Trung Quốc tăng lãi suất cơ bản lần thứ 2 trong 6 tuần
Ngày 8/2, Trung Quốc tăng lãi suất cơ bản lần thứ 2 trong 6 tuần nhằm chống sự leo thang của lạm phát
Ngày 8/2, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) tăng lãi suất cơ bản lần thứ 2 trong 6 tuần nhằm chống sự leo thang của lạm phát. Đây cũng là lần tăng lãi suất thứ ba của Trung Quốc kể từ tháng 10 năm ngoái tới nay.
Hãng tin Reuters cho biết, thời điểm PBoC lần tăng lãi suất lần này khiến giới quan sát ngạc nhiên. Động thái này diễn ra chỉ một ngày trước khi Trung Quốc kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, việc tăng lãi suất không khiến các nhà phân tích bất ngờ, vì từ lâu giới chuyên môn đã kỳ vọng Bắc Kinh tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để chống sự leo thang của giá cả và hình thành bong bóng trên thị trường địa ốc.
Theo quyết định do PBoC đăng tải trên website của cơ quan này, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm đồng Nhân dân tệ được nâng thêm 0,25% lên 3%, lãi suất cho vay nội tệ kỳ hạn 1 năm cũng tăng 0,25% lên 6,06%. Các mức lãi suất mới sẽ có hiệu lực từ ngày 9/2.
Mặc dù tốc độ lạm phát của Trung Quốc đã giảm xuống trong tháng 12, các nhà phân tích được hãng tin Reuters thăm dò dự báo, mức lạm phát của nước này đã tăng lên 5,3% trong tháng 1, mức cao nhất trong hơn 2 năm. Giới chuyên gia nhận định, lần tăng lãi suất mới nhất này sẽ không phải lần tăng lãi suất cuối cùng của PBoC trong năm con Thỏ.
Lần gần đây nhất Trung Quốc tăng lãi suất là vào ngày 25/12. Lo ngại việc tăng lãi suất quá cao, Trung Quốc đã dựa nhiều vào công cụ định lượng nhằm thắt chặt cung tiền, cụ thể là buộc các ngân hàng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng 7 lần trong vòng 1 năm trở lại đây.
Ngoài việc thắt chặt chính sách tiền tệ, Trung Quốc cũng đã áp dụng một loạt biện pháp nhằm hạ nhiệt giá nhà vốn vẫn đang liên tục leo thang ở nước này. Các nhà lãnh đạo nước này đã tuyên bố sẽ không khoanh tay đứng nhìn tình trạng lạm phát giá nhà và đầu cơ địa ốc. Bên cạnh đó, chống lạm phát giá tiêu dùng cũng là một ưu tiên chính sách hàng đầu của Bắc Kinh trong năm nay.
Theo các nhà phân tích, tình trạng dư thừa tiền mặt trong nền kinh tế Trung Quốc, một phần xuất phát từ thặng dư thương mại khổng lồ, là một nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự leo thang giá cả của nước này. Một đồng Nhân dân tệ mạnh hơn được cho là có thể là một vũ khí hữu hiệu cho Bắc Kinh trong công cuộc chống lạm phát, vì sẽ làm giảm thặng dư thương mại và giảm giá hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa phát đi tín hiệu nào cho thấy họ sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng tỷ giá đồng nội tệ.
Mặc dù việc thắt chặt chính sách tiền tệ có thể hãm phanh nền kinh tế Trung Quốc, nhưng các chuyên gia nhận định, nền kinh tế này sẽ không giảm tốc mạnh. Reuters dự báo, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9,3% trong năm 2011, sau khi tăng 10,3% trong năm 2010.
Giữa lúc lãi suất cơ bản đồng USD và Euro được giữ ở mức thấp kỷ lục, trong năm qua, nhiều nền kinh tế mới nổi đã đồng loạt tăng lãi suất trong bối cảnh kinh tế phục hồi. Đi đầu trong xu thế này phải kể tới các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Hàn Quốc.
Hãng tin Reuters cho biết, thời điểm PBoC lần tăng lãi suất lần này khiến giới quan sát ngạc nhiên. Động thái này diễn ra chỉ một ngày trước khi Trung Quốc kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, việc tăng lãi suất không khiến các nhà phân tích bất ngờ, vì từ lâu giới chuyên môn đã kỳ vọng Bắc Kinh tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để chống sự leo thang của giá cả và hình thành bong bóng trên thị trường địa ốc.
Theo quyết định do PBoC đăng tải trên website của cơ quan này, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm đồng Nhân dân tệ được nâng thêm 0,25% lên 3%, lãi suất cho vay nội tệ kỳ hạn 1 năm cũng tăng 0,25% lên 6,06%. Các mức lãi suất mới sẽ có hiệu lực từ ngày 9/2.
Mặc dù tốc độ lạm phát của Trung Quốc đã giảm xuống trong tháng 12, các nhà phân tích được hãng tin Reuters thăm dò dự báo, mức lạm phát của nước này đã tăng lên 5,3% trong tháng 1, mức cao nhất trong hơn 2 năm. Giới chuyên gia nhận định, lần tăng lãi suất mới nhất này sẽ không phải lần tăng lãi suất cuối cùng của PBoC trong năm con Thỏ.
Lần gần đây nhất Trung Quốc tăng lãi suất là vào ngày 25/12. Lo ngại việc tăng lãi suất quá cao, Trung Quốc đã dựa nhiều vào công cụ định lượng nhằm thắt chặt cung tiền, cụ thể là buộc các ngân hàng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng 7 lần trong vòng 1 năm trở lại đây.
Ngoài việc thắt chặt chính sách tiền tệ, Trung Quốc cũng đã áp dụng một loạt biện pháp nhằm hạ nhiệt giá nhà vốn vẫn đang liên tục leo thang ở nước này. Các nhà lãnh đạo nước này đã tuyên bố sẽ không khoanh tay đứng nhìn tình trạng lạm phát giá nhà và đầu cơ địa ốc. Bên cạnh đó, chống lạm phát giá tiêu dùng cũng là một ưu tiên chính sách hàng đầu của Bắc Kinh trong năm nay.
Theo các nhà phân tích, tình trạng dư thừa tiền mặt trong nền kinh tế Trung Quốc, một phần xuất phát từ thặng dư thương mại khổng lồ, là một nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự leo thang giá cả của nước này. Một đồng Nhân dân tệ mạnh hơn được cho là có thể là một vũ khí hữu hiệu cho Bắc Kinh trong công cuộc chống lạm phát, vì sẽ làm giảm thặng dư thương mại và giảm giá hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa phát đi tín hiệu nào cho thấy họ sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng tỷ giá đồng nội tệ.
Mặc dù việc thắt chặt chính sách tiền tệ có thể hãm phanh nền kinh tế Trung Quốc, nhưng các chuyên gia nhận định, nền kinh tế này sẽ không giảm tốc mạnh. Reuters dự báo, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9,3% trong năm 2011, sau khi tăng 10,3% trong năm 2010.
Giữa lúc lãi suất cơ bản đồng USD và Euro được giữ ở mức thấp kỷ lục, trong năm qua, nhiều nền kinh tế mới nổi đã đồng loạt tăng lãi suất trong bối cảnh kinh tế phục hồi. Đi đầu trong xu thế này phải kể tới các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Hàn Quốc.