Vẫn phổ biến “nặng kinh tế, nhẹ môi trường”
Báo cáo của Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội
Còn phổ biến ở nhiều cấp ủy đảng và chính quyền là tư tưởng “ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ yêu cầu bảo vệ môi trường” trong chỉ đạo điều hành.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đã nhận xét như vậy trong báo cáo của Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Còn tốt và còn tương đối tốt
Bản báo cáo đưa lại khá nhiều thông tin lạc quan, định tính hơn là định lượng.
Như, chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam năm 2014 nhìn chung còn tốt, chỉ bị ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực đô thị, khu vực tập trung các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và gần các khu công nghiệp.
Tương tự, chất lượng nước mặt tại các lưu vực sông chính còn tương đối tốt ở khu vực thượng nguồn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Song, ô nhiễm nước mặt tại các ao, hồ, kênh, rạch trong nội thành, nội thị chưa có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt tại một số đô thị lớn. Phần lớn thông số ô nhiễm hữu cơ đều vượt giới hạn tối đa cho phép đối với nguồn nước sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác.
Cũng được đánh giá còn “tương đối tốt” là chất lượng môi trường đất.
Bộ trưởng cũng cho rằng việc kiểm soát ô nhiễm không khí, đất và nước đã được triển khai tích cực thông qua việc từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách và các hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Chất thải rắn tăng 10% mỗi năm
Không được lạc quan như các lĩnh vực trên, chất thải rắn được đánh giá trên phạm vi toàn quốc phát sinh ngày càng tăng với tốc độ gia tăng khoảng 10% mỗi năm và còn tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới cả về lượng và mức độ độc hại.
Dẫn số liệu thống kê, Bộ trưởng cho biết lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên cả nước trong năm 2014 vào khoảng 30.000 tấn/ngày, trong đó tỷ lệ chất thải rắn hữu cơ chiếm tỉ lệ cao vào khoảng 54 - 77%, chất thải có thể tái chế (thành phần nhựa và kim loại) chiếm khoảng 8 - 18%. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị hiện nay đạt khoảng 83% - 85%.
Đề cập nhiều hạn chế trong bảo vệ môi trường, báo cáo nêu một số nguyên nhân chủ quan mà đầu tiên là một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đúng mức, đầy đủ tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; còn tồn tại khoảng cách lớn giữa nhận thức và hành động, giữa cam kết và thực hiện.
“Đặc biệt, trong chỉ đạo, điều hành, tư tưởng “ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ yêu cầu bảo vệ môi trường” còn phổ biến ở nhiều cấp ủy đảng và chính quyền”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông cũng “quên” nêu địa chỉ cụ thể, điều mà nhiều vị đại biểu vẫn thường tìm kiếm từ các báo cáo của Chính phủ.
Vẫn nằm ở nguyên nhân chủ quan, theo Chính phủ thì ý thức về bảo vệ môi trường vẫn chưa trở thành thói quen, nếp sống của một bộ phận dân cư. Các thói quen xấu gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như: vứt rác, chất thải, xác súc vật bừa bãi ở nơi công cộng, nguồn nước... chưa được loại bỏ, thậm chí một số nơi còn phổ biến.
Ngoài ra, ý thức chấp hành Luật Bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh môi trường của các hộ sản xuất kinh doanh, nhất là các hộ sản xuất kinh doanh thuộc các làng nghề còn kém. Ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của một số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh còn thấp, chưa chủ động, tự giác thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường, phần lớn vẫn chạy theo lợi nhuận, coi nhẹ bảo vệ môi trường.
Chính phủ cũng nhìn nhận, việc thực thi trách nhiệm công vụ về bảo vệ môi trường của nhiều cán bộ các cấp ở trung ương cũng như địa phương trong điều hành, chỉ đạo và thực hiện công việc còn chưa tốt.
