Nhiều tài liệu đóng dấu mật chỉ để “né” báo chí?
Một số vị đại biểu Quốc hội cho rằng hiện nay nhiều tài liệu được đóng dấu “mật” chỉ để đối phó với báo chí
Thảo luận tại tổ về dự án Luật Lưu trữ sáng nay (12/11), một số vị đại biểu Quốc hội cho rằng hiện nay nhiều tài liệu được đóng dấu “mật” chỉ để đối phó với báo chí.
Xác định tài liệu mật và cơ chế giải mật cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.
Thẩm tra dự án Luật này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu rõ, mục đích của việc lưu trữ tài liệu là để khai thác, sử dụng, nên việc quy định hợp lý thời hạn được khai thác, sử dụng là hết sức cần thiết. Song, hiện nay, không ít tài liệu lưu trữ có nội dung mật nhưng không được đóng dấu mật, ngược lại có tài liệu lưu trữ nội dung không còn mật nhưng không có cơ chế để giải mật.
Trong khi đó, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc rà soát, giải mật nên việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ gặp nhiều khó khăn. Cơ quan thẩm tra cho rằng, để phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, cần nghiên cứu để quy định rõ hơn về vấn đề này theo hướng xác định thời hạn được khai thác đối với tài liệu bình thường. Đối với tài liệu mật thì không thể đồng nhất thời hạn giải mật với thời hạn được khai thác.
Bên cạnh đó cũng cần có quy định về cơ chế giải mật; quy định thời gian giải mật phù hợp với thực tiễn Việt Nam, thông lệ luật pháp quốc tế; đồng thời, đối với những trường hợp đặc biệt thì giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền kéo dài thời gian bảo mật.
Đại biểu Lê Minh Hồng đề nghị tài liệu đã được giải mật thì nên tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận rộng rãi và cũng cần quan tâm đến thời hạn giải mật, vì nhiều văn bản vừa ra một thời gian thì đã chả có ý nghĩa mật nữa.
Liên quan đến xã hội hóa hoạt động dịch vụ lưu trữ, đại biểu Trần Du Lịch và nhiều vị đại biểu khác đề nghị dù nước ta còn nghèo nhưng kinh phí cho công tác lưu trữ cần được Nhà nước cấp đầy đủ. Việc xã hội hóa nên hết sức cân nhắc vì nếu doanh nghiệp tham gia thì phải đặt lợi ích lên cao nhất, song giá trị của tài liệu lưu trữ không thể tính được bằng tiền.
Tán thành chủ trương xã hội hóa một số hoạt động dịch vụ lưu trữ , song Ủy ban Pháp luật cho rằng, xã hội hóa hoạt động lưu trữ là vấn đề không đơn giản, cần được nghiên cứu, quy định phù hợp và khả thi. Đề nghị xác định rõ hơn trong luật những lĩnh vực nào cần được xã hội hóa, những lĩnh vực nào Nhà nước phải quản lý và quy định cụ thể điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động này; bảo đảm để tài liệu lưu trữ được thu thập, bảo quản an toàn, tránh thất thoát.
Còn băn khoăn về nhiều nội dung cụ thể, song nhiều đại biểu nhất trí cao với sự cần thiết phải ban hành dự án Luật Lưu trữ. Đồng thời “phê” công tác lữu trữ trong thời gian qua còn bị xem nhẹ, chưa được đầu tư đúng mức.
Dự án Luật Lưu trữ sẽ tiếp tục được Quốc hội cho ý kiến và thông qua vào kỳ họp sau. Tại dự thảo lần này, một số nội dungđã nhận được sự nhất trí của cơ quan thẩm tra như các quy định về quản lý tài liệu của cá nhân; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan; quy trình xác định giá trị tài liệu, thu thập tài liệu vào lưu trữ lịch sử; quản lý, khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ..
Xác định tài liệu mật và cơ chế giải mật cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.
Thẩm tra dự án Luật này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu rõ, mục đích của việc lưu trữ tài liệu là để khai thác, sử dụng, nên việc quy định hợp lý thời hạn được khai thác, sử dụng là hết sức cần thiết. Song, hiện nay, không ít tài liệu lưu trữ có nội dung mật nhưng không được đóng dấu mật, ngược lại có tài liệu lưu trữ nội dung không còn mật nhưng không có cơ chế để giải mật.
Trong khi đó, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc rà soát, giải mật nên việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ gặp nhiều khó khăn. Cơ quan thẩm tra cho rằng, để phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, cần nghiên cứu để quy định rõ hơn về vấn đề này theo hướng xác định thời hạn được khai thác đối với tài liệu bình thường. Đối với tài liệu mật thì không thể đồng nhất thời hạn giải mật với thời hạn được khai thác.
Bên cạnh đó cũng cần có quy định về cơ chế giải mật; quy định thời gian giải mật phù hợp với thực tiễn Việt Nam, thông lệ luật pháp quốc tế; đồng thời, đối với những trường hợp đặc biệt thì giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền kéo dài thời gian bảo mật.
Đại biểu Lê Minh Hồng đề nghị tài liệu đã được giải mật thì nên tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận rộng rãi và cũng cần quan tâm đến thời hạn giải mật, vì nhiều văn bản vừa ra một thời gian thì đã chả có ý nghĩa mật nữa.
Liên quan đến xã hội hóa hoạt động dịch vụ lưu trữ, đại biểu Trần Du Lịch và nhiều vị đại biểu khác đề nghị dù nước ta còn nghèo nhưng kinh phí cho công tác lưu trữ cần được Nhà nước cấp đầy đủ. Việc xã hội hóa nên hết sức cân nhắc vì nếu doanh nghiệp tham gia thì phải đặt lợi ích lên cao nhất, song giá trị của tài liệu lưu trữ không thể tính được bằng tiền.
Tán thành chủ trương xã hội hóa một số hoạt động dịch vụ lưu trữ , song Ủy ban Pháp luật cho rằng, xã hội hóa hoạt động lưu trữ là vấn đề không đơn giản, cần được nghiên cứu, quy định phù hợp và khả thi. Đề nghị xác định rõ hơn trong luật những lĩnh vực nào cần được xã hội hóa, những lĩnh vực nào Nhà nước phải quản lý và quy định cụ thể điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động này; bảo đảm để tài liệu lưu trữ được thu thập, bảo quản an toàn, tránh thất thoát.
Còn băn khoăn về nhiều nội dung cụ thể, song nhiều đại biểu nhất trí cao với sự cần thiết phải ban hành dự án Luật Lưu trữ. Đồng thời “phê” công tác lữu trữ trong thời gian qua còn bị xem nhẹ, chưa được đầu tư đúng mức.
Dự án Luật Lưu trữ sẽ tiếp tục được Quốc hội cho ý kiến và thông qua vào kỳ họp sau. Tại dự thảo lần này, một số nội dungđã nhận được sự nhất trí của cơ quan thẩm tra như các quy định về quản lý tài liệu của cá nhân; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan; quy trình xác định giá trị tài liệu, thu thập tài liệu vào lưu trữ lịch sử; quản lý, khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ..