Tuần qua, giá xăng dầu quốc tế “bốc hơi” mạnh
Bức tranh kinh tế toàn cầu u ám đã kéo lùi thị trường năng lượng quốc tế tuần qua, đẩy giá dầu thoái lui gần 6%, xăng mất hơn 4%
Bức tranh nợ nần của châu Âu, sự đi xuống của kinh tế Trung Quốc đã kéo lùi thị trường năng lượng quốc tế trong tuần giao dịch vừa qua, đẩy giá dầu thoái lui gần 6%, giá xăng mất hơn 4%.
Sức ép từ yếu tố kỹ thuật
Phiên giao dịch cuối tuần trước (16/12), giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 1/2012 đã giảm 34 cent, tương ứng 0,4%, xuống 93,53 USD/thùng trên sàn trao đổi hàng hóa New York. Tính chung cả tuần, giá dầu loại này đã giảm tới 5,9%.
Phiên giao dịch liền trước, giá dầu thô quốc tế kỳ hạn đã rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tuần do triển vọng tiêu thụ toàn cầu yếu kém. Thị trường tiếp tục xuống giá trong phiên 16/12 khi USD lên giá nhẹ, Euro chịu áp lực giảm.
Phiên cuối tuần, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đứng ở mức 80,321 điểm, nhỉnh hơn so với mức 80,292 điểm chốt phiên 15/12, từ đó gây áp lực giảm giá các mặt hàng tính bằng USD.
Thị trường cũng bị tác động bởi sự lên xuống thất thường của Phố Wall, phong vũ biểu của nền kinh tế Mỹ và thước đo triển vọng tiêu thụ năng lượng. Darin Newsom thuộc Telvent DTN ở Omaha cho biết, dầu thô đang chịu sức ép từ các yếu tố kỹ thuật.
Ngay từ phiên đầu tuần, giá dầu đã đồng loạt giảm trên tất cả các thị trường, bất chấp tín hiệu tích cực đạt được tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu diễn ra trong hai ngày 8 – 9/12 bàn về giải quyết nợ công châu Âu.
Mặc dù, các bên đã đạt được đồng thuận về nâng cấp giám sát tài chính, song giới phân tích cho rằng, điều đó vẫn chưa đủ để làm yên lòng các nhà đầu tư và giới giao dịch còn đang chờ đợi cuộc họp của OPEC vào ngày 14/12 ở Vienna.
Sau một phiên hồi phục, thị trường lại chìm sâu khi giới đầu tư tiếp tục bất an về nợ công châu Âu. Giá dầu giảm mạnh hơn khi OPEC ngày 14/12 tuyên bố nâng sản lượng thùng dầu hàng ngày lên mức 30 triệu và thừa nhận đã phá vỡ hạn ngạch.
Sang phiên 15/12, giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tuần, bất chấp Tây Ban Nha bán trái phiếu thành công, chứng khoán châu Âu đồng loạt khởi sắc và thất nghiệp tại Mỹ giảm mạnh xuống thấp nhất trong vòng 3 năm qua.
Nguyên nhân chính khiến giá dầu phiên này giảm sút là bởi kinh tế Trung Quốc xuất hiện tín hiệu giảm tốc. Cụ thể, hoạt động công nghiệp trong tháng 12 giảm tháng thứ 2 liên tiếp và FDI tháng 11 của nước này sụt lần đầu trong 28 tháng.
Nhiều chuyên gia dự báo, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2011 có thể sẽ sụt giảm, kéo tăng trưởng kinh tế tụt xuống dưới mức 9% lần đầu tiên trong hơn một thập niên qua, và điều này sẽ tác động mạnh đến giá dầu.
Giá xăng cũng giảm mạnh
Phiên 16/12, giá xăng hợp đồng tháng 1 giảm nhẹ 0,1% xuống 2,49 USD/gallon. Nhưng tính chung cả tuần, mặt hàng này đã bốc hơi 4,3% giá trị. Tương tự, giá dầu sưởi cùng kỳ hạn giảm 0,8% xuống 2,8 USD/gallon ngày 16/12 và mất 3,8% trong tuần.
Sức ép từ yếu tố kỹ thuật
Phiên giao dịch cuối tuần trước (16/12), giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 1/2012 đã giảm 34 cent, tương ứng 0,4%, xuống 93,53 USD/thùng trên sàn trao đổi hàng hóa New York. Tính chung cả tuần, giá dầu loại này đã giảm tới 5,9%.
Phiên giao dịch liền trước, giá dầu thô quốc tế kỳ hạn đã rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tuần do triển vọng tiêu thụ toàn cầu yếu kém. Thị trường tiếp tục xuống giá trong phiên 16/12 khi USD lên giá nhẹ, Euro chịu áp lực giảm.
Phiên cuối tuần, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đứng ở mức 80,321 điểm, nhỉnh hơn so với mức 80,292 điểm chốt phiên 15/12, từ đó gây áp lực giảm giá các mặt hàng tính bằng USD.
Thị trường cũng bị tác động bởi sự lên xuống thất thường của Phố Wall, phong vũ biểu của nền kinh tế Mỹ và thước đo triển vọng tiêu thụ năng lượng. Darin Newsom thuộc Telvent DTN ở Omaha cho biết, dầu thô đang chịu sức ép từ các yếu tố kỹ thuật.
Ngay từ phiên đầu tuần, giá dầu đã đồng loạt giảm trên tất cả các thị trường, bất chấp tín hiệu tích cực đạt được tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu diễn ra trong hai ngày 8 – 9/12 bàn về giải quyết nợ công châu Âu.
Mặc dù, các bên đã đạt được đồng thuận về nâng cấp giám sát tài chính, song giới phân tích cho rằng, điều đó vẫn chưa đủ để làm yên lòng các nhà đầu tư và giới giao dịch còn đang chờ đợi cuộc họp của OPEC vào ngày 14/12 ở Vienna.
Sau một phiên hồi phục, thị trường lại chìm sâu khi giới đầu tư tiếp tục bất an về nợ công châu Âu. Giá dầu giảm mạnh hơn khi OPEC ngày 14/12 tuyên bố nâng sản lượng thùng dầu hàng ngày lên mức 30 triệu và thừa nhận đã phá vỡ hạn ngạch.
Sang phiên 15/12, giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tuần, bất chấp Tây Ban Nha bán trái phiếu thành công, chứng khoán châu Âu đồng loạt khởi sắc và thất nghiệp tại Mỹ giảm mạnh xuống thấp nhất trong vòng 3 năm qua.
Nguyên nhân chính khiến giá dầu phiên này giảm sút là bởi kinh tế Trung Quốc xuất hiện tín hiệu giảm tốc. Cụ thể, hoạt động công nghiệp trong tháng 12 giảm tháng thứ 2 liên tiếp và FDI tháng 11 của nước này sụt lần đầu trong 28 tháng.
Nhiều chuyên gia dự báo, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2011 có thể sẽ sụt giảm, kéo tăng trưởng kinh tế tụt xuống dưới mức 9% lần đầu tiên trong hơn một thập niên qua, và điều này sẽ tác động mạnh đến giá dầu.
Giá xăng cũng giảm mạnh
Phiên 16/12, giá xăng hợp đồng tháng 1 giảm nhẹ 0,1% xuống 2,49 USD/gallon. Nhưng tính chung cả tuần, mặt hàng này đã bốc hơi 4,3% giá trị. Tương tự, giá dầu sưởi cùng kỳ hạn giảm 0,8% xuống 2,8 USD/gallon ngày 16/12 và mất 3,8% trong tuần.