TS. Cao Sĩ Kiêm: Đã có chất vấn nhưng còn bên “phê”, bên “trốn”
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chia sẻ suy nghĩ về phiên chất vấn vừa qua của Quốc hội
Từng 10 năm lăn lộn dưới địa phương, 10 năm giữ các cương vị trong Chính phủ, 10 năm tiếp công tác ban đảng ở trung ương, giờ là đại diện của cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong Quốc hội, ông hiểu rất rõ những ngóc ngách trong vận hành của hệ thống chính trị.
Một ngày sau khi Quốc hội bế mạc kỳ họp thứ tư, trong một căn hộ tập thể nhỏ ở quận Ba Đình, Hà Nội, ông - TS. Cao Sĩ Kiêm đã chia sẻ suy nghĩ về phiên chất vấn của Quốc hội.
“Theo tớ là được!”
Thưa, ông nhận xét gì từ phiên chất vấn có nhiều đổi mới vừa rồi?
Không báo cáo dài dòng. Gộp những vấn đề liên quan với nhau vào thành chuyên đề. Không một chiều mà trao đổi qua lại. Có nghị quyết và buộc người trả lời chất vấn kỳ họp sau báo cáo lại kết quả thực hiện lời hứa, kiến nghị của đại biểu, của cử tri. Theo tớ là được! Những vấn đề nóng bỏng, thời sự nhất của cuộc sống như khó khăn của nông dân trồng lúa, vụ Vedan và vấn nạn ô nhiễm, chính sách tiền tệ gắn với khó khăn của doanh nghiệp được các đại biểu cập nhật, chuyển tải tới nghị trường. Tuy chưa là bước ngoặt nhưng cách đổi mới đó đưa dần hoạt động chất vấn của Quốc hội vào quỹ đạo.
Nhưng việc chất vấn vẫn còn những hạn chế cũ. Cử tri mong đợi chỉ rõ được nguyên nhân, địa chỉ, ai chịu trách nhiệm, giải pháp khắc phục... lại chưa được đáp ứng. Các bộ trưởng đâu đó còn vòng vo. Thủ tướng thì có nhận nhưng chưa chỉ vào ai. Có lẽ đại biểu - người giám sát và các bộ trưởng - người làm chưa gặp nhau. Thế nên một bên cứ phê, bên kia cứ... “trốn”.
Không hiểu nhau ắt là lỗi cả hai bên. Vậy bên nào nặng hơn ạ?
“Anh” bộ. Anh là người hiểu biết, là người có quyền điều hành. Còn đại biểu chủ yếu là nghe, phản ánh lại cuộc sống. Cho nên họ nói chưa đúng hết mình vẫn phải lắng nghe, tìm hiểu đến tổ chấy chứ đừng bao biện.
Địa chỉ của trách nhiệm thì Quốc hội khóa nào, kỳ họp nào chẳng đòi hỏi. Vậy tại sao vẫn chưa đáp ứng được?
Có lẽ vẫn còn khoảng cách trong cách hiểu về trách nhiệm. Đại biểu muốn quy trách nhiệm để tìm giải pháp, còn ông trả lời lại sợ nhận trách nhiệm là bị xử lý. Ấy là họ lo hơi quá chứ thật ra việc xử lý còn nhiều công đoạn, chưa kể còn thiếu một cơ chế rõ ràng về trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm cá nhân.
“Anh Phát nhận trách nhiệm vì ức”
Trong khi vẫn còn khoảng cách về cách hiểu trách nhiệm, ông thấy có bộ trưởng nào đã chia sẻ được với đại biểu những vấn đề thuộc trách nhiệm của mình?
Anh Cao Đức Phát thì nói được câu “sẵn sàng chịu kỷ luật”. Nhưng tớ có gặp và bảo: Cậu là ức mà nhận thôi!
Tớ tin là các đại biểu bức xúc quá về điều hành xuất khẩu gạo, truy cậu này đến ức chế mà xin được kỷ luật. Rất tốt là anh mạnh dạn chịu trách nhiệm nhưng đã đến tận cùng nguyên nhân đâu. Mà có xin kỷ luật cũng chẳng ai xử.
Nhưng cách nhận của Bộ trưởng Phát lại giúp các đại biểu và cử tri dịu xuống...
Ừ thì cảm tình. Người ta chỉ cần anh nhận trách nhiệm để sửa chứ có đòi phạt anh đâu? Có địa chỉ trách nhiệm là có lòng tin!
