Truyền hình trả tiền: “Mới chỉ dành cho người giàu”
Trong những năm tới, dịch vụ truyền hình trả tiền vẫn là "của dành cho người giàu"
Truyền hình trả tiền sẽ ngày càng trở thành sự lựa chọn của người xem truyền hình do lợi thế về tính đa dạng của nội dung, hiệu quả của dịch vụ, hiện đại của kỹ thuật công nghệ và, tỷ trọng người xem truyền hình trả tiền sẽ ngày càng lớn hơn người xem truyền hình quảng bá.
Khi xây dựng quy chế về quản lý hoạt động truyền hình trả tiền, Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã nhận định như vậy.
Thế nhưng, theo ông Mai Sông Bé, Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Nai thì, dịch vụ truyền hình trả tiền trong những năm tới vẫn là… của người giàu chứ chưa thể dành cho đại đa số người dân.
Trao đổi với VnEconomy, ông Bé nói:
- Hiện cả nước mới có khoảng hơn 2 triệu thuê bao truyền hình trả tiền với các dịch vụ như truyền hình cáp, truyền hình số, vệ tinh, rồi truyền hình theo công nghệ IPTV của 47 nhà cung cấp trên toàn quốc.
Nếu so với số dân ở các đô thị cũng như của cả nước, tỷ lệ người dùng dịch truyền hình trả tiền hiện còn rất hạn chế. Trong khi đó, tiềm năng của truyền hình trả tiền sẽ phát triển tỷ lệ thuận với phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá hiện đang diễn ra khá nhanh. Đó chính là một tiềm năng khá lớn cho truyền hình trả tiền.
Tuy nhiên, cũng có một thách thức lớn là với người có thu nhập thấp, ngay ở trong lòng đô thị đấy thôi, như công nhân lao động, chưa nói vùng sâu vùng xa, Tây Bắc, Tây Nguyên… thì cơ hội tiếp cận tiện ích của truyền hình trả tiền sẽ là thời gian còn rất lâu nữa.
Ông có thể chứng minh cụ thể hơn nhận định của mình là tại sao những năm tới, truyền hình trả tiền vẫn là “của dành cho nhà giàu”, gần như ngược lại với nhận định Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử?
Cả nước hiện có 85,7 triệu dân, với 21 triệu hộ, đô thị có 8,1 triệu hộ, chiếm 39% tổng số hộ tương đương 25,5 triệu dân. Vùng nông thôn có 12 triệu hộ với 61% số hộ, tương đương khoảng 60 triệu. Nhưng thực tế mới có hơn 2 triệu thuê bao truyền hình trả tiền. Điều đó cho thấy số dân sử dụng truyền hình trả tiền đang là rất thấp.
Ngay với dân số của đô thị - nơi “cư trú” của truyền hình trả tiền, như Tp.HCM, Hà Nội và các vùng phụ cận thì cũng chưa phải nhiều. Ở Tp.HCM có tốc độ đô thị hóa rất cao, có 57% cư dân sống trong đô thị, nhưng lượng thuê bao truyền hình trả tiền cũng chỉ 1 triệu. 1 triệu thuê bao so với cư dân hiện có thì không ăn nhằm gì.
Đấy là chưa nói các vùng còn nhiều khó khăn như đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Trung du Miền núi phía Bắc. Ngay cư dân đô thị có thu nhập cao như thế còn chưa có điều kiện tiếp cận dịch vụ thì công nhân lao động càng khó có khả năng tiếp cận.
Nhưng theo chủ trương của Chính phủ, đến năm 2020 sẽ hoàn toàn chuyển sang truyền hình số hóa và thời gian từ giờ đến đó, truyền hình theo công nghệ analog sẽ được loại bỏ?
Theo chủ trương của Chính phủ là sẽ tiến tới số hóa và chấm dứt truyền hình theo công nghệ analog vào năm 2020. Nhưng, với mức độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, theo chủ quan của tôi, 5 năm, 10 năm hoặc thậm chí 15 năm tới thì mức tăng trưởng với thu nhập đầu người cũng chỉ khoảng 2000- 2500 USD/năm.
Nhưng khi chấm dứt analog chuyển qua kỹ thuật số, mà số thì cần đầu thu, đầu thu hiện cũng vài triệu, tương ứng với cả mấy tạ thóc, chưa kể các loại phí lắp đặt, bảo hành và nhất là phí sử dụng hàng năm cũng lên tới cả triệu đồng.
