Từ Navibank đến NCB: “Chúng tôi là ngân hàng nhỏ, nhưng...”
Điều hành một ngân hàng đã khó, càng khó hơn giữa bộn bề ngoại cảnh và nội tại
Cuối năm 2011, 9 ngân hàng yếu kém được xác định và bắt buộc tái cơ cấu. Ngân hàng Nam Việt (Navibank) là một trong số đó. Đến nay, ba năm tự thân đã qua…
Navibank được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thông qua đề án tự tái cấu trúc vào tháng 6/2013. Nhiều cổ đông cũ đã thoái vốn, nhóm cổ đông mới vào bắt đầu quá trình cải tổ.
Navibank thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, đổi tên thành Ngân hàng Quốc Dân (NCB). Người điều hành cao nhất là Tổng giám đốc Trần Hải Anh.
Trò chuyện đầu năm mới với VnEconomy, bà Trần Hải Anh nói: “Điều hành một ngân hàng đã khó, càng khó hơn với một ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu và bối cảnh kinh doanh không nhiều thuận lợi”.
Đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc NCB, công việc của bà có thay đổi nhiều không? Có lúc nào bà nghĩ và so sánh mình là một phụ nữ bước vào thế giới CEO ngân hàng, vốn phần lớn là nam giới với nhiều tên tuổi gạo cội?
Là một phụ nữ bước chân vào thế giới của rất nhiều anh chị CEO gạo cội trong ngành ngân hàng, nhưng với kinh nghiệm gần 20 năm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và nhờ những sự hậu thuẫn và động viên của mọi người, sự quyết tâm và nỗ lực của bản thân, tôi tin rằng dù còn nhiều khó khăn thì chúng tôi và cán bộ nhân viên NCB cùng nhau chắc chắn sẽ vượt qua thử thách.
Bà nhận diện thử thách đó như thế nào?
Với yêu cầu tái cơ cấu, chúng tôi phải bắt đầu lại từ đầu. Navibank trước đó có rất nhiều yếu kém. Phải tái cơ cấu lại hoạt động, nhân sự, thay đổi hạ tầng công nghệ, chuẩn hoá các nghiệp vụ, lành mạnh hóa tài chính để hướng tới hoạt động bền vững hơn, từng bước có hiệu quả. Đó là cả một quá trình khó khăn nội tại.
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô vừa trải qua những năm khủng hoảng. Kế hoạch tái cơ cấu của chúng tôi càng gặp nhiều khó khăn và thử thách hơn.
Hoạt động ngân hàng nói chung không còn thuận lợi và tất cả cùng tiến như thời 2006-2007 nữa. Cùng đó, các tiêu chuẩn hoạt động ngày càng chặt chẽ hơn như thực hiện Thông tư 09, Thông tư 36…
Đúng vậy. Khi tình hình trở nên khó khăn, người lãnh đạo càng phải luôn tỉnh táo và dồn hết sức lực, kinh nghiệm cùng ý chí của mình cho công việc.
Khi tôi tiếp nhận vị trí điều hành NCB, có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, một mặt do những yếu tố khách quan của thị trường, mặt khác, nội tại NCB đang cần phải tái cấu trúc.
Tuy nhiên, tôi nghĩ không có sự thay đổi nào dễ dàng chỉ trong một sớm một chiều, mà cần một lộ trình thời gian và hơn hết là sự góp sức của các cổ đông, Hội đồng Quản trị và tất cả cán bộ nhân viên thì mọi khó khăn đều sẽ được hóa giải.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã có những hỗ trợ cần thiết cho những ngân hàng thương mại thực hiện đúng các yêu cầu cải tổ của Chính phủ.
Với những cơ sở đó, chúng tôi có niềm tin để tiến hành tái cơ cấu. Đây chính là giai đoạn quan trọng để NCB có thể đổi mới mình cho sự phát triển. Tôi vui vì số lượng khách hàng ủng hộ NCB ngày một tăng.
Tăng, cụ thể là như thế nào?
Sau hơn 18 tháng tái cơ cấu, chỉ nửa năm trở lại đây hoạt động của NCB mới từng bước ổn định và dần phát huy hiệu quả.
