầu Mỹ dừng ngay “những cáo buộc vô căn cứ”.
Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ James Clapper nói Mỹ phải đẩy mạnh hoạt động an ninh mạng nhằm vào các hacker Trung Quốc đang tấn công vào hàng loạt lợi ích của Mỹ. Mục tiêu của việc tăng cường an ninh mạng là khiến Trung Quốc phải trả giá cao hơn vì những hành vi như vậy.
Lời kêu gọi này của ông Clapper - được đưa ra trong một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ - đã làm gia tăng áp lực đối với Bắc Kinh trong vấn đề không gian mạng chỉ vài tuần trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Từ trước tới nay, Trung Quốc luôn phủ nhận tham gia vào các hoạt động tấn công mạng và tuyên bố mình cũng là nạn nhân của hoạt động này.
“Duy trì an ninh mạng nên là một điểm hợp tác thay vì một nguồn gây xích mích giữa Trung Quốc và Mỹ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói trong một cuộc họp báo hàng ngày.
“Chúng tôi hy vọng là Mỹ dừng ngay những cáo buộc vô căn cứ nhằm vào Trung Quốc, bắt đầu đối thoại trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng xây dựng một không gian mạng hòa binh, an toàn, cởi mở và hợp tác”, ông Hồng Lỗi nói.
Theo nguồn tin là giới chức Mỹ, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang cân nhắc lệnh trừng phạt nhằm vào các cá nhân và công ty Trung Quốc bị cho là tấn công mạng nhằm vào các mục tiêu thương mại Mỹ. Ngoài ra, hacker Trung Quốc cũng bị cáo buộc tấn công quy mô lớn nhằm vào hệ thống máy tính của Chính phủ Mỹ.
Quốc vụ khanh Trung Quốc Dương Khiết Trì tỏ ra mềm mỏng hơn trong một cuộc trả lời phỏng vấn được tờ Nhân dân Nhật báo đăng tải ngày 11/9. Nội dung của cuộc phỏng vấn này tập trung vào các vấn đề trong chuyến thăm Mỹ sắp tới của ông Tập Cận Bình.
Ông Dương Khiết Trì nói Trung Quốc và Mỹ có thể hợp tác và cùng với các quốc gia khác đưa ra những nguyên tắc về an ninh mạng theo tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
“Trung Quốc và Mỹ thực sự có thể đưa an ninh mạng trở thành một điểm hợp tác. Chúng tôi hy vọng Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia khác có thể hợp tác để đưa ra các nguyên tắc cho vấn đề an ninh mạng trên phạm vi quốc tế theo tinh thần tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi”, ông Dương Khiết Trì, quan chức ngoại giao cấp cao nhất của Trung Quốc, phát biểu.
Cũng như những gì giới chức Trung Quốc vẫn thường tuyên bố, ông Dương Khiết Trì nói bản thân Trung Quốc cũng là một nạn nhân của hacker và các vụ việc tình nghi cần được điều tra và xử lý “trên cơ sở chắc chắn, thực tế”.
Về tranh chấp trên biển Đông - một vấn đề gây mâu thuẫn khác giữa Mỹ và Trung Quốc - ông Dương Khiết Trì nói Mỹ nên đứng ngoài vì Washington không phải là một bên tranh chấp. Tuy vậy, nhà ngoại giao này cũng nói: “Điều quan trọng là cả hai nước cùng xích lại gần nhau cho dù có những quan điểm và cách nhìn khác biệt”.
Trong chuyến thăm Washington sắp tới của ông Tập Cận Bình, những vấn đề quan trọng nhất trong chương trình nghị sự dự kiến sẽ bao gồm vấn đề kinh tế, an ninh mạng và vấn đề biển Đông.
Theo hãng tin Reuters, Trung Quốc yêu cầu Mỹ dừng ngay “những cáo buộc vô căn cứ”.
Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ James Clapper nói Mỹ phải đẩy mạnh hoạt động an ninh mạng nhằm vào các hacker Trung Quốc đang tấn công vào hàng loạt lợi ích của Mỹ. Mục tiêu của việc tăng cường an ninh mạng là khiến Trung Quốc phải trả giá cao hơn vì những hành vi như vậy.
Lời kêu gọi này của ông Clapper - được đưa ra trong một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ - đã làm gia tăng áp lực đối với Bắc Kinh trong vấn đề không gian mạng chỉ vài tuần trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Từ trước tới nay, Trung Quốc luôn phủ nhận tham gia vào các hoạt động tấn công mạng và tuyên bố mình cũng là nạn nhân của hoạt động này.
“Duy trì an ninh mạng nên là một điểm hợp tác thay vì một nguồn gây xích mích giữa Trung Quốc và Mỹ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói trong một cuộc họp báo hàng ngày.
“Chúng tôi hy vọng là Mỹ dừng ngay những cáo buộc vô căn cứ nhằm vào Trung Quốc, bắt đầu đối thoại trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng xây dựng một không gian mạng hòa binh, an toàn, cởi mở và hợp tác”, ông Hồng Lỗi nói.
Theo nguồn tin là giới chức Mỹ, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang cân nhắc lệnh trừng phạt nhằm vào các cá nhân và công ty Trung Quốc bị cho là tấn công mạng nhằm vào các mục tiêu thương mại Mỹ. Ngoài ra, hacker Trung Quốc cũng bị cáo buộc tấn công quy mô lớn nhằm vào hệ thống máy tính của Chính phủ Mỹ.
Quốc vụ khanh Trung Quốc Dương Khiết Trì tỏ ra mềm mỏng hơn trong một cuộc trả lời phỏng vấn được tờ Nhân dân Nhật báo đăng tải ngày 11/9. Nội dung của cuộc phỏng vấn này tập trung vào các vấn đề trong chuyến thăm Mỹ sắp tới của ông Tập Cận Bình.
Ông Dương Khiết Trì nói Trung Quốc và Mỹ có thể hợp tác và cùng với các quốc gia khác đưa ra những nguyên tắc về an ninh mạng theo tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
“Trung Quốc và Mỹ thực sự có thể đưa an ninh mạng trở thành một điểm hợp tác. Chúng tôi hy vọng Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia khác có thể hợp tác để đưa ra các nguyên tắc cho vấn đề an ninh mạng trên phạm vi quốc tế theo tinh thần tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi”, ông Dương Khiết Trì, quan chức ngoại giao cấp cao nhất của Trung Quốc, phát biểu.
Cũng như những gì giới chức Trung Quốc vẫn thường tuyên bố, ông Dương Khiết Trì nói bản thân Trung Quốc cũng là một nạn nhân của hacker và các vụ việc tình nghi cần được điều tra và xử lý “trên cơ sở chắc chắn, thực tế”.
Về tranh chấp trên biển Đông - một vấn đề gây mâu thuẫn khác giữa Mỹ và Trung Quốc - ông Dương Khiết Trì nói Mỹ nên đứng ngoài vì Washington không phải là một bên tranh chấp. Tuy vậy, nhà ngoại giao này cũng nói: “Điều quan trọng là cả hai nước cùng xích lại gần nhau cho dù có những quan điểm và cách nhìn khác biệt”.
Trong chuyến thăm Washington sắp tới của ông Tập Cận Bình, những vấn đề quan trọng nhất trong chương trình nghị sự dự kiến sẽ bao gồm vấn đề kinh tế, an ninh mạng và vấn đề biển Đông.