Trung Quốc thấp thỏm vì chiến dịch chống tham nhũng
“Bầu không khí hiện nay đầy sự lo sợ và bất an. Không ai muốn làm bất kỳ điều gì có thể thu hút sự chú ý”
Chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang khiến nhiều quan chức của nước này tìm mọi cách lẩn tránh không bị pháp luật “hỏi thăm”. Không ít tham quan Trung Quốc đang “né” thông qua những dự án lớn hoặc tìm cách nghỉ hưu sớm, thậm chí một số người đã tự tử.
Tuy nhiên, hãng tin Reuters cho biết, những nỗ lực nhằm diệt trừ tận gốc nạn tham nhũng của ông Tập Cận Bình đang kéo theo một “tác dụng phụ” không được mong đợi.
Theo một số nguồn tin là quan chức nhà nước và doanh nghiệp của Trung Quốc, những người đang chịu trách nhiệm thực thi những cải cách kinh tế cần thiết và vận hành cỗ máy Chính phủ của nước này đang cảm thấy “chùn chân” vì lo sẽ thu hút sự chú ý mà họ không mong muốn.
Đã 18 tháng trôi qua kể từ khi bắt đầu nhưng chiến dịch chống tham nhũng mà ông Tập Cận Bình khởi xướng vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống.
Mới tuần trước, tướng Từ Tài Hậu, nguyên Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương của Trung Quốc, cựu Ủy viên Bộ Chính trị của nước này đã bị cáo buộc nhận hối lộ. Ông Từ sẽ bị tòa án binh xét xử, trở thành quan chức cao cấp nhất từ trước đến nay của Trung Quốc bị điều tra về hành vi tham nhũng.
Tình trạng tham nhũng rất phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm của chính phủ, ngành năng lượng, xây dựng, cấp phép sử dụng đất và cấp quyền khai mỏ. Bởi vậy, nhiều quan chức biết được rằng họ có thể là mục tiêu tiếp theo bị cơ quan chống tham nhũng “sờ gáy”.
“Chiến dịch chống tham nhũng đang gây ra ảnh hưởng lớn về kinh tế. Các quan chức địa phương không còn hứng thú với những dự án đầu tư lớn như trước nữa. Họ muốn ẩn mình”, một quan chức chính quyền tỉnh Triết Giang nói.
Một số nguồn tin cho hay, các dự án lớn ở Trung Quốc hiện nay thu hút sự theo dõi ngày càng gia tăng của dư luận trên mạng Internet, cho dù không có dấu hiệu tham nhũng, hối lộ. Điều này càng khiến các quan chức thận trọng hơn.
Chẳng hạn, trong một năm qua, một số dự án lớn đã bị đình lại sau khi người dân Trung Quốc bày tỏ quan ngại về vấn đề môi trường.
Hiện chưa có dữ liệu cụ thể nào cho thấy chống tham nhũng gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, công ty Huachuang Securities ở Bắc Kinh những nỗ lực chống tham nhũng và lãng phí có thể khiến tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm nay giảm 0,4 điểm phần trăm so với mức tăng 7,7% đạt được trong năm 2013.
Hồi tháng 3, cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết, số tiền chi cho các cuộc họp và các chuyến công du nước ngoài của quan chức đã giảm tương ứng 53% và 39% so với năm 2012. Từ con số này có thể thấy, chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc đã trở thành một mối lo đối với các công ty kinh doanh rượu cao cấp, đồng hồ hàng hiệu, xe sang, và các chuỗi khách sạn xa xỉ ở nước này.
Hãng tin Reuters cho biết đã phỏng vấn một loạt quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc về chuyện chống tham nhũng, nhưng tất cả đều muốn giấu kín danh tính vì sự nhạy cảm của vấn đề. Mặc dù vậy, những người được phỏng vấn cùng đưa ra những thông tin tương tự cho thấy mức độ kiên quyết và mạnh mẽ của chiến dịch.
Một viên chức ở Bắc Kinh nói, mọi người trong cơ quan của cô gần đây được yêu cầu phải điền thông tin vào mẫu nêu chi tiết giá trị tài sản của cá nhân cũng như nơi cư trú hiện tại của con cái và người thân.
Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đang đặc biệt chú ý các quan chức có vợ con sống ở nước ngoài. Những người như vậy thường bị nghi là chuyển tài sản phi pháp ra nước ngoài.
“Bầu không khí hiện nay đầy sự lo sợ và bất an. Không ai muốn làm bất kỳ điều gì có thể thu hút sự chú ý. Điều này đồng nghĩa với việc khối lượng công việc được xử lý suy giảm mạnh”, viên chức trên nói.
Theo Tân Hoa Xã, từ tháng 12/2012 đến nay, đã có khoảng 30 quan chức cao cấp từ cấp tỉnh và cấp bộ trở lên bị điều tra tham nhũng. Các vụ điều tra này đã khiến không ít quan chức tìm cách về hưu non để tránh bị điều tra.
Thậm chí, đã xảy ra một loạt vụ tự tử của các nhân vật cấp cao bị điều tra.
Hồi tháng 4, tờ Thanh niên Nhật báo của Trung Quốc đưa tin, trong số 54 quan chức chết vì “nguyên nhân bất thường” trong thời gian từ tháng 1/2013-4/2014, có 40% tự vẫn. Trong đó, có 8 quan chức nhảy lầu.
Ông Bai Zhongren, cựu Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc, nhảy lầu hồi tháng 1 sau khi tập đoàn này bị điều tra tham nhũng. Cựu Chủ tịch của hãng dược Harbin Pharmaceutical Group Sanjing Pharmaceutical Co., ông Liu Zhanbin, cũng chọn cách tương tự để kết liễu đời mình trong khi đang bị điều tra tham nhũng hồi tháng 5.
Trong một động thái chứng tỏ các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thừa hiểu xu hướng tìm cách ẩn mình của các quan chức, Thủ tướng nước này Lý Khắc Cường đã đấm tay xuống mặt bàn trong một cuộc họp hồi tháng 5 với các quan chức cấp tỉnh, phê bình họ không làm việc tích cực.
Đến tháng 6, tờ Nhân dân Nhật báo đăng một bài bình luận trang nhất phê phán các quan chức địa phương vì sự lười nhác và “tránh ánh sáng”.
“Các quan chức địa phương đã có cách đối phó là “chờ xem” khi mà chiến dịch chống tham nhũng được đẩy nhanh. Điều này có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế”, chuyên gia Nie Wen thuộc công ty Hwabao Trust ở Thượng Hải nhận xét.
Tuy nhiên, hãng tin Reuters cho biết, những nỗ lực nhằm diệt trừ tận gốc nạn tham nhũng của ông Tập Cận Bình đang kéo theo một “tác dụng phụ” không được mong đợi.
Theo một số nguồn tin là quan chức nhà nước và doanh nghiệp của Trung Quốc, những người đang chịu trách nhiệm thực thi những cải cách kinh tế cần thiết và vận hành cỗ máy Chính phủ của nước này đang cảm thấy “chùn chân” vì lo sẽ thu hút sự chú ý mà họ không mong muốn.
Đã 18 tháng trôi qua kể từ khi bắt đầu nhưng chiến dịch chống tham nhũng mà ông Tập Cận Bình khởi xướng vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống.
Mới tuần trước, tướng Từ Tài Hậu, nguyên Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương của Trung Quốc, cựu Ủy viên Bộ Chính trị của nước này đã bị cáo buộc nhận hối lộ. Ông Từ sẽ bị tòa án binh xét xử, trở thành quan chức cao cấp nhất từ trước đến nay của Trung Quốc bị điều tra về hành vi tham nhũng.
Tình trạng tham nhũng rất phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm của chính phủ, ngành năng lượng, xây dựng, cấp phép sử dụng đất và cấp quyền khai mỏ. Bởi vậy, nhiều quan chức biết được rằng họ có thể là mục tiêu tiếp theo bị cơ quan chống tham nhũng “sờ gáy”.
“Chiến dịch chống tham nhũng đang gây ra ảnh hưởng lớn về kinh tế. Các quan chức địa phương không còn hứng thú với những dự án đầu tư lớn như trước nữa. Họ muốn ẩn mình”, một quan chức chính quyền tỉnh Triết Giang nói.