Chúng tôi đã thu hút được nhiều nhân sự chất lượng trong ngành ngân hàng, xây dựng chiến lược mới, tập trung cho bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong một số ngành chọn lọc, với những sản phẩm phù hợp. Hệ thống nhận diện thương hiệu cũng được thay đổi, vì Navibank trước đó khá mờ nhạt.
Thay đổi hình ảnh phải đi cùng nâng cao chất lượng dịch vụ. Chúng tôi đã liên tục tổ chức hơn 700 giờ đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, đẩy nhanh tốc độ phục vụ khách hàng, sử dụng những khách hàng bí mật để kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ trên toàn hệ thống.
Với những thay đổi đó, khách hàng đến với NCB ngày một nhiều hơn, thể hiện rõ qua lượng tiền gửi những tháng cuối năm 2014. Và qua thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi triển khai các gói tín dụng ưu đãi, thu hút được thêm khách hàng mới, đặc biệt khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành nông nghiệp.
Chính những thay đổi đó đã góp phần cải thiện kết quả lợi nhuận của NCB sau những năm rất khó khăn vừa qua.
Mới đây NCB cũng đã công bố đạt 75 tỷ đồng lợi nhuận 2014, nợ xấu giảm khá nhanh. Kết quả này còn khiêm tốn so với quy mô vốn và tổng tài sản, nhưng có thể hiểu là lành mạnh hơn so với trước, khi được sự giám sát chặt chẽ hơn của Ngân hàng Nhà nước?
Vừa rồi Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành thanh tra NCB về chất lượng tín dụng. Điều đó cho thấy sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý. Bản thân NCB cũng định hướng hoạt động an toàn và hiệu quả hơn.
Với nợ xấu, năm trước chúng tôi đã bán cho VAMC 700 tỷ đồng, năm vừa rồi VAMC đã chấp thuận mua hơn 300 tỷ đồng. Một trong những chỉ tiêu kinh doanh của chúng tôi là tập trung thu hồi nợ xấu.
Nợ xấu là vấn đề chung của nền kinh tế, là khó khăn chung của các ngân hàng thương mại chứ không riêng NCB. Đây là vấn đề dài hơi, không thể nói là hôm nay tôi có nợ xấu, ngày mai “cục nợ” đó thu hồi được ngay lập tức.
Nền kinh tế khó khăn đang dần được cải thiện, hồi phục dần, đã có những tín hiệu tốt hơn ở thị trường bất động sản. Có thể kỳ vọng năm nay kinh tế vĩ mô sẽ tốt hơn, các doanh nghiệp sẽ hồi phục và có khả năng để trả nợ ngày một tốt hơn.
Bà nói có những tín hiệu để kỳ vọng kinh tế vĩ mô sẽ tốt hơn năm nay. Còn tại NCB thì sao?
Tôi thích nhắc đến năm 2015 với ba từ: nội lực - nỗ lực - niềm tin.
Nội lực, là khi NCB được đánh giá là ngân hàng tiềm năng, có nhiều lợi thế phát triển, cán bộ nhân viên đồng lòng quyết tâm, cổ đông và Hội đồng Quản trị cam kết hỗ trợ tối đa cho sự cải tổ đổi mới.
Nỗ lực, là khi NCB tiến hành tái cơ cấu, kiên quyết loại bỏ những yếu tố trì trệ, đưa hoạt động ngân hàng dần ổn định và tuân thủ các quy định chuẩn mực, sẵn sàng đón thời cơ để tạo nên những bước ngoặt lớn.
Niềm tin là điều NCB luôn phải có trong quá khứ và tương lai, dù gặp không ít khó khăn thì chúng tôi vẫn tin rằng mọi nỗ lực sẽ đem đến kết quả mong đợi. Và chúng tôi tin tưởng vào các chính sách đúng đắn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc lành mạnh hoá hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam.
Bà có thể nói cụ thể hơn về mục tiêu của NCB trong năm nay?
