Vận tải lúng túng trước giá xăng dầu
Trong vòng chưa đầy bốn tháng giá xăng, dầu tăng liên tiếp hai lần khiến các doanh nghiệp vận tải không kịp trở tay
Trong vòng chưa đầy bốn tháng giá xăng, dầu tăng liên tiếp hai lần khiến các doanh nghiệp vận tải không kịp trở tay. Nhiều doanh nghiệp đang rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan khi phải đối mặt với việc tăng giá thì mất khách hàng mà không tăng giá thì kinh doanh thua lỗ.
Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình hiện tại và những đợt tăng giá trước đó khả năng vài ngày tới giá cước vận tải sẽ tăng từ 5-15%.
Ông Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam nói: “Xăng tăng hơn 10% lên 14.500 đồng/lít, dầu diesel tăng hơn 30%. Trong khi đó chi phí nhiên liệu chiếm tới 50% giá thành vận tải, vì vậy chắc chắn trong một vài ngày tới các doanh nghiệp vận tải sẽ phải điều chỉnh giá cước tăng 5% đối với xe chạy xăng và 15% với xe chạy dầu”.
Ông Hùng cũng cho biết thêm, do giá xăng dầu tăng quá đột ngột và tăng liên tục khiến phần lớn các doanh nghiệp vận tải lúng túng, khó khăn trong việc điều chỉnh giá cước.
Giá tăng đột ngột, doanh nghiệp lúng túng
Ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cũng nói: “Các doanh nghiệp taxi Hà Nội đang choáng váng trước nhiều cú tăng giá xăng dầu liên tiếp. Với mức tăng giá như hiện nay, mỗi km sẽ đội thêm 500 đồng. Nếu mỗi xe một ngày chạy 100 km thì số tiền đội chi của 100 xe trong vòng 1 tháng sẽ là 60 triệu đồng, đó là chưa kể chi phí dầu nhớt...”.
Ông Đinh Quang Hiền, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Việt Nam cũng bày tỏ sự lo ngại khi cho rằng, vừa trước Tết các doanh nghiệp vận tải đã phải đăng kí điều chỉnh giá cước, in ấn vé... nay lại tiếp tục tăng khiến các doanh nghiệp này vô cùng lúng túng vì muốn thay đổi giá cước mới bù đắp chi phí lại phải đăng kí lên Bộ Tài chính, lại in ấn vé mới.
Một doanh nghiệp vận tải tư nhân cũng cho rằng, việc ngành Tài chính, Công thương tăng giá cước xăng dầu lần này đã là một “cú sốc” đối với ngành vận tải hành khách. Bởi gần 100% các doanh nghiệp vận tải (doanh nghiệp vận tải) đã phải chọn phương án sử dụng phương tiện chạy nhiên liệu dầu.
Vậy nhưng với mức tăng cao như vậy thì các doanh nghiệp vận tải cũng “choáng váng” vì phải tính toán lại giá cước sao cho vừa phù hợp với đối tượng hành khách, vừa không để mất khách. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải tính toán cách quản lý để giá cả thị trường không tăng quá đột ngột như vậy.
Không có chuyện tăng giá cước ồ ạt
Việc tăng giá cước là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn tỏ ra lo ngại lại xuất hiện tình trạng tăng giá cước đồng loạt như trước kia. Ông Nguyễn Văn Thanh, Cục phó Cục Đường bộ, khẳng định, giá cước vận tải là do các doanh nghiệp tự định đoạt trên cơ sở cân đối giá thành và lợi nhuận.
Theo quy định, doanh nghiệp tăng giá phải đảm bảo công khai. “Tôi khẳng định không có chuyện tăng giá cước vận tải ồ ạt được”, ông Thanh nói. Lý do được ông Thanh đưa ra là nhiều doanh nghiệp đã tăng cước vào dịp cuối năm và nay phải thận trọng hơn nên khó có thể điều chỉnh tăng ồ ạt dù giá dầu đã tăng hơn 30%.