Trong khi ngay như các nước ở châu Âu hay Bắc Mỹ họ đã có truyền hình lâu đời hơn mình, với bình quân thu nhập bình quân đầu người tới 30- 40 nghìn USD/năm, nhưng phần đông họ cũng mới chấm dứt analog vào năm 2009. Với mức thu nhập như mình mà đặt ra mục tiêu năm 2020, theo tôi là hơi sớm.
Nghĩa là theo ông vẫn nên duy trì truyền hình theo công nghệ analog?
Thực tế, truyền hình theo công nghệ analog là truyền hình quảng bá phục vụ cho người nghèo, trong quá trình phủ sóng của đài truyền hình quốc gia, địa phương thì đại đa số dân chúng sẽ được tiếp cận với đường lối chính sách, được hưởng thụ các nhu cầu văn hoá, tinh thần…
Tôi cho rằng, một mặt vẫn đầu tư phát triển truyền hình kỹ thuật số và trả tiền nhưng mặt khác vẫn nên duy trì truyền hình analog, và để truyền hình này phát triển tồn tại song song với truyền hình số hóa, truyền hình trả tiền. Điều đó không ảnh hưởng gì cả.
Xu hướng truyền hình trả tiền là xu hướng tất yếu, theo đà tiến bộ chung của thế giới. Nhưng truyền hình trả tiền vẫn cứ tiếp tục phát triển, truyền hình analog vẫn tồn tại đến khi nào đời sống kinh tế phát triển, thu nhập đời sống lên cao thì lúc đó ta mới nên loại bỏ hoàn toàn truyền hình analog.
Đó là một thách thức và cũng là một triển vọng rất lớn để phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền. Nhưng tôi vẫn mạnh dạn đề nghị Chính phủ, các cơ quan chức năng chuyên ngành nên tiếp tục cho phép các đài truyền hình được phát sóng công nghệ analog để phục vụ lâu dài cho đại đa số người dân, nhất là người dân vùng sâu vùng xa.
Để người có thu nhập thấp sớm được tiếp cận với dịch vụ truyền hình trả tiền, theo ông cần có những giải pháp gì?
Trong quy định của Chính phủ thì cũng có quỹ về truyền thông, thông tin cho người dân. Có thể lấy quỹ này để trợ giá qua đầu thu, thậm chí phát không, hoặc chỉ thu phí… Hoặc, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất của ngành điện tử, thì ngay trong ti vi khi sản xuất máy thế hệ mới thay vì có đầu thu Nhà nước có thể trợ giá bằng quỹ nào đó, bằng cách lắp đặt thiết bị ngay trong ti vi để người dân có thể hưởng thụ được.
Ngoài ra, yếu tố cơ bản và bền vững để đại đa số người dân tiếp cận được là phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức thu nhập của người dân không ngừng được tăng lên.
Sau hơn 15 năm phát triển, theo ông, đến nay, truyền hình trả tiền của Việt Nam đã đạt được những thành tựu và còn những hạn chế gì?
Việt Nam cũng mới tiếp cận truyền hình trả tiền từ năm 1993 của HCTV, của các đài truyền hình khác cũng mới đi vào hoạt động năm, sáu năm lại đây. Vì thế, việc mở ra được hơn 2 triệu thuê bao cũng là cố gắng lớn, đã hình thành được đội ngũ kỹ thuật, biên tập làm chương trình.
Nhưng so với yêu cầu làm kỹ thuật, đặc biệt là truyền hình chất lượng cao, chất lượng về âm thanh hình ảnh (HD), đặc biệt là chất lượng về nội dung là hết sức quan trọng, để làm sao thông qua truyền hình trả tiền với các kênh trong nước và ngoài nước, một mặt vẫn giữ được bản sắc văn hoá khi hội nhập, thứ hai thông qua các kênh nước ngoài tiếp thu tinh hoa văn hoá của thế giới, thì đó là bản lĩnh của đội ngũ biên tập.
Hạn chế là lớn nhất đối với phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền hiện tại vẫn là vốn và cơ chế. Nhất là hệ thống truyền dẫn hạ tầng kỹ thuật… vẫn đi “lung tung” trên trời, mà bây giờ đưa xuống dưới đất là cần vốn rất lớn.
