Vẫn biết “Quốc hội không làm văn tập thể”
Đại biểu Quốc hội phê dự thảo Luật Lưu trữ còn sử dụng thuật ngữ, từ ngữ chưa chính xác
Vẫn biết “Quốc hội không làm văn tập thể”, song thực tế còn nhiều luật đã bấm nút thông qua rồi mà đại biểu vẫn băn khoăn, do những thuật ngữ đã được các đại biểu phát biểu đầy trách nhiệm phân tích ở nhiều góc độ, khía cạnh nhưng chưa được tiếp thu đầy đủ, đại biểu Quốc hội Trần Thị Dung phát biểu tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Lưu trữ sáng nay (19/11).
Cũng từ lý do này mà đại biểu Dung đã dành toàn bộ thời gian để “đi sâu vào vấn đề giải thích từ ngữ và tiếp thu ý kiến giải thích từ ngữ của các đại biểu Quốc hội’ về dự thảo luật.
Tán thành với ý kiến của nhiều đại biểu, bà Dung cho rằng rất nhiều cụm từ cần phải được nghiên cứu và giải thích làm sao cho rõ nghĩa, dễ hiểu như: lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử… Hay, "chỉnh lý tài liệu" giải thích là tổ chức phân loại, xác định giá trị, sắp xếp, thống kê, lập công cụ tra cứu tài liệu hình thành trong hoạt động của một cơ quan, một tổ chức hoặc một cá nhân… thì có đúng hay không?.
Nhìn rộng hơn, vị đại biểu này nhận xét, hiện nay tình trạng sử dụng thuật ngữ thiếu chính xác trong các báo cáo của các cơ quan Nhà nước cũng cần phải quan tâm. Rất nhiều báo cáo dùng thuật ngữ "cho vay sinh viên" chứ không phải là "cho sinh viên vay" .
Theo quan điểm của đại biểu Dung, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải được đặc biệt chú trọng trong các luật do Quốc hội ban hành để luật dễ hiểu, dễ thực hiện thông qua việc giải thích từ ngữ. Như thế, khi bấm nút thông qua, các đại biểu mới thấy thật sự yên tâm.
Cũng liên quan đến sử dụng thuật ngữ, đại biểu Vũ Hồng Anh cho rằng dự thảo luật sử dụng thuật ngữ phông lưu trữ quốc gia Việt Nam để ghép gộp phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam và phông lưu trữ Đảng cộng sản Việt Nam là không có cơ sở về mặt lý luận và không phù hợp với thực tiễn. Vì vậy đề nghị không sử dụng thuật ngữ "phông lưu trữ quốc gia Việt Nam" trong dự thảo luật này.
Tuy nhìn nhận “lưu trữ là lĩnh vực cực kỳ quan trọng của mỗi quốc gia”, song tại phiên thảo luận sáng nay không có nhiều đại biểu góp ý kiến cho dự thảo Luật Lưu trữ, và Quốc hội chỉ sử dụng hết hơn nửa thời gian làm việc của buổi sáng.
Bên cạnh góp ý chỉnh sửa thuật ngữ, các ý kiến tập trung thảo luận về việc quản lý tài liệu thuộc phông lưu trữ của Đảng cộng sản Việt Nam và phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam; về tổ chức lưu trữ lịch sử; hội đồng xác định giá trị tài liệu lưu trữ; xã hội hóa hoạt động dịch vụ lưu trữ và quy trình, thủ tục thu thập, quản lý và sử dụng tài liệu lưu trữ.
Về quy định xã hội hóa, đa số ý kiến phát biểu bày tỏ sự tán thành nhưng cho rằng cần quy định cụ thể điều kiện để tổ chức, cá nhân được thực hiện các dịch vụ họat động lưu trữ. Có ý kiến đề nghị cân nhắc chỉ nên hạn chế một số loại dịch vụ nào đó thôi chứ không thể mở ra tất cả các loại dịch vụ trong hoạt động lưu trữ.