Chúng tôi là một ngân hàng nhỏ. Nhưng chúng tôi đã tập hợp được những lãnh đạo, cán bộ nhân viên đồng lòng. Chiến lược NCB xác định cũng rõ ràng, lách vào những phân khúc, ngách thị trường để tìm đường đi riêng chứ không thể làm toàn bộ các dịch vụ như các ngân hàng lớn, chúng tôi chỉ tập trung vào ngách bán lẻ, tìm kiếm những sản phẩm dịch vụ mới.
Còn mục tiêu cụ thể, năm nay chúng tôi đặt kế hoạch lợi nhuận 300 tỷ đồng. Cuối năm ngoái và đến nay chúng tôi liên tục tổ chức các hội nghị với các chi nhánh, đơn vị để bàn cách triển khai. Anh em rất quyết tâm thực hiện, kết quả tăng trưởng thấy rõ qua từng tháng.
Mục tiêu lợi nhuận 300 tỷ đồng được xác định thận trọng, nhưng cũng gắn với kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi tốt hơn như tôi nói ở trên.
Còn quá trình tái cơ cấu, hiện NCB đã thực hiện đến đâu? Với cá nhân bà, áp lực điều hành dưỡng như lớn hơn so với ngân hàng khác, vì vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu?
Triển khai tái cơ cấu trong giai đoạn này là một áp lực lớn không chỉ với tôi, mà với toàn thể Hội đồng Quản trị, ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên ngân hàng.
Trong giai đoạn hiện nay, quản lý hoạt động ngân hàng đã là một điều khó, huống hồ lại là một đơn vị cần phải chuyển mình để có những bước tiến phù hợp hơn với quỹ đạo chung. Làm thế nào để phát huy được những thế mạnh vốn có, loại trừ những tồn đọng yếu kém và nắm bắt được những cơ hội là điều chúng tôi trăn trở.
Tuy vậy, chúng tôi nhận thấy tái cơ cấu ngân hàng là một thử thách, đồng thời cũng là một cơ hội. Trong quá trình này chắc chắn có sự bỡ ngỡ của nhân viên, sự chưa đồng bộ trong hệ thống nhưng chúng tôi coi rằng đó là thời kì “quá độ”, và là quy luật tất yếu.
Còn về lộ trình, chúng tôi vẫn đang tái cơ cấu, dự kiến hai năm nữa sẽ hoàn tất quá trình tự thân này. Chúng tôi có niềm tin để làm và tin tưởng sẽ thành công.
Navibank được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thông qua đề án tự tái cấu trúc vào tháng 6/2013. Nhiều cổ đông cũ đã thoái vốn, nhóm cổ đông mới vào bắt đầu quá trình cải tổ.
Navibank thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, đổi tên thành Ngân hàng Quốc Dân (NCB). Người điều hành cao nhất là Tổng giám đốc Trần Hải Anh.
Trò chuyện đầu năm mới với VnEconomy, bà Trần Hải Anh nói: “Điều hành một ngân hàng đã khó, càng khó hơn với một ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu và bối cảnh kinh doanh không nhiều thuận lợi”.
Đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc NCB, công việc của bà có thay đổi nhiều không? Có lúc nào bà nghĩ và so sánh mình là một phụ nữ bước vào thế giới CEO ngân hàng, vốn phần lớn là nam giới với nhiều tên tuổi gạo cội?
Là một phụ nữ bước chân vào thế giới của rất nhiều anh chị CEO gạo cội trong ngành ngân hàng, nhưng với kinh nghiệm gần 20 năm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và nhờ những sự hậu thuẫn và động viên của mọi người, sự quyết tâm và nỗ lực của bản thân, tôi tin rằng dù còn nhiều khó khăn thì chúng tôi và cán bộ nhân viên NCB cùng nhau chắc chắn sẽ vượt qua thử thách.
Bà nhận diện thử thách đó như thế nào?
Với yêu cầu tái cơ cấu, chúng tôi phải bắt đầu lại từ đầu. Navibank trước đó có rất nhiều yếu kém. Phải tái cơ cấu lại hoạt động, nhân sự, thay đổi hạ tầng công nghệ, chuẩn hoá các nghiệp vụ, lành mạnh hóa tài chính để hướng tới hoạt động bền vững hơn, từng bước có hiệu quả. Đó là cả một quá trình khó khăn nội tại.