Nhưng nhận trách nhiệm vội thế, sửa sao được? Bối cảnh tháng 3/2008, ai dự báo đúng được? Lẽ ra anh phải mạnh dạn mà giải thích là cả miền Bắc rét như thế, mạ chết, trâu, bò, gia súc chết như thế, chưa kể dịch bệnh hoành hành thì làm sao dám liều mà đẩy mạnh xuất khẩu gạo. May mà sau đợt đó không còn rét muộn chứ không thì mạ lúa cấy mới cũng chết hết... Lúc đó mà cho xuất tiếp thì giờ dân đói, tội còn to hơn nhiều.
Một số ông dùng kỹ xảo làm hoa mắt đại biểu
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu bị hỏi một câu khá xóc: “Thống đốc có nghĩ đến việc từ chức?”. Từng giữ cương vị Thống đốc, chắc ông có nhiều chia sẻ?
Đại biểu hỏi hơi cực đoan. Từ chức hay không phải đánh giá toàn diện chức trách của người ta chứ đâu phải một vài việc điều hành. Ngay cả những quyết định mà đại biểu cho là “phanh gấp” cũng chưa hẳn sai. Có chăng là các ngành khác thiếu các biện pháp hỗ trợ đồng bộ, kịp thời mà Chính phủ đã nêu trong gói giải pháp gồm tám điểm. Thế nên ngân hàng mới rơi vào vị trí đầu đàn, bị dư luận, giới doanh nghiệp tấn công.
Tớ có góp ý với anh Giàu là có thể giải trình thẳng ra những khó khăn lúc đó. Lạm phát cao thế mà không kéo dân tới ngân hàng để họ ào ào rút ra thì còn nguy hiểm hơn.
Bộ trưởng nào ông thấy còn xa với mong muốn của đại biểu nhất?
Tớ thấy một số ông chưa ai đả động tới trách nhiệm mà đã vội “bao lại”, xuê xoa làm mờ. Chưa kể họ còn dùng nghiệp vụ trí trá, trích dẫn số liệu làm hoa mắt đại biểu... Xã hội thông tin thế này, tài thánh cũng không giấu được. Anh qua được kỳ này nhưng còn kỳ họp sau, sau nữa... Thực tiễn nó sòng phẳng!
Thích phong cách “anh Hai Nam bộ”
Ta đã nói nhiều về cách trả lời chất vấn của các bộ trưởng. Vậy còn cách chất vấn của các đại biểu thì ông thấy sao?
Tớ thích cách hỏi, cách truy vấn của các đại biểu miền Nam. Một phần vì thực tiễn miền Nam sôi động hơn nên các đại biểu có nhiều thông tin cuộc sống nóng bỏng. Phần nữa, họ vừa có phong cách anh Hai, vừa có phong cách của thị trường, rõ ràng, minh bạch. Chán nhất là cách chất vấn, thảo luận cứ rào đón trước sau, dĩ hòa vi quý. Một phần chắc thực tiễn thị trường kém sôi động hơn, song cũng vì phong cách sĩ phu. Chưa kể có người trong công việc hàng ngày thường xuyên tiếp xúc cấp cao mà ngại mất lòng chăng?
Còn nhóm đại biểu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo ở địa phương, ở trung ương thì rõ là ít phát biểu, càng không chất vấn. Hỏi nhiều là mấy vị chuyên trách, dạng như phó đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, trình độ có, quan hệ nhiều với cơ sở, lại ít ràng buộc với chính quyền. Có thể họ tự tìm ra vấn đề để chất vấn, cũng có thể họ được “mồi” để hỏi, hỏi thẳng.
Nhưng ta cần tôn trọng tính đa dạng trong Quốc hội, kể cả những đại biểu hơi “quá khích”. Chính họ đang phản ánh đúng nhất, sinh động nhất cuộc sống bên ngoài những phòng ốc salon của chính khách.
Nóng nhất kỳ chất vấn này là điều hành xuất khẩu gạo. Sau phần trả lời của hai bộ trưởng, Thủ tướng đã dành khá nhiều thời gian cho vấn đề này. Theo ông, Thủ tướng có làm dịu đi những bức xúc của đại biểu và cử tri?
Thủ tướng giải tỏa được cho đại biểu, cho cử tri mà đúng thực tế. Tớ thấy Thủ tướng là người nắm được vấn đề, có tư duy dám chịu trách nhiệm. Ông nói thẳng toẹt ra nên người ta hiểu và chia sẻ.
Mà Thủ tướng cũng có nghệ thuật trả lời. Trình bày báo cáo giấy đến giữa chừng, ông dừng lại, trần tình với Quốc hội: Quyết định lúc đó rất khó khăn. Dự trữ còn có 60.000 tấn thóc. Không ai dám chắc miền Bắc được hay mất mùa trong khi hoàn cảnh tương tự trước đây từng mất mùa hai vụ...
