Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dưới góc nhìn Forbes
Giống như bất kỳ ai khác làm giàu từ Đông Âu, ông Vượng đã phải đối mặt với nhiều tin đồn
“Theo tin đồn, tôi đã chết ít nhất 4 lần vào năm ngoái”, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng bộc bạch trong bài viết khá dài về ông trên tạp chí Forbes, nhân sự kiện ông trở thành người Việt Nam đầu tiên lọt vào xếp hạng tỷ phú thế giới của tạp chí này.
Vào một buổi sáng đẹp trời tháng 10/2012, trên đường Đồng Khởi, con phố thương mại sầm uất nhất Sài Gòn, đã diễn ra lễ khai trương trung tâm thương mại Vincom Center A. Đây là một dự án lớn, không phải chỉ bởi quy mô (diện tích thương mại 38.000 m2, bãi đỗ xe ngầm 3 tầng; một khách sạn 5 sao gồm 300 phòng), hay những khách thuê cao cấp (Versace, Hermes, Dior) mà còn bởi thời điểm khai trương dự án. Thị trường bất động sản Việt Nam khi đó đã đóng băng suốt từ năm 2011, với ít nhất 13,5% trong số các khoản vay bất động sản tổng trị giá 10 tỷ USD trở thành nợ xấu.
Phạm Nhật Vượng, người đứng sau dự án bất động sản thương mại 500 triệu USD này, không hề uống champagne, cắt băng khánh thành hay phát biểu gì. Thay vào đó, người đàn ông 44 tuổi này lặng lẽ theo dõi buổi lễ từ một hàng ghế ở phía sau. “Tôi thích tự mình nhấm nháp hương vị hạnh phúc hơn”, ông Vượng nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi sau đó trong văn phòng mới tại Hà Nội. Văn phòng này nằm trong Vincom Village, một dự án khác của ông.
Phạm Nhật Vượng được coi là Donald Trump của Việt Nam. Giờ đây, ông đã trở thành tỷ phú đầu tiên trong lịch sử Việt Nam lọt vào xếp hạng thế giới. Tạp chí Forbes ước tính giá trị tài sản của ông ở mức 1,5 tỷ USD, chủ yếu dựa trên mức cổ phần 53% mà ông nắm giữ cả trực tiếp và gián tiếp trong tập đoàn bất động sản Vingroup, công ty niêm yết có giá trị vốn hóa lớn thứ 5 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Câu chuyện của ông Vượng có thể được xem như một câu chuyện làm giàu tiêu biểu của một cá nhân ở Việt Nam trong thời đổi mới.
Phạm Nhật Vượng sinh tại Hà Nội vào năm 1968, năm diễn ra cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân làm thay đổi cục diện cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Cha ông làm việc trong không quân Việt Nam, còn mẹ ông mở quán trà bán ở vỉa hè. Khi hòa bình lập lại, kinh tế cả nước khó khăn, gia đình ông nhiều lúc phụ thuộc hoàn toàn vào khoản thu ít ỏi từ quán trà của người mẹ. “Khi đó, giấc mơ của tôi không hề lớn, tôi chỉ muốn giúp đỡ gia đình”, ông nhớ lại.
Bằng con đường học hành, Phạm Nhật Vượng đã thoát khỏi tình thế khó khăn đó. Học giỏi toán, ông được nhận một suất học bổng theo học ngành kinh tế học tài nguyên ở Moscow, Nga. Như có sự dàn xếp trước của số phận, vào đúng năm 1993 khi ông tốt nghiệp, Liên Xô sụp đổ, mở ra một vòng xoáy của những bất ổn và cả những cơ hội. Ở Việt Nam vào thời điểm đó, Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế với mục tiêu xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sau khi kết hôn với người bạn gái cùng học, Phạm Nhật Vượng quyết định ở lại nước ngoài, với mong muốn tranh thủ những cơ hội mà thời kỳ hậu Liên Xô mang lại. Cặp vợ chồng trẻ tìm đường sang Ukraine. Với kinh nghiệm học được từ quán trà ngày xưa của mẹ, ông vay mượn bạn bè và người thân được 10.000 USD và mở một nhà hàng Việt Nam tại quốc gia Đông Âu này. Nhận thấy nhu cầu tốt, ông cũng bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền trên một dây chuyền nhập từ Việt Nam. Ý tưởng về một nhà hàng mỳ ăn liền khi đó là toàn toàn mới mẻ với người Ukraine, và được khách hàng hưởng ứng tích cực. “Người Ukraine khi đó rất nghèo và đói khổ”, ông Vượng nhớ lại.