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô vừa trải qua những năm khủng hoảng. Kế hoạch tái cơ cấu của chúng tôi càng gặp nhiều khó khăn và thử thách hơn.
Hoạt động ngân hàng nói chung không còn thuận lợi và tất cả cùng tiến như thời 2006-2007 nữa. Cùng đó, các tiêu chuẩn hoạt động ngày càng chặt chẽ hơn như thực hiện Thông tư 09, Thông tư 36…
Đúng vậy. Khi tình hình trở nên khó khăn, người lãnh đạo càng phải luôn tỉnh táo và dồn hết sức lực, kinh nghiệm cùng ý chí của mình cho công việc.
Khi tôi tiếp nhận vị trí điều hành NCB, có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, một mặt do những yếu tố khách quan của thị trường, mặt khác, nội tại NCB đang cần phải tái cấu trúc.
Tuy nhiên, tôi nghĩ không có sự thay đổi nào dễ dàng chỉ trong một sớm một chiều, mà cần một lộ trình thời gian và hơn hết là sự góp sức của các cổ đông, Hội đồng Quản trị và tất cả cán bộ nhân viên thì mọi khó khăn đều sẽ được hóa giải.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã có những hỗ trợ cần thiết cho những ngân hàng thương mại thực hiện đúng các yêu cầu cải tổ của Chính phủ.
Với những cơ sở đó, chúng tôi có niềm tin để tiến hành tái cơ cấu. Đây chính là giai đoạn quan trọng để NCB có thể đổi mới mình cho sự phát triển. Tôi vui vì số lượng khách hàng ủng hộ NCB ngày một tăng.
Tăng, cụ thể là như thế nào?
Sau hơn 18 tháng tái cơ cấu, chỉ nửa năm trở lại đây hoạt động của NCB mới từng bước ổn định và dần phát huy hiệu quả.
Chúng tôi đã thu hút được nhiều nhân sự chất lượng trong ngành ngân hàng, xây dựng chiến lược mới, tập trung cho bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong một số ngành chọn lọc, với những sản phẩm phù hợp. Hệ thống nhận diện thương hiệu cũng được thay đổi, vì Navibank trước đó khá mờ nhạt.
Thay đổi hình ảnh phải đi cùng nâng cao chất lượng dịch vụ. Chúng tôi đã liên tục tổ chức hơn 700 giờ đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, đẩy nhanh tốc độ phục vụ khách hàng, sử dụng những khách hàng bí mật để kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ trên toàn hệ thống.
Với những thay đổi đó, khách hàng đến với NCB ngày một nhiều hơn, thể hiện rõ qua lượng tiền gửi những tháng cuối năm 2014. Và qua thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi triển khai các gói tín dụng ưu đãi, thu hút được thêm khách hàng mới, đặc biệt khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành nông nghiệp.
Chính những thay đổi đó đã góp phần cải thiện kết quả lợi nhuận của NCB sau những năm rất khó khăn vừa qua.
Mới đây NCB cũng đã công bố đạt 75 tỷ đồng lợi nhuận 2014, nợ xấu giảm khá nhanh. Kết quả này còn khiêm tốn so với quy mô vốn và tổng tài sản, nhưng có thể hiểu là lành mạnh hơn so với trước, khi được sự giám sát chặt chẽ hơn của Ngân hàng Nhà nước?
Vừa rồi Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành thanh tra NCB về chất lượng tín dụng. Điều đó cho thấy sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý. Bản thân NCB cũng định hướng hoạt động an toàn và hiệu quả hơn.
Với nợ xấu, năm trước chúng tôi đã bán cho VAMC 700 tỷ đồng, năm vừa rồi VAMC đã chấp thuận mua hơn 300 tỷ đồng. Một trong những chỉ tiêu kinh doanh của chúng tôi là tập trung thu hồi nợ xấu.
Nợ xấu là vấn đề chung của nền kinh tế, là khó khăn chung của các ngân hàng thương mại chứ không riêng NCB. Đây là vấn đề dài hơi, không thể nói là hôm nay tôi có nợ xấu, ngày mai “cục nợ” đó thu hồi được ngay lập tức.
Nền kinh tế khó khăn đang dần được cải thiện, hồi phục dần, đã có những tín hiệu tốt hơn ở thị trường bất động sản. Có thể kỳ vọng năm nay kinh tế vĩ mô sẽ tốt hơn, các doanh nghiệp sẽ hồi phục và có khả năng để trả nợ ngày một tốt hơn.
Bà nói có những tín hiệu để kỳ vọng kinh tế vĩ mô sẽ tốt hơn năm nay. Còn tại NCB thì sao?
Tôi thích nhắc đến năm 2015 với ba từ: nội lực - nỗ lực - niềm tin.
Nội lực, là khi NCB được đánh giá là ngân hàng tiềm năng, có nhiều lợi thế phát triển, cán bộ nhân viên đồng lòng quyết tâm, cổ đông và Hội đồng Quản trị cam kết hỗ trợ tối đa cho sự cải tổ đổi mới.
Nỗ lực, là khi NCB tiến hành tái cơ cấu, kiên quyết loại bỏ những yếu tố trì trệ, đưa hoạt động ngân hàng dần ổn định và tuân thủ các quy định chuẩn mực, sẵn sàng đón thời cơ để tạo nên những bước ngoặt lớn.
Niềm tin là điều NCB luôn phải có trong quá khứ và tương lai, dù gặp không ít khó khăn thì chúng tôi vẫn tin rằng mọi nỗ lực sẽ đem đến kết quả mong đợi. Và chúng tôi tin tưởng vào các chính sách đúng đắn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc lành mạnh hoá hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam.
Bà có thể nói cụ thể hơn về mục tiêu của NCB trong năm nay?
Chúng tôi là một ngân hàng nhỏ. Nhưng chúng tôi đã tập hợp được những lãnh đạo, cán bộ nhân viên đồng lòng. Chiến lược NCB xác định cũng rõ ràng, lách vào những phân khúc, ngách thị trường để tìm đường đi riêng chứ không thể làm toàn bộ các dịch vụ như các ngân hàng lớn, chúng tôi chỉ tập trung vào ngách bán lẻ, tìm kiếm những sản phẩm dịch vụ mới.
Còn mục tiêu cụ thể, năm nay chúng tôi đặt kế hoạch lợi nhuận 300 tỷ đồng. Cuối năm ngoái và đến nay chúng tôi liên tục tổ chức các hội nghị với các chi nhánh, đơn vị để bàn cách triển khai. Anh em rất quyết tâm thực hiện, kết quả tăng trưởng thấy rõ qua từng tháng.
Mục tiêu lợi nhuận 300 tỷ đồng được xác định thận trọng, nhưng cũng gắn với kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi tốt hơn như tôi nói ở trên.
Còn quá trình tái cơ cấu, hiện NCB đã thực hiện đến đâu? Với cá nhân bà, áp lực điều hành dưỡng như lớn hơn so với ngân hàng khác, vì vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu?
Triển khai tái cơ cấu trong giai đoạn này là một áp lực lớn không chỉ với tôi, mà với toàn thể Hội đồng Quản trị, ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên ngân hàng.
Trong giai đoạn hiện nay, quản lý hoạt động ngân hàng đã là một điều khó, huống hồ lại là một đơn vị cần phải chuyển mình để có những bước tiến phù hợp hơn với quỹ đạo chung. Làm thế nào để phát huy được những thế mạnh vốn có, loại trừ những tồn đọng yếu kém và nắm bắt được những cơ hội là điều chúng tôi trăn trở.
Tuy vậy, chúng tôi nhận thấy tái cơ cấu ngân hàng là một thử thách, đồng thời cũng là một cơ hội. Trong quá trình này chắc chắn có sự bỡ ngỡ của nhân viên, sự chưa đồng bộ trong hệ thống nhưng chúng tôi coi rằng đó là thời kì “quá độ”, và là quy luật tất yếu.
Còn về lộ trình, chúng tôi vẫn đang tái cơ cấu, dự kiến hai năm nữa sẽ hoàn tất quá trình tự thân này. Chúng tôi có niềm tin để làm và tin tưởng sẽ thành công.