Từ đường làng ra đường cao tốc
“Để thấy được quá trình hội nhập của Việt Nam, bạn chỉ cần xem xét hình ảnh một người đang từ đường làng đi ra đường cao tốc"
“Để thấy được quá trình hội nhập của Việt Nam, bạn chỉ cần xem xét hình ảnh một người đang từ đường làng đi ra đường cao tốc. Đi vào con đường cao tốc đó sẽ không dễ dàng điều khiển vì mọi người đều lái xe với tốc độ cao. Để thích ứng với môi trường mới, chúng ta phải biết tìm cách điều khiển xe của mình”.
Đây là một trong những nhận xét của ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tại buổi tọa đàm với Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội về “Kinh tế Việt Nam - Hiện tại và triển vọng’’ tổ chức tuần qua.
Thận trọng hay quá thận trọng?
Ông Martin nói rằng Việt Nam đang có những khó khăn và thách thức cần phải đưa ra những quyết sách thận trọng. Nhưng sự thận trọng này, theo ông, không nên thái quá. Có những biện pháp cần thận trọng song cũng có những biện pháp cần điều chỉnh để làm “mạnh tay’’ hơn.
Vị chuyên gia giàu kinh nghiệm này cho rằng, để giải quyết khó khăn, một trong những giải pháp Chính phủ tiến hành là siết chặt hoạt động vay vốn của khu vực công. Nhìn về tương lai, ông nhận xét rằng đây là cách tiếp cận đúng nhưng nó không có hiệu quả ngay lập tức. Bởi vì, khi điều chỉnh lại các khoản vay để thực hiện các dự án công sẽ làm giảm các hoạt động đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng nếu như quá thắt chặt chi tiêu công.
Nhận định này cũng đúng với trường hợp kiểm soát tỉ giá hối đoái. “Chẳng hạn như chúng ta không “neo’’ tỉ giá nữa mà “thả’’ cho chính sách tỉ giá linh hoạt để tiền VND lên giá so với USD. Với biện pháp này có những lo ngại hàng hóa của Việt Nam sẽ mất tính cạnh tranh khi xuất khẩu”.
Về vấn đề này, ông Martin Rama cho rằng không hẳn chúng ta đã bị thua thiệt trong cạnh tranh mà về một khía cạnh nào đó lại tạo ra được cạnh tranh tốt hơn. Bởi vì, về tiềm năng, lãi suất tính theo USD sẽ cao và như vậy thu hút dòng vốn ngắn hạn sẽ được nhiều hơn. Nếu có chăng phải thận trọng, thì điều mà vị chuyên gia này lưu ý là không nên thả cho VND tăng giá quá nhanh so với USD.
Điều đó sẽ gây ra một áp lực mạnh đến các bên tham gia vào nền kinh tế. Chẳng hạn, giá trị đồng USD giảm từ 16.000 VND xuống còn 14.000 VND sẽ là một khoản tiền rất lớn đối với những doanh nghiệp vay hàng triệu USD. Và như vậy, doanh nghiệp mất rất nhiều từ việc thay đổi tỉ giá này. Do đó, họ sẽ không sẵn sàng tiếp nhận những thay đổi quá lớn nếu như để tiền VND tăng giá quá nhanh so với USD.
Mặc dù vẫn đề cao tính thận trọng trong việc đưa ra các chính sách tỷ giá hối đoái, nhưng ông Martin Rama cho rằng Việt Nam tỏ ra quá thận trọng với chính sách này. Để ngăn chặn tốc độ gia tăng lạm phát hiện nay, theo ông, Việt Nam cần có những biện pháp “mạnh tay’’ hơn nữa về tỷ giá hối đoái.
Một trong những khuyến nghị của chuyên gia WB là Việt Nam cần sử dụng “giỏ ngoại tệ’’ để làm tham chiếu cho chính sách tỷ giá. “Nếu chỉ dùng một đồng tiền ngoại tệ thì sẽ bị phụ thuộc vào lạm phát của chính đồng tiền đó, có nghĩa là chúng ta đã nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài vào’’, ông giải thích.
Để làm được điều này, ông Martin Rama cho rằng Việt Nam cần dần dần để cho VND tăng giá hơn so với đồng USD.
Sóng ngầm hay khủng hoảng?
Trước sức nóng của nền kinh tế hiện nay, nhiều ý kiến đề xuất Quốc hội thông qua việc điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm nay là 7% và dự kiến không đưa ra chỉ tiêu về lạm phát mà là cố gắng kiềm chế lạm phát.