Vì thế, Phạm Nhật Vượng đã chấp nhận dấn thân vào rủi ro. Thay vì kinh doanh một cửa hiệu mỳ quy mô nhỏ, ông đem thế chấp mọi thứ mà ông có để đi vay vốn với lãi suất “cắt cổ” 8% mỗi tháng để mở rộng sản xuất. Thăm dò thị trường, ông sản xuất nửa triệu gói mỳ để tặng người tiêu dùng kèm theo những cuốn lịch chủ đề Việt Nam.
Người Ukraine nhanh chóng “nghiện” sản phẩm mỳ ăn liền có gia vị, và Phạm Nhật Vượng trở thành “ông vua” thực phẩm chế biến ở nước này. Tính đến năm 2010, trước khi ông bán công ty Technocom cho hãng Nestle thì công ty này có doanh thu khoảng hơn 100 triệu USD mỗi năm.
Trong nhiều năm, khi kiếm được tiền nhờ công ty mỳ gói ở Ukraine, ông đã chuyển tiền về nước để đầu tư vào các dự án với mong muốn nắm bắt cơ hội trong nền kinh tế đang phát triển nhanh ở quê nhà.
Chiến lược của ông tại Việt Nam bắt đầu khá đúng lúc. Vào cuối thập niên 1990, Phạm Nhật Vượng có chuyến đi tới thành phố biển Nha Trang. Ở thời điểm đó, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh. Việt Nam đã tránh được những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, bình thường hóa quan hệ thương mại với Mỹ, và tái khẳng định vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Từ năm 2000-2006, GDP của Việt Nam tăng trưởng ít nhất 6% mỗi năm.
Nhận thấy cơ hội tốt, ông tính sẽ đầu tư vào một dự án nhỏ trong nước. Ông muốn biến một hòn đảo nhỏ còn sơ khai ngoài khơi thành một khu nghỉ dưỡng sang trọng. Và kết quả là sự ra đời của khu nghỉ dưỡng hạng sang Vinpearl.
Một lần nữa ông lại nhanh chóng tìm thấy thành công. Trong năm tiếp sau đó, ông khai trương trung tâm thương mại Vincom Bà Triệu, tòa tháp tổ hợp thương mại đầu tiên tại Hà Nội. Ba năm sau, ông xây thêm 260 phòng ở Vinpearl, cùng với tuyến xe cáp dài hơn 3 km nối giữa Vinpearl và đất liền.
Chưa dừng ở đó, ông tiếp tục xây thêm nhiều dự án bất động sản cao cấp tại Hà Nội, trong đó có Vincom Village. Vincom, công ty bất động sản thương mại và nhà ở của Vượng, đã lên sàn chứng khoán từ năm 2007. Khi đó, ông duy trì Vinpearl như một công ty riêng chuyên về nghỉ dưỡng cao cấp. Năm ngoái, Phạm Nhật Vượng gộp hai công ty này thành Vingroup.
Danh tiếng của ông gia tăng cùng với sự giàu có. Mặc dù đã sắm sửa một số tài sản xứng tầm với một tỷ phú, bao gồm một dinh thự nằm giữa những ngọn đồi nhân tạo ở Vincom Village, một xe Bentley, và một quỹ từ thiện riêng, Vượng vẫn giữ lối sống bình dị, thích xem phim võ thuật hơn là rong ruổi trên chiếc xe sang hay đam mê những kỳ nghỉ ở khu resort riêng tại Nha Trang.
Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ ai khác làm giàu từ Đông Âu, ông đã phải đối mặt với nhiều tin đồn. Phạm Nhật Vượng đơn giản chỉ phủ nhận những tin đồn đó. “Theo tin đồn, tôi đã chết ít nhất 4 lần vào năm ngoái. Trong câu chuyện thứ nhất, những sát thủ từ Moscow đã bắn hạ tôi. Ở câu chuyện thứ hai, tôi sang Moscow và bị mafia Nga bắn chết. Rồi câu chuyện thứ ba, tôi bị bắn ở Ukraine. Năm ngoái, tôi chẳng đến Ukraine hay Nga. Còn câu chuyện gần đây nhất, tôi bị chết vì ung thư. Tôi khỏe thế này mà họ bảo tôi bị ung thư”, ông kể với Forbes.
Bất chấp những tin đồn, ông Vượng vẫn đang tiến bước, tung ra những tòa tháp văn phòng, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng, các trung tâm mua sắm… với tốc độ chóng mặt. Vingroup hiện có một danh mục bao gồm 31 dự án bất động sản, trong đó có 12 dự án đã hoàn thành, 3 còn đang dang dở, và số còn lại đang trong giai đoạn chuẩn bị.
“Vingroup có một đẳng cấp riêng. Họ đang xây dựng những dự án lớn nhất ở Việt Nam. Họ đã liên tục tìm kiếm những ý tưởng mới và nhân tài trong một tình thế rất khó khăn. Hầu hết mọi người đều dừng lại trong bối cảnh thị trường như hiện nay, nhưng Vingroup thì không”, ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành công ty tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam, nhận xét.
Bí mật của Phạm Nhật Vượng, theo Forbes, là đặt trọng tâm vào đối tượng khách hàng giống như ông. Đó là một thế hệ mới mong muốn có cuộc sống tốt hơn thế hệ cha mẹ. Những người này tạo ra một thị trường lớn cho các dự án bất động sản nằm ở các vị trí đắc địa, vì 60% trong tổng số dân 92 triệu người Việt Nam là dưới 40 tuổi. Ông không chỉ xây các khu căn hộ, nhà lô và biệt thự, ông còn xây bệnh viện, các tòa nhà văn phòng và trung tâm mua sắm để hỗ trợ các khu nhà ở. Ngoài ra, giữa lúc nhiều công ty bất động sản khác trì hoãn dự án, thì các dự án của ông luôn hoàn thành đúng thời gian. Tháp Vincom A chỉ mất thời gian 19 tháng để xây xong.
Năm 2012, khi hầu hết các công ty bất động sản khác mắc kẹt với nợ xấu và nguy cơ không bán được hàng, Vingroup đạt doanh thu khá cao từ bán nhà. Nhờ đó, Phạm Nhật Vượng huy động được 300 triệu USD trên thị trường trái phiếu quốc tế, cho dù nhà bảo lãnh phát hành Credit Suisse lúc đầu tỏ ra hoài nghi về những con số của Vingroup. “Họ đã thuê luật sư và kiểm toán viên để kiểm tra”, bà Lê Thị Thu Thủy, giám đốc điều hành của Vingroup cho hay. “Chúng tôi đã đưa cho họ báo cáo ngân hàng của mình và cho họ tiếp xúc với khách hàng”. Nguồn vốn vay quốc tế này đóng một vai trò quan trọng, vì cho dù đã nổi lên trở thành người giàu nhất Việt Nam, ông đã phải trải qua một giai đoạn khó huy động vốn trong nước.
Hai quỹ nước ngoài chuyên về thị trường chứng khoán Việt Nam là MSCI Vietnam IMI và Van Eck Market Vectors ETF đã gom một lượng lớn cổ phiếu Vingroup. Những lực lượng đến từ bên ngoài này chính là nguồn động lực đưa ông Vượng lên địa vị tỷ phú.
Phạm Nhật Vượng đang trong quá trình huy động vốn từ một số nhà đầu tư chiến lược, với mục tiêu sau cùng là niêm yết Vingroup trên thị trường chứng khoán Singapore. Ông hy vọng, việc niêm yết ở Singapore sẽ mang đến cho cổ phiếu Vingroup một mức giá hợp lý, đồng thời tạo ra một cột mốc mới khi Vingroup trở thành công ty Việt Nam đầu tiên niêm yết ở nước ngoài.
Ông mơ ước sẽ biến những con phố của Hà Nội và Sài Gòn trở nên sầm uất như Hồng Kông hay Singapore. “Nếu tôi làm được điều đó, thì cho dù có phải tốn tiền tỷ, tôi cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc. Tôi muốn để lại một thứ gì đó cho thế hệ sau. Bạn không thể mang tiền theo khi bạn chết”, ông nói.
Vào một buổi sáng đẹp trời tháng 10/2012, trên đường Đồng Khởi, con phố thương mại sầm uất nhất Sài Gòn, đã diễn ra lễ khai trương trung tâm thương mại Vincom Center A. Đây là một dự án lớn, không phải chỉ bởi quy mô (diện tích thương mại 38.000 m2, bãi đỗ xe ngầm 3 tầng; một khách sạn 5 sao gồm 300 phòng), hay những khách thuê cao cấp (Versace, Hermes, Dior) mà còn bởi thời điểm khai trương dự án. Thị trường bất động sản Việt Nam khi đó đã đóng băng suốt từ năm 2011, với ít nhất 13,5% trong số các khoản vay bất động sản tổng trị giá 10 tỷ USD trở thành nợ xấu.
Phạm Nhật Vượng, người đứng sau dự án bất động sản thương mại 500 triệu USD này, không hề uống champagne, cắt băng khánh thành hay phát biểu gì. Thay vào đó, người đàn ông 44 tuổi này lặng lẽ theo dõi buổi lễ từ một hàng ghế ở phía sau. “Tôi thích tự mình nhấm nháp hương vị hạnh phúc hơn”, ông Vượng nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi sau đó trong văn phòng mới tại Hà Nội. Văn phòng này nằm trong Vincom Village, một dự án khác của ông.
Phạm Nhật Vượng được coi là Donald Trump của Việt Nam. Giờ đây, ông đã trở thành tỷ phú đầu tiên trong lịch sử Việt Nam lọt vào xếp hạng thế giới. Tạp chí Forbes ước tính giá trị tài sản của ông ở mức 1,5 tỷ USD, chủ yếu dựa trên mức cổ phần 53% mà ông nắm giữ cả trực tiếp và gián tiếp trong tập đoàn bất động sản Vingroup, công ty niêm yết có giá trị vốn hóa lớn thứ 5 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Câu chuyện của ông Vượng có thể được xem như một câu chuyện làm giàu tiêu biểu của một cá nhân ở Việt Nam trong thời đổi mới.
Phạm Nhật Vượng sinh tại Hà Nội vào năm 1968, năm diễn ra cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân làm thay đổi cục diện cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Cha ông làm việc trong không quân Việt Nam, còn mẹ ông mở quán trà bán ở vỉa hè. Khi hòa bình lập lại, kinh tế cả nước khó khăn, gia đình ông nhiều lúc phụ thuộc hoàn toàn vào khoản thu ít ỏi từ quán trà của người mẹ. “Khi đó, giấc mơ của tôi không hề lớn, tôi chỉ muốn giúp đỡ gia đình”, ông nhớ lại.
Bằng con đường học hành, Phạm Nhật Vượng đã thoát khỏi tình thế khó khăn đó. Học giỏi toán, ông được nhận một suất học bổng theo học ngành kinh tế học tài nguyên ở Moscow, Nga. Như có sự dàn xếp trước của số phận, vào đúng năm 1993 khi ông tốt nghiệp, Liên Xô sụp đổ, mở ra một vòng xoáy của những bất ổn và cả những cơ hội. Ở Việt Nam vào thời điểm đó, Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế với mục tiêu xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sau khi kết hôn với người bạn gái cùng học, Phạm Nhật Vượng quyết định ở lại nước ngoài, với mong muốn tranh thủ những cơ hội mà thời kỳ hậu Liên Xô mang lại. Cặp vợ chồng trẻ tìm đường sang Ukraine. Với kinh nghiệm học được từ quán trà ngày xưa của mẹ, ông vay mượn bạn bè và người thân được 10.000 USD và mở một nhà hàng Việt Nam tại quốc gia Đông Âu này. Nhận thấy nhu cầu tốt, ông cũng bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền trên một dây chuyền nhập từ Việt Nam. Ý tưởng về một nhà hàng mỳ ăn liền khi đó là toàn toàn mới mẻ với người Ukraine, và được khách hàng hưởng ứng tích cực. “Người Ukraine khi đó rất nghèo và đói khổ”, ông Vượng nhớ lại.
Vì thế, Phạm Nhật Vượng đã chấp nhận dấn thân vào rủi ro. Thay vì kinh doanh một cửa hiệu mỳ quy mô nhỏ, ông đem thế chấp mọi thứ mà ông có để đi vay vốn với lãi suất “cắt cổ” 8% mỗi tháng để mở rộng sản xuất. Thăm dò thị trường, ông sản xuất nửa triệu gói mỳ để tặng người tiêu dùng kèm theo những cuốn lịch chủ đề Việt Nam.
Người Ukraine nhanh chóng “nghiện” sản phẩm mỳ ăn liền có gia vị, và Phạm Nhật Vượng trở thành “ông vua” thực phẩm chế biến ở nước này. Tính đến năm 2010, trước khi ông bán công ty Technocom cho hãng Nestle thì công ty này có doanh thu khoảng hơn 100 triệu USD mỗi năm.
Trong nhiều năm, khi kiếm được tiền nhờ công ty mỳ gói ở Ukraine, ông đã chuyển tiền về nước để đầu tư vào các dự án với mong muốn nắm bắt cơ hội trong nền kinh tế đang phát triển nhanh ở quê nhà.
Chiến lược của ông tại Việt Nam bắt đầu khá đúng lúc. Vào cuối thập niên 1990, Phạm Nhật Vượng có chuyến đi tới thành phố biển Nha Trang. Ở thời điểm đó, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh. Việt Nam đã tránh được những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, bình thường hóa quan hệ thương mại với Mỹ, và tái khẳng định vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Từ năm 2000-2006, GDP của Việt Nam tăng trưởng ít nhất 6% mỗi năm.
Nhận thấy cơ hội tốt, ông tính sẽ đầu tư vào một dự án nhỏ trong nước. Ông muốn biến một hòn đảo nhỏ còn sơ khai ngoài khơi thành một khu nghỉ dưỡng sang trọng. Và kết quả là sự ra đời của khu nghỉ dưỡng hạng sang Vinpearl.
Một lần nữa ông lại nhanh chóng tìm thấy thành công. Trong năm tiếp sau đó, ông khai trương trung tâm thương mại Vincom Bà Triệu, tòa tháp tổ hợp thương mại đầu tiên tại Hà Nội. Ba năm sau, ông xây thêm 260 phòng ở Vinpearl, cùng với tuyến xe cáp dài hơn 3 km nối giữa Vinpearl và đất liền.
Chưa dừng ở đó, ông tiếp tục xây thêm nhiều dự án bất động sản cao cấp tại Hà Nội, trong đó có Vincom Village. Vincom, công ty bất động sản thương mại và nhà ở của Vượng, đã lên sàn chứng khoán từ năm 2007. Khi đó, ông duy trì Vinpearl như một công ty riêng chuyên về nghỉ dưỡng cao cấp. Năm ngoái, Phạm Nhật Vượng gộp hai công ty này thành Vingroup.
Danh tiếng của ông gia tăng cùng với sự giàu có. Mặc dù đã sắm sửa một số tài sản xứng tầm với một tỷ phú, bao gồm một dinh thự nằm giữa những ngọn đồi nhân tạo ở Vincom Village, một xe Bentley, và một quỹ từ thiện riêng, Vượng vẫn giữ lối sống bình dị, thích xem phim võ thuật hơn là rong ruổi trên chiếc xe sang hay đam mê những kỳ nghỉ ở khu resort riêng tại Nha Trang.
Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ ai khác làm giàu từ Đông Âu, ông đã phải đối mặt với nhiều tin đồn. Phạm Nhật Vượng đơn giản chỉ phủ nhận những tin đồn đó. “Theo tin đồn, tôi đã chết ít nhất 4 lần vào năm ngoái. Trong câu chuyện thứ nhất, những sát thủ từ Moscow đã bắn hạ tôi. Ở câu chuyện thứ hai, tôi sang Moscow và bị mafia Nga bắn chết. Rồi câu chuyện thứ ba, tôi bị bắn ở Ukraine. Năm ngoái, tôi chẳng đến Ukraine hay Nga. Còn câu chuyện gần đây nhất, tôi bị chết vì ung thư. Tôi khỏe thế này mà họ bảo tôi bị ung thư”, ông kể với Forbes.
