Trung Quốc thay dần công nhân bằng robot
Mức lương tăng với tốc độ chóng mặt là nguyên nhân chính khiến các công ty buộc phải đầu tư vào robot
Từ nhiều thập niên qua, các công ty Trung Quốc thường tuyển dụng lao động trẻ tuổi đến từ các vùng nông thôn để làm việc trong nhà máy.
Mỗi năm, những nhà máy này xuất ra thế giới hàng triệu sản phẩm đồ chơi, quần áo và hàng điện tử. Cũng chính nhờ sự phát triển bùng nổ của các nhà máy này trong khoảng 4 thập kỷ qua, mà hàng triệu nông dân Trung Quốc đã từ bỏ cuộc sống nông thôn, chuyển sang làm công nhân thành thị.
Nhưng theo tờ Japan Times, hiện tại, khi mức lương lao động ngày một cao, nguồn cung lao động trẻ giá rẻ suy giảm, Chính phủ Trung Quốc đồng thời đang định hướng phát triển sản xuất lên trình độ công nghệ cao hơn, thì nhiều nhà máy của Trung Quốc cũng đang thay dần công nhân bằng robot.
Shenzhen Rapoo Technology ở Thâm Quyến là một trong những ví dụ. Đây là công ty đi đầu trong hoạt động tự động hóa dây chuyền sản xuất.
Tại nhà máy của công ty này ở Thâm Quyến, hiện nay người ta có thể chứng kiến hàng trăm robot hoạt động dưới sự điều khiển của con người. Trước đây, công việc tương tự sẽ cần đến số lượng lao động cao hơn so với hiện tại rất nhiều lần.
Ông Phboll Deng, phó quản đốc phân xưởng của Shenzhen Rapoo tại Thâm Quyến, nói công ty đã bắt đầu tự động hóa dây chuyền sản xuất từ cách đây 5 năm. Khi đó, Rappo mua khoảng 80 robot do công ty ABB của Thụy Điển sản xuất. Những robot này chịu trách nhiệm lắp ráp chuột, bàn phím và một số linh kiện máy tính khác. Việc thay robot trong sản xuất giúp công ty tiết kiệm được 1,6 triệu USD/năm.
Hiện nay, nhà máy chỉ cần tuyển dụng khoảng 1.000 lao động trong khi đó con số này vào thời điểm năm 2010 lên đến 3.000.
Việc nâng cấp hệ thống tự động hóa trong sản xuất đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc đến trong một số phát biểu. Theo ông, chỉ khi nào nâng cấp được hệ thống công nghệ, các công ty Trung Quốc mới có thể cạnh tranh được trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu.
Chính quyền một số tỉnh của Trung Quốc cũng đã triển khai những chương trình riêng để thay thế công nhân bằng robot. Tháng 3 năm nay, tỉnh Quảng Đông công bố sẽ đầu tư 943 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 148 tỷ USD, để khuyến khích các công ty sản xuất lớn mua robot.
Trong khi đó, tỉnh Quảng Châu cũng đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ tự động hóa khoảng 80% hoạt động sản xuất.
Nhiều năm qua, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng phần nhiều nhờ vào lực lượng lao động giá rẻ. Mức lương lao động tại Trung Quốc . Tuy nhiên, việc lương lao động tăng mạnh qua các năm (mỗi năm tăng với tốc độ 15 đến 20%) chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy các công ty Trung Quốc cải tiến công nghệ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng bắt đầu phải đối diện với vấn đề dân số già, trong khi nhiều người trẻ tại nước này chỉ thích học đại học chứ không muốn đi học nghề.
Tuy nhiên, trong bối cảnh lợi nhuận suy giảm bởi kinh tế khó khăn còn chi phí ngày một tăng, không phải công ty Trung Quốc nào cũng có thể đủ tiền đầu tư cho robot. Điều này đe dọa đến sự tồn tại của các công ty đó trong những năm tới, khi không thể cạnh tranh về chi phí sản xuất, theo nhận định của ông Jan Zhang, chuyên gia về tự động hóa tại HIS Technology ở Thượng Hải.
Ngành ôtô Trung Quốc hiện đang đi đầu trong việc tự động hóa sản xuất, thế nhưng nhiều ngành khác cũng đang bắt buộc phải cải tiến công nghệ. Cùng thời gian trên, robot ngày một dễ sử dụng và có giá rẻ hơn. Tính toán của Goldman Sachs cho thấy hiện nay, thời gian thu hồi vốn của một robot ở Trung Quốc chỉ là 1,3 năm, trong khi ở thời điểm năm 2008, con số này lên đến 11,8 năm.
Tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử TCL hiện sử dụng rất nhiều robot để sản xuất hàng xuất khẩu. Chỉ riêng nhà máy của TCL ở Thâm Quyến đã dùng đến 978 robot để lắp ráp tivi.
Theo số liệu của Liên đoàn Robot Quốc tế, 2014 là năm thứ hai liên tiếp Trung Quốc đứng thứ hai thế giới về số lượng robot mua về. Các công ty Trung Quốc mua 56 nghìn robot trong tổng số 224 nghìn robot được bán ra trên toàn cầu.
Dù vậy, nếu tính trung bình, hiện tại tỷ lệ robot tại Trung Quốc vẫn còn khá thấp. Với 10 nghìn công nhân, Trung Quốc mới có khoảng 30 robot, trong khi con số tương tự tại Hàn Quốc là 437, Mỹ là 152. Mức trung bình của toàn cầu là 62. Chính phủ Trung Quốc muốn nâng tỷ lệ robot trên mức 100 vào năm 2020.