Được mời phát biểu với tư cách Trưởng ban Soạn thảo, song bộ Trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn chỉ xin cám ơn và sẽ cân nhắc, tiếp thu, chỉnh sửa luật để trình Quốc hội trong kỳ họp tới mà không giải thích gì thêm.
Cũng từ lý do này mà đại biểu Dung đã dành toàn bộ thời gian để “đi sâu vào vấn đề giải thích từ ngữ và tiếp thu ý kiến giải thích từ ngữ của các đại biểu Quốc hội’ về dự thảo luật.
Tán thành với ý kiến của nhiều đại biểu, bà Dung cho rằng rất nhiều cụm từ cần phải được nghiên cứu và giải thích làm sao cho rõ nghĩa, dễ hiểu như: lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử… Hay, "chỉnh lý tài liệu" giải thích là tổ chức phân loại, xác định giá trị, sắp xếp, thống kê, lập công cụ tra cứu tài liệu hình thành trong hoạt động của một cơ quan, một tổ chức hoặc một cá nhân… thì có đúng hay không?.
Nhìn rộng hơn, vị đại biểu này nhận xét, hiện nay tình trạng sử dụng thuật ngữ thiếu chính xác trong các báo cáo của các cơ quan Nhà nước cũng cần phải quan tâm. Rất nhiều báo cáo dùng thuật ngữ "cho vay sinh viên" chứ không phải là "cho sinh viên vay" .
Theo quan điểm của đại biểu Dung, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải được đặc biệt chú trọng trong các luật do Quốc hội ban hành để luật dễ hiểu, dễ thực hiện thông qua việc giải thích từ ngữ. Như thế, khi bấm nút thông qua, các đại biểu mới thấy thật sự yên tâm.
Cũng liên quan đến sử dụng thuật ngữ, đại biểu Vũ Hồng Anh cho rằng dự thảo luật sử dụng thuật ngữ phông lưu trữ quốc gia Việt Nam để ghép gộp phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam và phông lưu trữ Đảng cộng sản Việt Nam là không có cơ sở về mặt lý luận và không phù hợp với thực tiễn. Vì vậy đề nghị không sử dụng thuật ngữ "phông lưu trữ quốc gia Việt Nam" trong dự thảo luật này.
Tuy nhìn nhận “lưu trữ là lĩnh vực cực kỳ quan trọng của mỗi quốc gia”, song tại phiên thảo luận sáng nay không có nhiều đại biểu góp ý kiến cho dự thảo Luật Lưu trữ, và Quốc hội chỉ sử dụng hết hơn nửa thời gian làm việc của buổi sáng.
Bên cạnh góp ý chỉnh sửa thuật ngữ, các ý kiến tập trung thảo luận về việc quản lý tài liệu thuộc phông lưu trữ của Đảng cộng sản Việt Nam và phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam; về tổ chức lưu trữ lịch sử; hội đồng xác định giá trị tài liệu lưu trữ; xã hội hóa hoạt động dịch vụ lưu trữ và quy trình, thủ tục thu thập, quản lý và sử dụng tài liệu lưu trữ.
Về quy định xã hội hóa, đa số ý kiến phát biểu bày tỏ sự tán thành nhưng cho rằng cần quy định cụ thể điều kiện để tổ chức, cá nhân được thực hiện các dịch vụ họat động lưu trữ. Có ý kiến đề nghị cân nhắc chỉ nên hạn chế một số loại dịch vụ nào đó thôi chứ không thể mở ra tất cả các loại dịch vụ trong hoạt động lưu trữ.
Được mời phát biểu với tư cách Trưởng ban Soạn thảo, song bộ Trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn chỉ xin cám ơn và sẽ cân nhắc, tiếp thu, chỉnh sửa luật để trình Quốc hội trong kỳ họp tới mà không giải thích gì thêm.