Hơn nữa, trước giờ không có quy định nên các nhà đài còn mạnh ai ấy làm, giờ sắp có có hành lang về quản lý hoạt động truyền hình trả tiền thì cứ thế mà đi, đi đúng sẽ phát triển thôi.
Khi xây dựng quy chế về quản lý hoạt động truyền hình trả tiền, Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã nhận định như vậy.
Thế nhưng, theo ông Mai Sông Bé, Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Nai thì, dịch vụ truyền hình trả tiền trong những năm tới vẫn là… của người giàu chứ chưa thể dành cho đại đa số người dân.
Trao đổi với VnEconomy, ông Bé nói:
- Hiện cả nước mới có khoảng hơn 2 triệu thuê bao truyền hình trả tiền với các dịch vụ như truyền hình cáp, truyền hình số, vệ tinh, rồi truyền hình theo công nghệ IPTV của 47 nhà cung cấp trên toàn quốc.
Nếu so với số dân ở các đô thị cũng như của cả nước, tỷ lệ người dùng dịch truyền hình trả tiền hiện còn rất hạn chế. Trong khi đó, tiềm năng của truyền hình trả tiền sẽ phát triển tỷ lệ thuận với phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá hiện đang diễn ra khá nhanh. Đó chính là một tiềm năng khá lớn cho truyền hình trả tiền.
Tuy nhiên, cũng có một thách thức lớn là với người có thu nhập thấp, ngay ở trong lòng đô thị đấy thôi, như công nhân lao động, chưa nói vùng sâu vùng xa, Tây Bắc, Tây Nguyên… thì cơ hội tiếp cận tiện ích của truyền hình trả tiền sẽ là thời gian còn rất lâu nữa.
Ông có thể chứng minh cụ thể hơn nhận định của mình là tại sao những năm tới, truyền hình trả tiền vẫn là “của dành cho nhà giàu”, gần như ngược lại với nhận định Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử?
Cả nước hiện có 85,7 triệu dân, với 21 triệu hộ, đô thị có 8,1 triệu hộ, chiếm 39% tổng số hộ tương đương 25,5 triệu dân. Vùng nông thôn có 12 triệu hộ với 61% số hộ, tương đương khoảng 60 triệu. Nhưng thực tế mới có hơn 2 triệu thuê bao truyền hình trả tiền. Điều đó cho thấy số dân sử dụng truyền hình trả tiền đang là rất thấp.
Ngay với dân số của đô thị - nơi “cư trú” của truyền hình trả tiền, như Tp.HCM, Hà Nội và các vùng phụ cận thì cũng chưa phải nhiều. Ở Tp.HCM có tốc độ đô thị hóa rất cao, có 57% cư dân sống trong đô thị, nhưng lượng thuê bao truyền hình trả tiền cũng chỉ 1 triệu. 1 triệu thuê bao so với cư dân hiện có thì không ăn nhằm gì.
Đấy là chưa nói các vùng còn nhiều khó khăn như đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Trung du Miền núi phía Bắc. Ngay cư dân đô thị có thu nhập cao như thế còn chưa có điều kiện tiếp cận dịch vụ thì công nhân lao động càng khó có khả năng tiếp cận.
Nhưng theo chủ trương của Chính phủ, đến năm 2020 sẽ hoàn toàn chuyển sang truyền hình số hóa và thời gian từ giờ đến đó, truyền hình theo công nghệ analog sẽ được loại bỏ?
Theo chủ trương của Chính phủ là sẽ tiến tới số hóa và chấm dứt truyền hình theo công nghệ analog vào năm 2020. Nhưng, với mức độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, theo chủ quan của tôi, 5 năm, 10 năm hoặc thậm chí 15 năm tới thì mức tăng trưởng với thu nhập đầu người cũng chỉ khoảng 2000- 2500 USD/năm.
Nhưng khi chấm dứt analog chuyển qua kỹ thuật số, mà số thì cần đầu thu, đầu thu hiện cũng vài triệu, tương ứng với cả mấy tạ thóc, chưa kể các loại phí lắp đặt, bảo hành và nhất là phí sử dụng hàng năm cũng lên tới cả triệu đồng.
Trong khi ngay như các nước ở châu Âu hay Bắc Mỹ họ đã có truyền hình lâu đời hơn mình, với bình quân thu nhập bình quân đầu người tới 30- 40 nghìn USD/năm, nhưng phần đông họ cũng mới chấm dứt analog vào năm 2009. Với mức thu nhập như mình mà đặt ra mục tiêu năm 2020, theo tôi là hơi sớm.
Nghĩa là theo ông vẫn nên duy trì truyền hình theo công nghệ analog?
Thực tế, truyền hình theo công nghệ analog là truyền hình quảng bá phục vụ cho người nghèo, trong quá trình phủ sóng của đài truyền hình quốc gia, địa phương thì đại đa số dân chúng sẽ được tiếp cận với đường lối chính sách, được hưởng thụ các nhu cầu văn hoá, tinh thần…
Tôi cho rằng, một mặt vẫn đầu tư phát triển truyền hình kỹ thuật số và trả tiền nhưng mặt khác vẫn nên duy trì truyền hình analog, và để truyền hình này phát triển tồn tại song song với truyền hình số hóa, truyền hình trả tiền. Điều đó không ảnh hưởng gì cả.
Xu hướng truyền hình trả tiền là xu hướng tất yếu, theo đà tiến bộ chung của thế giới. Nhưng truyền hình trả tiền vẫn cứ tiếp tục phát triển, truyền hình analog vẫn tồn tại đến khi nào đời sống kinh tế phát triển, thu nhập đời sống lên cao thì lúc đó ta mới nên loại bỏ hoàn toàn truyền hình analog.
Đó là một thách thức và cũng là một triển vọng rất lớn để phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền. Nhưng tôi vẫn mạnh dạn đề nghị Chính phủ, các cơ quan chức năng chuyên ngành nên tiếp tục cho phép các đài truyền hình được phát sóng công nghệ analog để phục vụ lâu dài cho đại đa số người dân, nhất là người dân vùng sâu vùng xa.
Để người có thu nhập thấp sớm được tiếp cận với dịch vụ truyền hình trả tiền, theo ông cần có những giải pháp gì?
Trong quy định của Chính phủ thì cũng có quỹ về truyền thông, thông tin cho người dân. Có thể lấy quỹ này để trợ giá qua đầu thu, thậm chí phát không, hoặc chỉ thu phí… Hoặc, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất của ngành điện tử, thì ngay trong ti vi khi sản xuất máy thế hệ mới thay vì có đầu thu Nhà nước có thể trợ giá bằng quỹ nào đó, bằng cách lắp đặt thiết bị ngay trong ti vi để người dân có thể hưởng thụ được.
Ngoài ra, yếu tố cơ bản và bền vững để đại đa số người dân tiếp cận được là phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức thu nhập của người dân không ngừng được tăng lên.
Sau hơn 15 năm phát triển, theo ông, đến nay, truyền hình trả tiền của Việt Nam đã đạt được những thành tựu và còn những hạn chế gì?
Việt Nam cũng mới tiếp cận truyền hình trả tiền từ năm 1993 của HCTV, của các đài truyền hình khác cũng mới đi vào hoạt động năm, sáu năm lại đây. Vì thế, việc mở ra được hơn 2 triệu thuê bao cũng là cố gắng lớn, đã hình thành được đội ngũ kỹ thuật, biên tập làm chương trình.
Nhưng so với yêu cầu làm kỹ thuật, đặc biệt là truyền hình chất lượng cao, chất lượng về âm thanh hình ảnh (HD), đặc biệt là chất lượng về nội dung là hết sức quan trọng, để làm sao thông qua truyền hình trả tiền với các kênh trong nước và ngoài nước, một mặt vẫn giữ được bản sắc văn hoá khi hội nhập, thứ hai thông qua các kênh nước ngoài tiếp thu tinh hoa văn hoá của thế giới, thì đó là bản lĩnh của đội ngũ biên tập.
Hạn chế là lớn nhất đối với phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền hiện tại vẫn là vốn và cơ chế. Nhất là hệ thống truyền dẫn hạ tầng kỹ thuật… vẫn đi “lung tung” trên trời, mà bây giờ đưa xuống dưới đất là cần vốn rất lớn.
Hơn nữa, trước giờ không có quy định nên các nhà đài còn mạnh ai ấy làm, giờ sắp có có hành lang về quản lý hoạt động truyền hình trả tiền thì cứ thế mà đi, đi đúng sẽ phát triển thôi.