Bất chấp những tin đồn, ông Vượng vẫn đang tiến bước, tung ra những tòa tháp văn phòng, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng, các trung tâm mua sắm… với tốc độ chóng mặt. Vingroup hiện có một danh mục bao gồm 31 dự án bất động sản, trong đó có 12 dự án đã hoàn thành, 3 còn đang dang dở, và số còn lại đang trong giai đoạn chuẩn bị.
“Vingroup có một đẳng cấp riêng. Họ đang xây dựng những dự án lớn nhất ở Việt Nam. Họ đã liên tục tìm kiếm những ý tưởng mới và nhân tài trong một tình thế rất khó khăn. Hầu hết mọi người đều dừng lại trong bối cảnh thị trường như hiện nay, nhưng Vingroup thì không”, ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành công ty tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam, nhận xét.
Bí mật của Phạm Nhật Vượng, theo Forbes, là đặt trọng tâm vào đối tượng khách hàng giống như ông. Đó là một thế hệ mới mong muốn có cuộc sống tốt hơn thế hệ cha mẹ. Những người này tạo ra một thị trường lớn cho các dự án bất động sản nằm ở các vị trí đắc địa, vì 60% trong tổng số dân 92 triệu người Việt Nam là dưới 40 tuổi. Ông không chỉ xây các khu căn hộ, nhà lô và biệt thự, ông còn xây bệnh viện, các tòa nhà văn phòng và trung tâm mua sắm để hỗ trợ các khu nhà ở. Ngoài ra, giữa lúc nhiều công ty bất động sản khác trì hoãn dự án, thì các dự án của ông luôn hoàn thành đúng thời gian. Tháp Vincom A chỉ mất thời gian 19 tháng để xây xong.
Năm 2012, khi hầu hết các công ty bất động sản khác mắc kẹt với nợ xấu và nguy cơ không bán được hàng, Vingroup đạt doanh thu khá cao từ bán nhà. Nhờ đó, Phạm Nhật Vượng huy động được 300 triệu USD trên thị trường trái phiếu quốc tế, cho dù nhà bảo lãnh phát hành Credit Suisse lúc đầu tỏ ra hoài nghi về những con số của Vingroup. “Họ đã thuê luật sư và kiểm toán viên để kiểm tra”, bà Lê Thị Thu Thủy, giám đốc điều hành của Vingroup cho hay. “Chúng tôi đã đưa cho họ báo cáo ngân hàng của mình và cho họ tiếp xúc với khách hàng”. Nguồn vốn vay quốc tế này đóng một vai trò quan trọng, vì cho dù đã nổi lên trở thành người giàu nhất Việt Nam, ông đã phải trải qua một giai đoạn khó huy động vốn trong nước.
Hai quỹ nước ngoài chuyên về thị trường chứng khoán Việt Nam là MSCI Vietnam IMI và Van Eck Market Vectors ETF đã gom một lượng lớn cổ phiếu Vingroup. Những lực lượng đến từ bên ngoài này chính là nguồn động lực đưa ông Vượng lên địa vị tỷ phú.
Phạm Nhật Vượng đang trong quá trình huy động vốn từ một số nhà đầu tư chiến lược, với mục tiêu sau cùng là niêm yết Vingroup trên thị trường chứng khoán Singapore. Ông hy vọng, việc niêm yết ở Singapore sẽ mang đến cho cổ phiếu Vingroup một mức giá hợp lý, đồng thời tạo ra một cột mốc mới khi Vingroup trở thành công ty Việt Nam đầu tiên niêm yết ở nước ngoài.
Ông mơ ước sẽ biến những con phố của Hà Nội và Sài Gòn trở nên sầm uất như Hồng Kông hay Singapore. “Nếu tôi làm được điều đó, thì cho dù có phải tốn tiền tỷ, tôi cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc. Tôi muốn để lại một thứ gì đó cho thế hệ sau. Bạn không thể mang tiền theo khi bạn chết”, ông nói.