Về vấn đề này, ông Martin Rama cho rằng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra đề nghị giảm chỉ tiêu tăng trưởng xuống còn 7% là phù hợp. Với lạm phát, chỉ tiêu nên xem xét trong thời điểm này là làm sao cho lạm phát của các yếu tố phi lương thực ở mức ổn định, dưới một con số. Còn về những yếu tố liên quan đến lương thực, thực phẩm thì khó có thể đưa ra được một chỉ tiêu cụ thể. Mặc dù vậy cũng không nên quá sợ hãi hay hoảng hốt về tốc độ lạm phát như hiện nay.
Trước những lo ngại so sánh tình hình của Việt Nam với khủng hoảng tài chính năm 1997, ông Martin Rama nói rằng rủi ro của Việt Nam cũng như xác suất để Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng như vậy là rất thấp.
Cuộc khủng hoảng năm 1997 là tổng hợp của tất cả các đợt “sóng ngầm’’ như tăng giá cả trong các loại tài sản, ảnh hưởng của chính sách tài khóa, cũng như những dao động tỉ giá hối đoái... Trong khía cạnh đó, vị chuyên gia của WB nghĩ rằng Việt Nam đang có thế mạnh rất lớn so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á vào thời điểm họ bị khủng hoảng năm 1997.
Bởi vì Việt Nam hiện nay đang đứng trên “núi’’ dự trữ lớn nên có thể điều chỉnh chính sách tỉ giá của mình, sẽ không phải đối mặt với những khủng hoảng về những biến đổi tỉ giá hối đoái. Hơn nữa, vì lượng dự trữ ngoại hối ở khu vực Đông Nam Á còn rất lớn nên Nhật Bản cũng đang tìm cách để đầu tư nhiều hơn vào khu vực này thông qua sáng kiến Chiềng Mai, một thỏa thuận trao đổi tiền tệ song phương được sử dụng trong những tình huống khẩn cấp về tài chính.
Đây là một sự đảm bảo rất lớn đối với nhà đầu tư. Với sáng kiến Chiềng Mai thì chính sách tỉ giá sẽ được điều chỉnh theo hướng đúng.
Một yếu tố nữa đem đến niềm tin không xảy ra khủng hoảng của vị chuyên gia này là các biện pháp thận trọng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo ông, các ngân hàng của Việt Nam không quá bị rủi ro đối với các khoản cho vay bên ngoài. Họ không cho vay quá nhiều để mua chứng khoán, cũng không quá nhiều khoản cho vay cầm cố mua nhà mà chủ yếu là những khoản vay sử dụng tài sản thế chấp. Do đó, mức độ rủi ro của các ngân hàng đối với khoản cho vay bên ngoài không quá lớn.
Đây là một trong những nhận xét của ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tại buổi tọa đàm với Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội về “Kinh tế Việt Nam - Hiện tại và triển vọng’’ tổ chức tuần qua.
Thận trọng hay quá thận trọng?
Ông Martin nói rằng Việt Nam đang có những khó khăn và thách thức cần phải đưa ra những quyết sách thận trọng. Nhưng sự thận trọng này, theo ông, không nên thái quá. Có những biện pháp cần thận trọng song cũng có những biện pháp cần điều chỉnh để làm “mạnh tay’’ hơn.
Vị chuyên gia giàu kinh nghiệm này cho rằng, để giải quyết khó khăn, một trong những giải pháp Chính phủ tiến hành là siết chặt hoạt động vay vốn của khu vực công. Nhìn về tương lai, ông nhận xét rằng đây là cách tiếp cận đúng nhưng nó không có hiệu quả ngay lập tức. Bởi vì, khi điều chỉnh lại các khoản vay để thực hiện các dự án công sẽ làm giảm các hoạt động đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng nếu như quá thắt chặt chi tiêu công.
Nhận định này cũng đúng với trường hợp kiểm soát tỉ giá hối đoái. “Chẳng hạn như chúng ta không “neo’’ tỉ giá nữa mà “thả’’ cho chính sách tỉ giá linh hoạt để tiền VND lên giá so với USD. Với biện pháp này có những lo ngại hàng hóa của Việt Nam sẽ mất tính cạnh tranh khi xuất khẩu”.
Về vấn đề này, ông Martin Rama cho rằng không hẳn chúng ta đã bị thua thiệt trong cạnh tranh mà về một khía cạnh nào đó lại tạo ra được cạnh tranh tốt hơn. Bởi vì, về tiềm năng, lãi suất tính theo USD sẽ cao và như vậy thu hút dòng vốn ngắn hạn sẽ được nhiều hơn. Nếu có chăng phải thận trọng, thì điều mà vị chuyên gia này lưu ý là không nên thả cho VND tăng giá quá nhanh so với USD.
