Tỷ giá USD/VND chính thức kịch trần
Việc ngân hàng nâng cao giá mua vào và thu hẹp với giá bán ra là đáng chú ý hơn cả
Ngay trong ngày giao dịch đầu tiên của tuần có sự kiện quan trọng, tỷ giá USD/VND đã có bước nhảy mạnh, nhanh và dứt khoát trên biểu niêm yết.
Sáng nay (14/12), giá USD bán ra của nhiều ngân hàng thương mại đã tăng từ mức 22.520 VND lên 22.545 VND, tức chỉ cách mức trần cho phép vỏn vẹn có 2 VND.
Diễn biến trên là sự tiếp nối xu hướng tăng có từ cuối tuần qua - được một số nhận định gắn với diễn biến mất giá trở lại của đồng Nhân dân tệ.
Tuy nhiên, tâm điểm chú ý tuần này là cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 15 và 16/12, với kỳ vọng FED sẽ tăng lãi suất đã và đang lan tỏa trên thị trường thế giới, trong đó có Việt Nam.
Song song với kỳ vọng trên, khối nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng, đặc biệt có những phiên bán ròng rất mạnh gần đây, cũng là một chuyển động được chú ý.
Đến cuối giờ sáng nay, tại một số ngân hàng thương mại, như tại Techcombank, giá USD bán ra đã chính thức kịch trần biên độ (22.547 VND). Và đầu giờ chiều, biểu niêm yết của Eximbank cũng đã ghi nhận mức kịch trần này.
Kể từ sau nhiều biến động trung tuần tháng 8/2015 trở lại đây, tỷ giá USD/VND xuất hiện nhiều đợt có dấu hiệu căng thẳng, nhưng đây là lần đầu tiên mức trần được xác lập một cách nhanh và rõ ràng trên biểu niêm yết của các ngân hàng.
Điểm đáng chú ý hơn cả, cũng như khác biệt lớn so với những đợt biến động vừa qua là: khoảng cách giữa giá mua vào - bán ra USD của các ngân hàng đã thu hẹp trông thấy. Điều này phản ánh, nhu cầu (và có thể là cả áp lực) mua vào là có thực.
Như tại Eximbank, nếu sáng nay khoảng cách giá mua vào - bán ra còn lên tới 90 VND, mức bình thường trong quãng giao dịch từ khi biên độ được nới lên +/-3%, thì đến đầu giờ chiều nay đã con lại chỉ còn 57 VND.
Nói cách khác, ngân hàng đã nâng mạnh giá mua vào USD, trong khi giá bán ra không thể nâng tiếp do đã kịch trần.
Trong các diễn biến tỷ giá, biểu hiện quan trọng bậc nhất là chênh lệch giá mua vào - bán ra. Nó phản ánh đúng hơn nhu cầu ngoại tệ, mà một khi bị thu hẹp đến một mức độ nào đó có thể dẫn đến những phát sinh căng thẳng ngoài cả vấn đề tỷ giá.
Sáng nay (14/12), giá USD bán ra của nhiều ngân hàng thương mại đã tăng từ mức 22.520 VND lên 22.545 VND, tức chỉ cách mức trần cho phép vỏn vẹn có 2 VND.
Diễn biến trên là sự tiếp nối xu hướng tăng có từ cuối tuần qua - được một số nhận định gắn với diễn biến mất giá trở lại của đồng Nhân dân tệ.
Tuy nhiên, tâm điểm chú ý tuần này là cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 15 và 16/12, với kỳ vọng FED sẽ tăng lãi suất đã và đang lan tỏa trên thị trường thế giới, trong đó có Việt Nam.
Song song với kỳ vọng trên, khối nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng, đặc biệt có những phiên bán ròng rất mạnh gần đây, cũng là một chuyển động được chú ý.
Đến cuối giờ sáng nay, tại một số ngân hàng thương mại, như tại Techcombank, giá USD bán ra đã chính thức kịch trần biên độ (22.547 VND). Và đầu giờ chiều, biểu niêm yết của Eximbank cũng đã ghi nhận mức kịch trần này.
Kể từ sau nhiều biến động trung tuần tháng 8/2015 trở lại đây, tỷ giá USD/VND xuất hiện nhiều đợt có dấu hiệu căng thẳng, nhưng đây là lần đầu tiên mức trần được xác lập một cách nhanh và rõ ràng trên biểu niêm yết của các ngân hàng.
Điểm đáng chú ý hơn cả, cũng như khác biệt lớn so với những đợt biến động vừa qua là: khoảng cách giữa giá mua vào - bán ra USD của các ngân hàng đã thu hẹp trông thấy. Điều này phản ánh, nhu cầu (và có thể là cả áp lực) mua vào là có thực.
Như tại Eximbank, nếu sáng nay khoảng cách giá mua vào - bán ra còn lên tới 90 VND, mức bình thường trong quãng giao dịch từ khi biên độ được nới lên +/-3%, thì đến đầu giờ chiều nay đã con lại chỉ còn 57 VND.
Nói cách khác, ngân hàng đã nâng mạnh giá mua vào USD, trong khi giá bán ra không thể nâng tiếp do đã kịch trần.
Trong các diễn biến tỷ giá, biểu hiện quan trọng bậc nhất là chênh lệch giá mua vào - bán ra. Nó phản ánh đúng hơn nhu cầu ngoại tệ, mà một khi bị thu hẹp đến một mức độ nào đó có thể dẫn đến những phát sinh căng thẳng ngoài cả vấn đề tỷ giá.