Mỗi năm, những nhà máy này xuất ra thế giới hàng triệu sản phẩm đồ chơi, quần áo và hàng điện tử. Cũng chính nhờ sự phát triển bùng nổ của các nhà máy này trong khoảng 4 thập kỷ qua, mà hàng triệu nông dân Trung Quốc đã từ bỏ cuộc sống nông thôn, chuyển sang làm công nhân thành thị.
Nhưng theo tờ Japan Times, hiện tại, khi mức lương lao động ngày một cao, nguồn cung lao động trẻ giá rẻ suy giảm, Chính phủ Trung Quốc đồng thời đang định hướng phát triển sản xuất lên trình độ công nghệ cao hơn, thì nhiều nhà máy của Trung Quốc cũng đang thay dần công nhân bằng robot.
Shenzhen Rapoo Technology ở Thâm Quyến là một trong những ví dụ. Đây là công ty đi đầu trong hoạt động tự động hóa dây chuyền sản xuất.
Tại nhà máy của công ty này ở Thâm Quyến, hiện nay người ta có thể chứng kiến hàng trăm robot hoạt động dưới sự điều khiển của con người. Trước đây, công việc tương tự sẽ cần đến số lượng lao động cao hơn so với hiện tại rất nhiều lần.
Ông Phboll Deng, phó quản đốc phân xưởng của Shenzhen Rapoo tại Thâm Quyến, nói công ty đã bắt đầu tự động hóa dây chuyền sản xuất từ cách đây 5 năm. Khi đó, Rappo mua khoảng 80 robot do công ty ABB của Thụy Điển sản xuất. Những robot này chịu trách nhiệm lắp ráp chuột, bàn phím và một số linh kiện máy tính khác. Việc thay robot trong sản xuất giúp công ty tiết kiệm được 1,6 triệu USD/năm.
Hiện nay, nhà máy chỉ cần tuyển dụng khoảng 1.000 lao động trong khi đó con số này vào thời điểm năm 2010 lên đến 3.000.
Việc nâng cấp hệ thống tự động hóa trong sản xuất đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc đến trong một số phát biểu. Theo ông, chỉ khi nào nâng cấp được hệ thống công nghệ, các công ty Trung Quốc mới có thể cạnh tranh được trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu.
Chính quyền một số tỉnh của Trung Quốc cũng đã triển khai những chương trình riêng để thay thế công nhân bằng robot. Tháng 3 năm nay, tỉnh Quảng Đông công bố sẽ đầu tư 943 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 148 tỷ USD, để khuyến khích các công ty sản xuất lớn mua robot.
Trong khi đó, tỉnh Quảng Châu cũng đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ tự động hóa khoảng 80% hoạt động sản xuất.
Nhiều năm qua, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng phần nhiều nhờ vào lực lượng lao động giá rẻ. Mức lương lao động tại Trung Quốc . Tuy nhiên, việc lương lao động tăng mạnh qua các năm (mỗi năm tăng với tốc độ 15 đến 20%) chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy các công ty Trung Quốc cải tiến công nghệ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng bắt đầu phải đối diện với vấn đề dân số già, trong khi nhiều người trẻ tại nước này chỉ thích học đại học chứ không muốn đi học nghề.
Tuy nhiên, trong bối cảnh lợi nhuận suy giảm bởi kinh tế khó khăn còn chi phí ngày một tăng, không phải công ty Trung Quốc nào cũng có thể đủ tiền đầu tư cho robot. Điều này đe dọa đến sự tồn tại của các công ty đó trong những năm tới, khi không thể cạnh tranh về chi phí sản xuất, theo nhận định của ông Jan Zhang, chuyên gia về tự động hóa tại HIS Technology ở Thượng Hải.
Ngành ôtô Trung Quốc hiện đang đi đầu trong việc tự động hóa sản xuất, thế nhưng nhiều ngành khác cũng đang bắt buộc phải cải tiến công nghệ. Cùng thời gian trên, robot ngày một dễ sử dụng và có giá rẻ hơn. Tính toán của Goldman Sachs cho thấy hiện nay, thời gian thu hồi vốn của một robot ở Trung Quốc chỉ là 1,3 năm, trong khi ở thời điểm năm 2008, con số này lên đến 11,8 năm.
Tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử TCL hiện sử dụng rất nhiều robot để sản xuất hàng xuất khẩu. Chỉ riêng nhà máy của TCL ở Thâm Quyến đã dùng đến 978 robot để lắp ráp tivi.
Theo số liệu của Liên đoàn Robot Quốc tế, 2014 là năm thứ hai liên tiếp Trung Quốc đứng thứ hai thế giới về số lượng robot mua về. Các công ty Trung Quốc mua 56 nghìn robot trong tổng số 224 nghìn robot được bán ra trên toàn cầu.
Dù vậy, nếu tính trung bình, hiện tại tỷ lệ robot tại Trung Quốc vẫn còn khá thấp. Với 10 nghìn công nhân, Trung Quốc mới có khoảng 30 robot, trong khi con số tương tự tại Hàn Quốc là 437, Mỹ là 152. Mức trung bình của toàn cầu là 62. Chính phủ Trung Quốc muốn nâng tỷ lệ robot trên mức 100 vào năm 2020.