Một số nguồn tin cho hay, các dự án lớn ở Trung Quốc hiện nay thu hút sự theo dõi ngày càng gia tăng của dư luận trên mạng Internet, cho dù không có dấu hiệu tham nhũng, hối lộ. Điều này càng khiến các quan chức thận trọng hơn.
Chẳng hạn, trong một năm qua, một số dự án lớn đã bị đình lại sau khi người dân Trung Quốc bày tỏ quan ngại về vấn đề môi trường.
Hiện chưa có dữ liệu cụ thể nào cho thấy chống tham nhũng gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, công ty Huachuang Securities ở Bắc Kinh những nỗ lực chống tham nhũng và lãng phí có thể khiến tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm nay giảm 0,4 điểm phần trăm so với mức tăng 7,7% đạt được trong năm 2013.
Hồi tháng 3, cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết, số tiền chi cho các cuộc họp và các chuyến công du nước ngoài của quan chức đã giảm tương ứng 53% và 39% so với năm 2012. Từ con số này có thể thấy, chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc đã trở thành một mối lo đối với các công ty kinh doanh rượu cao cấp, đồng hồ hàng hiệu, xe sang, và các chuỗi khách sạn xa xỉ ở nước này.
Hãng tin Reuters cho biết đã phỏng vấn một loạt quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc về chuyện chống tham nhũng, nhưng tất cả đều muốn giấu kín danh tính vì sự nhạy cảm của vấn đề. Mặc dù vậy, những người được phỏng vấn cùng đưa ra những thông tin tương tự cho thấy mức độ kiên quyết và mạnh mẽ của chiến dịch.
Một viên chức ở Bắc Kinh nói, mọi người trong cơ quan của cô gần đây được yêu cầu phải điền thông tin vào mẫu nêu chi tiết giá trị tài sản của cá nhân cũng như nơi cư trú hiện tại của con cái và người thân.
Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đang đặc biệt chú ý các quan chức có vợ con sống ở nước ngoài. Những người như vậy thường bị nghi là chuyển tài sản phi pháp ra nước ngoài.
“Bầu không khí hiện nay đầy sự lo sợ và bất an. Không ai muốn làm bất kỳ điều gì có thể thu hút sự chú ý. Điều này đồng nghĩa với việc khối lượng công việc được xử lý suy giảm mạnh”, viên chức trên nói.
Theo Tân Hoa Xã, từ tháng 12/2012 đến nay, đã có khoảng 30 quan chức cao cấp từ cấp tỉnh và cấp bộ trở lên bị điều tra tham nhũng. Các vụ điều tra này đã khiến không ít quan chức tìm cách về hưu non để tránh bị điều tra.
Thậm chí, đã xảy ra một loạt vụ tự tử của các nhân vật cấp cao bị điều tra.
Hồi tháng 4, tờ Thanh niên Nhật báo của Trung Quốc đưa tin, trong số 54 quan chức chết vì “nguyên nhân bất thường” trong thời gian từ tháng 1/2013-4/2014, có 40% tự vẫn. Trong đó, có 8 quan chức nhảy lầu.
Ông Bai Zhongren, cựu Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc, nhảy lầu hồi tháng 1 sau khi tập đoàn này bị điều tra tham nhũng. Cựu Chủ tịch của hãng dược Harbin Pharmaceutical Group Sanjing Pharmaceutical Co., ông Liu Zhanbin, cũng chọn cách tương tự để kết liễu đời mình trong khi đang bị điều tra tham nhũng hồi tháng 5.
Trong một động thái chứng tỏ các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thừa hiểu xu hướng tìm cách ẩn mình của các quan chức, Thủ tướng nước này Lý Khắc Cường đã đấm tay xuống mặt bàn trong một cuộc họp hồi tháng 5 với các quan chức cấp tỉnh, phê bình họ không làm việc tích cực.
Đến tháng 6, tờ Nhân dân Nhật báo đăng một bài bình luận trang nhất phê phán các quan chức địa phương vì sự lười nhác và “tránh ánh sáng”.
“Các quan chức địa phương đã có cách đối phó là “chờ xem” khi mà chiến dịch chống tham nhũng được đẩy nhanh. Điều này có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế”, chuyên gia Nie Wen thuộc công ty Hwabao Trust ở Thượng Hải nhận xét.