“Vẫn nhiều cơ quan muốn thể hiện “quyền” trong quản lý…”
Đó là ưu tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực khi ông trả lời báo giới về thị trường bất động sản
Đó là ưu tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực khi ông trả lời báo giới về thị trường bất động sản.
Thời gian sắp tới chính sách Nhà nước hỗ trợ cho sự phát triển thị trường bất động sản nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, có điểm gì mới so với hiện nay, thưa Bộ trưởng?
Có nhiều điểm mới, nhưng chung quy lại là làm sao thuận lợi nhất cho nhà đầu tư trong việc giao đất, thuê đất, chuyển nhượng…
Với những dự án hoàn tất hạ tầng kỹ thuật nhưng vẫn không xây dựng nhà ở, với thực trạng này có biện pháp nào để hạn chế tình trạng tái hoang tại những dự án này, thưa Bộ trưởng?
Cấm phân lô bán nền vẫn là biện pháp cuối cùng, vì sau khi chuyển nhượng dự án, người tiếp tục thực hiện dự án vẫn phải tiến hành xây nhà. Theo Luật Đất đai, nếu dự án quá 12 tháng không sử dụng đất hoặc quá 24 tháng so với tiến độ thì Nhà nước sẽ thu hồi.
Trong hội nghị về định huớng phát triển thị truờng bất động sản, ý kiến của nhiều doanh nghiệp cho rằng vẫn còn nhiều rào cản trong hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước hạn chế sự phát triển thị truờng bất động sản, Bộ trưởng nhận định về những ý kiến đó như thế nào?
Tôi thừa nhận là vẫn còn tình trạng muốn duy trì cái quyền trong quản lý và có sự chưa thống nhất giữa các bộ trong vấn đề giải quyết những quy định để bảo đảm quyền lợi cho dân. Bên cạnh đó, khâu tổ chức thực hiện hiện nay còn kém, hay nhũng nhiễu, đó chính là nguyên nhân dẫn đến khó khăn.
Theo tôi đây là điều mà Chính phủ cần phải chỉ đạo để thống nhất, có khó mấy cũng sẽ thực hiện đựơc, sai chỗ nào chúng ta sẽ xử lý ngay chỗ đó.
Quan điểm của Bộ truởng về thực trạng dự án treo hiện nay như thế nào?
Quy hoạch là phải làm, có thể quy hoạch về lâu dài từ 10 - 20 năm, nhưng bảo rằng sẽ thu hồi rồi không làm, để người dân không đựơc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, không đựơc cải tạo nhà, hạ tầng cũng không đựơc nâng cấp… Những điều đó cần phải xóa bỏ.
Thực trạng treo phổ biến nhất trong “dự án treo” hiện nay chủ yếu là đang “treo” ở đâu?
Phổ biến hiện nay là những dự án mở rộng đường, hẻm, công viên cây xanh. Thường tại những dự án này sau khi công bố, thì người dân ở hai bên đường muốn xây dựng, sửa chữa nhà ở thì không đựơc phép.
Việc giám sát các dự án treo sẽ tiến hành thế nào và có thể kết thúc đúng theo thời hạn 30/.6/2007 mà Quốc hội đã quy định, thưa Bộ trưởng?
Trong đợt kiểm tra dự án treo, chúng tôi sẽ đưa ý kiến người dân phản ánh về quy hoạch treo ở từng địa phương, đồng thời sẽ gửi những ý kiến đó cho chủ tịch thành phố để kiểm tra sự phản ánh đúng hay không, nếu đúng thì sửa và chúng tôi sẽ quy định thời hạn sửa và thực hiện kiểm tra sau khi thời hạn kết thúc.
Theo tôi biết, Chính phủ sắp ban hành chỉ thị khắc phục về thực trạng dự án treo hiện nay trước thời hạn mà nghị quyết Quốc hội đề ra.