Nghĩa Nhân (Pháp luật Tp.HCM)
Một ngày sau khi Quốc hội bế mạc kỳ họp thứ tư, trong một căn hộ tập thể nhỏ ở quận Ba Đình, Hà Nội, ông - TS. Cao Sĩ Kiêm đã chia sẻ suy nghĩ về phiên chất vấn của Quốc hội.
“Theo tớ là được!”
Thưa, ông nhận xét gì từ phiên chất vấn có nhiều đổi mới vừa rồi?
Không báo cáo dài dòng. Gộp những vấn đề liên quan với nhau vào thành chuyên đề. Không một chiều mà trao đổi qua lại. Có nghị quyết và buộc người trả lời chất vấn kỳ họp sau báo cáo lại kết quả thực hiện lời hứa, kiến nghị của đại biểu, của cử tri. Theo tớ là được! Những vấn đề nóng bỏng, thời sự nhất của cuộc sống như khó khăn của nông dân trồng lúa, vụ Vedan và vấn nạn ô nhiễm, chính sách tiền tệ gắn với khó khăn của doanh nghiệp được các đại biểu cập nhật, chuyển tải tới nghị trường. Tuy chưa là bước ngoặt nhưng cách đổi mới đó đưa dần hoạt động chất vấn của Quốc hội vào quỹ đạo.
Nhưng việc chất vấn vẫn còn những hạn chế cũ. Cử tri mong đợi chỉ rõ được nguyên nhân, địa chỉ, ai chịu trách nhiệm, giải pháp khắc phục... lại chưa được đáp ứng. Các bộ trưởng đâu đó còn vòng vo. Thủ tướng thì có nhận nhưng chưa chỉ vào ai. Có lẽ đại biểu - người giám sát và các bộ trưởng - người làm chưa gặp nhau. Thế nên một bên cứ phê, bên kia cứ... “trốn”.
Không hiểu nhau ắt là lỗi cả hai bên. Vậy bên nào nặng hơn ạ?
“Anh” bộ. Anh là người hiểu biết, là người có quyền điều hành. Còn đại biểu chủ yếu là nghe, phản ánh lại cuộc sống. Cho nên họ nói chưa đúng hết mình vẫn phải lắng nghe, tìm hiểu đến tổ chấy chứ đừng bao biện.
Địa chỉ của trách nhiệm thì Quốc hội khóa nào, kỳ họp nào chẳng đòi hỏi. Vậy tại sao vẫn chưa đáp ứng được?
Có lẽ vẫn còn khoảng cách trong cách hiểu về trách nhiệm. Đại biểu muốn quy trách nhiệm để tìm giải pháp, còn ông trả lời lại sợ nhận trách nhiệm là bị xử lý. Ấy là họ lo hơi quá chứ thật ra việc xử lý còn nhiều công đoạn, chưa kể còn thiếu một cơ chế rõ ràng về trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm cá nhân.
“Anh Phát nhận trách nhiệm vì ức”
Trong khi vẫn còn khoảng cách về cách hiểu trách nhiệm, ông thấy có bộ trưởng nào đã chia sẻ được với đại biểu những vấn đề thuộc trách nhiệm của mình?
Anh Cao Đức Phát thì nói được câu “sẵn sàng chịu kỷ luật”. Nhưng tớ có gặp và bảo: Cậu là ức mà nhận thôi!
Tớ tin là các đại biểu bức xúc quá về điều hành xuất khẩu gạo, truy cậu này đến ức chế mà xin được kỷ luật. Rất tốt là anh mạnh dạn chịu trách nhiệm nhưng đã đến tận cùng nguyên nhân đâu. Mà có xin kỷ luật cũng chẳng ai xử.
Nhưng cách nhận của Bộ trưởng Phát lại giúp các đại biểu và cử tri dịu xuống...
Ừ thì cảm tình. Người ta chỉ cần anh nhận trách nhiệm để sửa chứ có đòi phạt anh đâu? Có địa chỉ trách nhiệm là có lòng tin!
Nhưng nhận trách nhiệm vội thế, sửa sao được? Bối cảnh tháng 3/2008, ai dự báo đúng được? Lẽ ra anh phải mạnh dạn mà giải thích là cả miền Bắc rét như thế, mạ chết, trâu, bò, gia súc chết như thế, chưa kể dịch bệnh hoành hành thì làm sao dám liều mà đẩy mạnh xuất khẩu gạo. May mà sau đợt đó không còn rét muộn chứ không thì mạ lúa cấy mới cũng chết hết... Lúc đó mà cho xuất tiếp thì giờ dân đói, tội còn to hơn nhiều.
