Tù mù trong tiếng kêu của các tập đoàn
Các cuộc kiểm tra, kiểm toán được tiến hành tại một số tập đoàn, tổng công ty đã ít lại hầu như không được công bố công khai kết quả
Sau khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về việc không điều chỉnh giá với một số loại hàng hoá, dịch vụ thiết yếu: xăng dầu, điện, than, thép… ít nhất cho tới tháng 6 năm nay, lãnh đạo một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước dù nói rằng sẽ tuân thủ nghiêm, nhưng mặt khác cũng không ngớt lời kêu ca khó khăn.
Nghe qua những ý kiến của lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, có những đề nghị tăng giá không hẳn không có lý. Nhưng nếu nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính của một số tập đoàn, người ta dễ rút ra kết luận rằng, nghe các “con hổ”, “quả đấm thép”… của nền kinh tế than khổ, có lẽ phải nghe không chỉ bằng tai.
Lấy ví dụ như Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), trong hội nghị Thủ tướng làm việc với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước bàn về kiềm chế lạm phát tổ chức tại Hà Nội ngày 1/4 vừa rồi, ông Đoàn Văn Kiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn này nói sẽ chấp hành chủ trương của Chính phủ nhưng cũng lại phát biểu: “Nếu không cho tăng giá, sẽ chẳng còn đồng nào để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh”.
Trái lại, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, thực sự thì riêng năm 2007, tập đoàn này lãi tới 2.300 tỉ đồng. Sắp tới, theo ông, nên nâng thuế xuất khẩu than vừa để điều tiết, có nguồn thu cho ngân sách vừa thực hiện chủ trương hạn chế dần việc xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản.
Mù mờ nhất trong việc tính chi phí có lẽ chính là 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu (100% là doanh nghiệp Nhà nước), trong đó lớn nhất là Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Kết quả một cuộc kiểm toán do kiểm toán nhà nước hoàn thành cuối năm 2007 (về niên độ ngân sách 2006) cho thấy, trong khi Petrolimex đề nghị được cấp bù 4.983 tỉ đồng nhưng qua kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước khẳng định là phải giảm cấp bù một khoản trên 41,45 tỉ đồng do cần phải điều chỉnh và phân bố lại chi phí mà tổng công ty báo cáo.
Một trong các khoản mục mà các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu rất dễ nhập nhèm là chi phí về tỷ lệ hao hụt xăng dầu.
Hơn 20 năm qua, mặc dù đã có nhiều tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ mới được áp dụng trong vận chuyển, dự trữ… để giảm tỷ lệ hao hụt và giảm nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường nhưng định mức hao hụt xăng dầu đến nay vẫn chưa được điều chỉnh sửa đổi (định mức hao hụt vẫn thực hiện theo quyết định 758/VT- quyết định ngày 13/4/1986 của Bộ Vật tư).
Kiểm toán Nhà nước đã đánh giá rằng, đây là một tồn tại rất khó lý giải, và nó có thể dẫn đến những bất cập khó khăn trong công tác quản lý, đặc biệt là tình trạng thất thoát do khai khống số lượng hao hụt.
Ngay trong báo cáo tài chính của Petrolimex cũng có nhiều điểm không rõ ràng và Bộ Tài chính cần phải xét kỹ khi thực hiện bù lỗ cho tổng công ty này. Theo Kiểm toán Nhà nước, lợi nhuận trước thuế năm 2006 của Petrolimex đạt 682,8 tỉ đồng (chủ yếu từ đầu tư tài chính: chia cổ tức, lãi liên doanh..); kết quả kinh doanh xăng lãi 79,89 tỉ đồng, giảm 18,7 tỉ so với báo cáo của đơn vị.
Doanh thu từ hoạt động vận tải nội bộ được xác định tại hoá đơn vận chuyển so với chi phí vận tải thực tế phát sinh khoản chênh lệch lãi nội bộ 24,14 tỉ đồng. Thu nhập khác của toàn tổng công ty lên tới trên 133,3 tỉ đồng, trong đó có 33,15 tỉ đồng từ những “quyền lợi” trong quan hệ nhập khẩu xăng dầu, vận tải quốc tế theo hợp đồng với khách hàng nước ngoài… là các khoản luỹ kế từ năm 1997 đến hết năm 2006 nhưng chưa được phản ánh đầy đủ, kịp thời theo từng năm.
Trong khâu xác định chi phí, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thường tìm cách phân bổ chi phí vào mặt hàng dầu (còn được bù lỗ lớn) như: áp dụng hình thức khấu hao nhanh, thu hồi vốn nhanh nhằm làm tăng số lỗ, tăng chi phí mua sắm, quà…
Theo Kiểm toán Nhà nước, rất khó để xác định được chính xác chi phí riêng cho các mặt hàng dầu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc Petrolimex phân bổ một khoản tiền 64 tỉ đồng vào chi phí phát sinh của mặt hàng dầu là điều cần phải xem xét.
Nhà nước không thể can thiệp hành chính mãi vào việc định giá của doanh nghiệp và bao cấp tràn lan như doanh nghiệp thua lỗ. Giá cả nhiều mặt hàng, dịch vụ của một số loại hình doanh nghiệp cũng cần được chính các doanh nghiệp đó tự quyết định để phản ánh đúng chi phí sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, nhà nước vẫn cần phải kiểm tra, kiểm soát được chi phí thực tế của các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, tổng công ty còn giữ độc quyền kinh doanh trên các lĩnh vực than, xăng dầu, điện…, để nếu có mặt hàng nào đó nhất thiết phải được điều chỉnh giá thì đó phải là mức giá thực sự hợp lý.