Theo Bộ trưởng, liệu có kịp thực hiện đúng thời điểm đã quy định?
Theo tôi là được, nếu các địa phương quyết tâm thì làm được.
Thời gian sắp tới chính sách Nhà nước hỗ trợ cho sự phát triển thị trường bất động sản nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, có điểm gì mới so với hiện nay, thưa Bộ trưởng?
Có nhiều điểm mới, nhưng chung quy lại là làm sao thuận lợi nhất cho nhà đầu tư trong việc giao đất, thuê đất, chuyển nhượng…
Với những dự án hoàn tất hạ tầng kỹ thuật nhưng vẫn không xây dựng nhà ở, với thực trạng này có biện pháp nào để hạn chế tình trạng tái hoang tại những dự án này, thưa Bộ trưởng?
Cấm phân lô bán nền vẫn là biện pháp cuối cùng, vì sau khi chuyển nhượng dự án, người tiếp tục thực hiện dự án vẫn phải tiến hành xây nhà. Theo Luật Đất đai, nếu dự án quá 12 tháng không sử dụng đất hoặc quá 24 tháng so với tiến độ thì Nhà nước sẽ thu hồi.
Trong hội nghị về định huớng phát triển thị truờng bất động sản, ý kiến của nhiều doanh nghiệp cho rằng vẫn còn nhiều rào cản trong hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước hạn chế sự phát triển thị truờng bất động sản, Bộ trưởng nhận định về những ý kiến đó như thế nào?
Tôi thừa nhận là vẫn còn tình trạng muốn duy trì cái quyền trong quản lý và có sự chưa thống nhất giữa các bộ trong vấn đề giải quyết những quy định để bảo đảm quyền lợi cho dân. Bên cạnh đó, khâu tổ chức thực hiện hiện nay còn kém, hay nhũng nhiễu, đó chính là nguyên nhân dẫn đến khó khăn.
Theo tôi đây là điều mà Chính phủ cần phải chỉ đạo để thống nhất, có khó mấy cũng sẽ thực hiện đựơc, sai chỗ nào chúng ta sẽ xử lý ngay chỗ đó.
Quan điểm của Bộ truởng về thực trạng dự án treo hiện nay như thế nào?
Quy hoạch là phải làm, có thể quy hoạch về lâu dài từ 10 - 20 năm, nhưng bảo rằng sẽ thu hồi rồi không làm, để người dân không đựơc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, không đựơc cải tạo nhà, hạ tầng cũng không đựơc nâng cấp… Những điều đó cần phải xóa bỏ.
Thực trạng treo phổ biến nhất trong “dự án treo” hiện nay chủ yếu là đang “treo” ở đâu?
Phổ biến hiện nay là những dự án mở rộng đường, hẻm, công viên cây xanh. Thường tại những dự án này sau khi công bố, thì người dân ở hai bên đường muốn xây dựng, sửa chữa nhà ở thì không đựơc phép.
Việc giám sát các dự án treo sẽ tiến hành thế nào và có thể kết thúc đúng theo thời hạn 30/.6/2007 mà Quốc hội đã quy định, thưa Bộ trưởng?
Trong đợt kiểm tra dự án treo, chúng tôi sẽ đưa ý kiến người dân phản ánh về quy hoạch treo ở từng địa phương, đồng thời sẽ gửi những ý kiến đó cho chủ tịch thành phố để kiểm tra sự phản ánh đúng hay không, nếu đúng thì sửa và chúng tôi sẽ quy định thời hạn sửa và thực hiện kiểm tra sau khi thời hạn kết thúc.
Theo tôi biết, Chính phủ sắp ban hành chỉ thị khắc phục về thực trạng dự án treo hiện nay trước thời hạn mà nghị quyết Quốc hội đề ra.
Theo Bộ trưởng, liệu có kịp thực hiện đúng thời điểm đã quy định?
Theo tôi là được, nếu các địa phương quyết tâm thì làm được.