Từ đó dẫn tới tình trạng bỏ qua hoặc không tuân thủ đầy đủ các qui định pháp luật về bảo vệ môi trường trong triển khai các nhiệm vụ chính trị và chuyên môn ở các bộ, ngành và các địa phương
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đã nhận xét như vậy trong báo cáo của Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Còn tốt và còn tương đối tốt
Bản báo cáo đưa lại khá nhiều thông tin lạc quan, định tính hơn là định lượng.
Như, chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam năm 2014 nhìn chung còn tốt, chỉ bị ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực đô thị, khu vực tập trung các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và gần các khu công nghiệp.
Tương tự, chất lượng nước mặt tại các lưu vực sông chính còn tương đối tốt ở khu vực thượng nguồn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Song, ô nhiễm nước mặt tại các ao, hồ, kênh, rạch trong nội thành, nội thị chưa có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt tại một số đô thị lớn. Phần lớn thông số ô nhiễm hữu cơ đều vượt giới hạn tối đa cho phép đối với nguồn nước sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác.
Cũng được đánh giá còn “tương đối tốt” là chất lượng môi trường đất.
Bộ trưởng cũng cho rằng việc kiểm soát ô nhiễm không khí, đất và nước đã được triển khai tích cực thông qua việc từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách và các hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Chất thải rắn tăng 10% mỗi năm
Không được lạc quan như các lĩnh vực trên, chất thải rắn được đánh giá trên phạm vi toàn quốc phát sinh ngày càng tăng với tốc độ gia tăng khoảng 10% mỗi năm và còn tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới cả về lượng và mức độ độc hại.
Dẫn số liệu thống kê, Bộ trưởng cho biết lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên cả nước trong năm 2014 vào khoảng 30.000 tấn/ngày, trong đó tỷ lệ chất thải rắn hữu cơ chiếm tỉ lệ cao vào khoảng 54 - 77%, chất thải có thể tái chế (thành phần nhựa và kim loại) chiếm khoảng 8 - 18%. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị hiện nay đạt khoảng 83% - 85%.
Đề cập nhiều hạn chế trong bảo vệ môi trường, báo cáo nêu một số nguyên nhân chủ quan mà đầu tiên là một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đúng mức, đầy đủ tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; còn tồn tại khoảng cách lớn giữa nhận thức và hành động, giữa cam kết và thực hiện.
“Đặc biệt, trong chỉ đạo, điều hành, tư tưởng “ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ yêu cầu bảo vệ môi trường” còn phổ biến ở nhiều cấp ủy đảng và chính quyền”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông cũng “quên” nêu địa chỉ cụ thể, điều mà nhiều vị đại biểu vẫn thường tìm kiếm từ các báo cáo của Chính phủ.
Vẫn nằm ở nguyên nhân chủ quan, theo Chính phủ thì ý thức về bảo vệ môi trường vẫn chưa trở thành thói quen, nếp sống của một bộ phận dân cư. Các thói quen xấu gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như: vứt rác, chất thải, xác súc vật bừa bãi ở nơi công cộng, nguồn nước... chưa được loại bỏ, thậm chí một số nơi còn phổ biến.
Ngoài ra, ý thức chấp hành Luật Bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh môi trường của các hộ sản xuất kinh doanh, nhất là các hộ sản xuất kinh doanh thuộc các làng nghề còn kém. Ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của một số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh còn thấp, chưa chủ động, tự giác thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường, phần lớn vẫn chạy theo lợi nhuận, coi nhẹ bảo vệ môi trường.
Chính phủ cũng nhìn nhận, việc thực thi trách nhiệm công vụ về bảo vệ môi trường của nhiều cán bộ các cấp ở trung ương cũng như địa phương trong điều hành, chỉ đạo và thực hiện công việc còn chưa tốt.
Từ đó dẫn tới tình trạng bỏ qua hoặc không tuân thủ đầy đủ các qui định pháp luật về bảo vệ môi trường trong triển khai các nhiệm vụ chính trị và chuyên môn ở các bộ, ngành và các địa phương