Đáng tiếc là trong mấy năm qua, các cuộc kiểm tra, kiểm toán được tiến hành tại một số tập đoàn, tổng công ty đã ít lại hầu như không được công bố công khai kết quả. Cho nên, ngay như Bộ Tài chính đôi khi cũng thiếu thông tin trong việc quyết định bù lỗ cho doanh nghiệp này bao nhiêu, doanh nghiệp kia bao nhiêu.
Nghe qua những ý kiến của lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, có những đề nghị tăng giá không hẳn không có lý. Nhưng nếu nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính của một số tập đoàn, người ta dễ rút ra kết luận rằng, nghe các “con hổ”, “quả đấm thép”… của nền kinh tế than khổ, có lẽ phải nghe không chỉ bằng tai.
Lấy ví dụ như Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), trong hội nghị Thủ tướng làm việc với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước bàn về kiềm chế lạm phát tổ chức tại Hà Nội ngày 1/4 vừa rồi, ông Đoàn Văn Kiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn này nói sẽ chấp hành chủ trương của Chính phủ nhưng cũng lại phát biểu: “Nếu không cho tăng giá, sẽ chẳng còn đồng nào để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh”.
Trái lại, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, thực sự thì riêng năm 2007, tập đoàn này lãi tới 2.300 tỉ đồng. Sắp tới, theo ông, nên nâng thuế xuất khẩu than vừa để điều tiết, có nguồn thu cho ngân sách vừa thực hiện chủ trương hạn chế dần việc xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản.
Mù mờ nhất trong việc tính chi phí có lẽ chính là 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu (100% là doanh nghiệp Nhà nước), trong đó lớn nhất là Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Kết quả một cuộc kiểm toán do kiểm toán nhà nước hoàn thành cuối năm 2007 (về niên độ ngân sách 2006) cho thấy, trong khi Petrolimex đề nghị được cấp bù 4.983 tỉ đồng nhưng qua kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước khẳng định là phải giảm cấp bù một khoản trên 41,45 tỉ đồng do cần phải điều chỉnh và phân bố lại chi phí mà tổng công ty báo cáo.
Một trong các khoản mục mà các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu rất dễ nhập nhèm là chi phí về tỷ lệ hao hụt xăng dầu.
Hơn 20 năm qua, mặc dù đã có nhiều tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ mới được áp dụng trong vận chuyển, dự trữ… để giảm tỷ lệ hao hụt và giảm nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường nhưng định mức hao hụt xăng dầu đến nay vẫn chưa được điều chỉnh sửa đổi (định mức hao hụt vẫn thực hiện theo quyết định 758/VT- quyết định ngày 13/4/1986 của Bộ Vật tư).
Kiểm toán Nhà nước đã đánh giá rằng, đây là một tồn tại rất khó lý giải, và nó có thể dẫn đến những bất cập khó khăn trong công tác quản lý, đặc biệt là tình trạng thất thoát do khai khống số lượng hao hụt.
Ngay trong báo cáo tài chính của Petrolimex cũng có nhiều điểm không rõ ràng và Bộ Tài chính cần phải xét kỹ khi thực hiện bù lỗ cho tổng công ty này. Theo Kiểm toán Nhà nước, lợi nhuận trước thuế năm 2006 của Petrolimex đạt 682,8 tỉ đồng (chủ yếu từ đầu tư tài chính: chia cổ tức, lãi liên doanh..); kết quả kinh doanh xăng lãi 79,89 tỉ đồng, giảm 18,7 tỉ so với báo cáo của đơn vị.
Doanh thu từ hoạt động vận tải nội bộ được xác định tại hoá đơn vận chuyển so với chi phí vận tải thực tế phát sinh khoản chênh lệch lãi nội bộ 24,14 tỉ đồng. Thu nhập khác của toàn tổng công ty lên tới trên 133,3 tỉ đồng, trong đó có 33,15 tỉ đồng từ những “quyền lợi” trong quan hệ nhập khẩu xăng dầu, vận tải quốc tế theo hợp đồng với khách hàng nước ngoài… là các khoản luỹ kế từ năm 1997 đến hết năm 2006 nhưng chưa được phản ánh đầy đủ, kịp thời theo từng năm.
Trong khâu xác định chi phí, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thường tìm cách phân bổ chi phí vào mặt hàng dầu (còn được bù lỗ lớn) như: áp dụng hình thức khấu hao nhanh, thu hồi vốn nhanh nhằm làm tăng số lỗ, tăng chi phí mua sắm, quà…
Theo Kiểm toán Nhà nước, rất khó để xác định được chính xác chi phí riêng cho các mặt hàng dầu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc Petrolimex phân bổ một khoản tiền 64 tỉ đồng vào chi phí phát sinh của mặt hàng dầu là điều cần phải xem xét.
Nhà nước không thể can thiệp hành chính mãi vào việc định giá của doanh nghiệp và bao cấp tràn lan như doanh nghiệp thua lỗ. Giá cả nhiều mặt hàng, dịch vụ của một số loại hình doanh nghiệp cũng cần được chính các doanh nghiệp đó tự quyết định để phản ánh đúng chi phí sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, nhà nước vẫn cần phải kiểm tra, kiểm soát được chi phí thực tế của các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, tổng công ty còn giữ độc quyền kinh doanh trên các lĩnh vực than, xăng dầu, điện…, để nếu có mặt hàng nào đó nhất thiết phải được điều chỉnh giá thì đó phải là mức giá thực sự hợp lý.
Đáng tiếc là trong mấy năm qua, các cuộc kiểm tra, kiểm toán được tiến hành tại một số tập đoàn, tổng công ty đã ít lại hầu như không được công bố công khai kết quả. Cho nên, ngay như Bộ Tài chính đôi khi cũng thiếu thông tin trong việc quyết định bù lỗ cho doanh nghiệp này bao nhiêu, doanh nghiệp kia bao nhiêu.