Điều đó sẽ gây ra một áp lực mạnh đến các bên tham gia vào nền kinh tế. Chẳng hạn, giá trị đồng USD giảm từ 16.000 VND xuống còn 14.000 VND sẽ là một khoản tiền rất lớn đối với những doanh nghiệp vay hàng triệu USD. Và như vậy, doanh nghiệp mất rất nhiều từ việc thay đổi tỉ giá này. Do đó, họ sẽ không sẵn sàng tiếp nhận những thay đổi quá lớn nếu như để tiền VND tăng giá quá nhanh so với USD.
Mặc dù vẫn đề cao tính thận trọng trong việc đưa ra các chính sách tỷ giá hối đoái, nhưng ông Martin Rama cho rằng Việt Nam tỏ ra quá thận trọng với chính sách này. Để ngăn chặn tốc độ gia tăng lạm phát hiện nay, theo ông, Việt Nam cần có những biện pháp “mạnh tay’’ hơn nữa về tỷ giá hối đoái.
Một trong những khuyến nghị của chuyên gia WB là Việt Nam cần sử dụng “giỏ ngoại tệ’’ để làm tham chiếu cho chính sách tỷ giá. “Nếu chỉ dùng một đồng tiền ngoại tệ thì sẽ bị phụ thuộc vào lạm phát của chính đồng tiền đó, có nghĩa là chúng ta đã nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài vào’’, ông giải thích.
Để làm được điều này, ông Martin Rama cho rằng Việt Nam cần dần dần để cho VND tăng giá hơn so với đồng USD.
Sóng ngầm hay khủng hoảng?
Trước sức nóng của nền kinh tế hiện nay, nhiều ý kiến đề xuất Quốc hội thông qua việc điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm nay là 7% và dự kiến không đưa ra chỉ tiêu về lạm phát mà là cố gắng kiềm chế lạm phát.
Về vấn đề này, ông Martin Rama cho rằng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra đề nghị giảm chỉ tiêu tăng trưởng xuống còn 7% là phù hợp. Với lạm phát, chỉ tiêu nên xem xét trong thời điểm này là làm sao cho lạm phát của các yếu tố phi lương thực ở mức ổn định, dưới một con số. Còn về những yếu tố liên quan đến lương thực, thực phẩm thì khó có thể đưa ra được một chỉ tiêu cụ thể. Mặc dù vậy cũng không nên quá sợ hãi hay hoảng hốt về tốc độ lạm phát như hiện nay.
Trước những lo ngại so sánh tình hình của Việt Nam với khủng hoảng tài chính năm 1997, ông Martin Rama nói rằng rủi ro của Việt Nam cũng như xác suất để Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng như vậy là rất thấp.
Cuộc khủng hoảng năm 1997 là tổng hợp của tất cả các đợt “sóng ngầm’’ như tăng giá cả trong các loại tài sản, ảnh hưởng của chính sách tài khóa, cũng như những dao động tỉ giá hối đoái... Trong khía cạnh đó, vị chuyên gia của WB nghĩ rằng Việt Nam đang có thế mạnh rất lớn so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á vào thời điểm họ bị khủng hoảng năm 1997.
Bởi vì Việt Nam hiện nay đang đứng trên “núi’’ dự trữ lớn nên có thể điều chỉnh chính sách tỉ giá của mình, sẽ không phải đối mặt với những khủng hoảng về những biến đổi tỉ giá hối đoái. Hơn nữa, vì lượng dự trữ ngoại hối ở khu vực Đông Nam Á còn rất lớn nên Nhật Bản cũng đang tìm cách để đầu tư nhiều hơn vào khu vực này thông qua sáng kiến Chiềng Mai, một thỏa thuận trao đổi tiền tệ song phương được sử dụng trong những tình huống khẩn cấp về tài chính.
Đây là một sự đảm bảo rất lớn đối với nhà đầu tư. Với sáng kiến Chiềng Mai thì chính sách tỉ giá sẽ được điều chỉnh theo hướng đúng.
Một yếu tố nữa đem đến niềm tin không xảy ra khủng hoảng của vị chuyên gia này là các biện pháp thận trọng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo ông, các ngân hàng của Việt Nam không quá bị rủi ro đối với các khoản cho vay bên ngoài. Họ không cho vay quá nhiều để mua chứng khoán, cũng không quá nhiều khoản cho vay cầm cố mua nhà mà chủ yếu là những khoản vay sử dụng tài sản thế chấp. Do đó, mức độ rủi ro của các ngân hàng đối với khoản cho vay bên ngoài không quá lớn.