Một số ông dùng kỹ xảo làm hoa mắt đại biểu
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu bị hỏi một câu khá xóc: “Thống đốc có nghĩ đến việc từ chức?”. Từng giữ cương vị Thống đốc, chắc ông có nhiều chia sẻ?
Đại biểu hỏi hơi cực đoan. Từ chức hay không phải đánh giá toàn diện chức trách của người ta chứ đâu phải một vài việc điều hành. Ngay cả những quyết định mà đại biểu cho là “phanh gấp” cũng chưa hẳn sai. Có chăng là các ngành khác thiếu các biện pháp hỗ trợ đồng bộ, kịp thời mà Chính phủ đã nêu trong gói giải pháp gồm tám điểm. Thế nên ngân hàng mới rơi vào vị trí đầu đàn, bị dư luận, giới doanh nghiệp tấn công.
Tớ có góp ý với anh Giàu là có thể giải trình thẳng ra những khó khăn lúc đó. Lạm phát cao thế mà không kéo dân tới ngân hàng để họ ào ào rút ra thì còn nguy hiểm hơn.
Bộ trưởng nào ông thấy còn xa với mong muốn của đại biểu nhất?
Tớ thấy một số ông chưa ai đả động tới trách nhiệm mà đã vội “bao lại”, xuê xoa làm mờ. Chưa kể họ còn dùng nghiệp vụ trí trá, trích dẫn số liệu làm hoa mắt đại biểu... Xã hội thông tin thế này, tài thánh cũng không giấu được. Anh qua được kỳ này nhưng còn kỳ họp sau, sau nữa... Thực tiễn nó sòng phẳng!
Thích phong cách “anh Hai Nam bộ”
Ta đã nói nhiều về cách trả lời chất vấn của các bộ trưởng. Vậy còn cách chất vấn của các đại biểu thì ông thấy sao?
Tớ thích cách hỏi, cách truy vấn của các đại biểu miền Nam. Một phần vì thực tiễn miền Nam sôi động hơn nên các đại biểu có nhiều thông tin cuộc sống nóng bỏng. Phần nữa, họ vừa có phong cách anh Hai, vừa có phong cách của thị trường, rõ ràng, minh bạch. Chán nhất là cách chất vấn, thảo luận cứ rào đón trước sau, dĩ hòa vi quý. Một phần chắc thực tiễn thị trường kém sôi động hơn, song cũng vì phong cách sĩ phu. Chưa kể có người trong công việc hàng ngày thường xuyên tiếp xúc cấp cao mà ngại mất lòng chăng?
Còn nhóm đại biểu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo ở địa phương, ở trung ương thì rõ là ít phát biểu, càng không chất vấn. Hỏi nhiều là mấy vị chuyên trách, dạng như phó đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, trình độ có, quan hệ nhiều với cơ sở, lại ít ràng buộc với chính quyền. Có thể họ tự tìm ra vấn đề để chất vấn, cũng có thể họ được “mồi” để hỏi, hỏi thẳng.
Nhưng ta cần tôn trọng tính đa dạng trong Quốc hội, kể cả những đại biểu hơi “quá khích”. Chính họ đang phản ánh đúng nhất, sinh động nhất cuộc sống bên ngoài những phòng ốc salon của chính khách.
Nóng nhất kỳ chất vấn này là điều hành xuất khẩu gạo. Sau phần trả lời của hai bộ trưởng, Thủ tướng đã dành khá nhiều thời gian cho vấn đề này. Theo ông, Thủ tướng có làm dịu đi những bức xúc của đại biểu và cử tri?
Thủ tướng giải tỏa được cho đại biểu, cho cử tri mà đúng thực tế. Tớ thấy Thủ tướng là người nắm được vấn đề, có tư duy dám chịu trách nhiệm. Ông nói thẳng toẹt ra nên người ta hiểu và chia sẻ.
Mà Thủ tướng cũng có nghệ thuật trả lời. Trình bày báo cáo giấy đến giữa chừng, ông dừng lại, trần tình với Quốc hội: Quyết định lúc đó rất khó khăn. Dự trữ còn có 60.000 tấn thóc. Không ai dám chắc miền Bắc được hay mất mùa trong khi hoàn cảnh tương tự trước đây từng mất mùa hai vụ...
Nghĩa Nhân (Pháp luật Tp.HCM)