Thứ hai, các doanh nghiệp muốn tăng cước còn phải tính toán xem nhu cầu của thị trường ra sao, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp như thế nào. Trước áp lực của các đợt tăng giá xăng dầu liên tục, hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều có kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính cần nghiên cứu một hình thức phụ thu xăng dầu như vé hàng không hoặc hệ số trượt giá xăng dầu để doanh nghiệp có thể tự động áp vào theo giá xăng dầu.
Riêng với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi cũng than phiền rằng, mỗi lần điều chỉnh giá cước vô cùng phiền hà với khâu điều chỉnh đồng hồ tính tiền, kẹp chì niêm phong. Vì thế giá xăng dầu tăng không chỉ khiến các doanh nghiệp thiệt hại về kinh tế mà còn gặp nhiều phiền hà về thủ tục.
Theo ông Nguyễn Anh Dũng, Phó tổng giám đốc Transerco-Hanoi Bus, dần dần cũng phải tiến tới xóa bỏ việc một số doanh nghiệp vận tải được bao cấp thì doanh nghiệp mới có thể tự tính toán được. Có vậy mới có thể đáp ứng được cả về kinh doanh, cả về chính trị, xã hội.
“Như tình hình hiện nay các doanh nghiệp vận tải sẽ phải buộc tăng giá cước nhưng việc tăng như thế nào? Tăng bao nhiêu sẽ còn phải tính toán, cân nhắc hết sức kỹ lưỡng”, ông Dũng nói.
Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình hiện tại và những đợt tăng giá trước đó khả năng vài ngày tới giá cước vận tải sẽ tăng từ 5-15%.
Ông Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam nói: “Xăng tăng hơn 10% lên 14.500 đồng/lít, dầu diesel tăng hơn 30%. Trong khi đó chi phí nhiên liệu chiếm tới 50% giá thành vận tải, vì vậy chắc chắn trong một vài ngày tới các doanh nghiệp vận tải sẽ phải điều chỉnh giá cước tăng 5% đối với xe chạy xăng và 15% với xe chạy dầu”.
Ông Hùng cũng cho biết thêm, do giá xăng dầu tăng quá đột ngột và tăng liên tục khiến phần lớn các doanh nghiệp vận tải lúng túng, khó khăn trong việc điều chỉnh giá cước.
Giá tăng đột ngột, doanh nghiệp lúng túng
Ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cũng nói: “Các doanh nghiệp taxi Hà Nội đang choáng váng trước nhiều cú tăng giá xăng dầu liên tiếp. Với mức tăng giá như hiện nay, mỗi km sẽ đội thêm 500 đồng. Nếu mỗi xe một ngày chạy 100 km thì số tiền đội chi của 100 xe trong vòng 1 tháng sẽ là 60 triệu đồng, đó là chưa kể chi phí dầu nhớt...”.
Ông Đinh Quang Hiền, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Việt Nam cũng bày tỏ sự lo ngại khi cho rằng, vừa trước Tết các doanh nghiệp vận tải đã phải đăng kí điều chỉnh giá cước, in ấn vé... nay lại tiếp tục tăng khiến các doanh nghiệp này vô cùng lúng túng vì muốn thay đổi giá cước mới bù đắp chi phí lại phải đăng kí lên Bộ Tài chính, lại in ấn vé mới.
Một doanh nghiệp vận tải tư nhân cũng cho rằng, việc ngành Tài chính, Công thương tăng giá cước xăng dầu lần này đã là một “cú sốc” đối với ngành vận tải hành khách. Bởi gần 100% các doanh nghiệp vận tải (doanh nghiệp vận tải) đã phải chọn phương án sử dụng phương tiện chạy nhiên liệu dầu.
Vậy nhưng với mức tăng cao như vậy thì các doanh nghiệp vận tải cũng “choáng váng” vì phải tính toán lại giá cước sao cho vừa phù hợp với đối tượng hành khách, vừa không để mất khách. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải tính toán cách quản lý để giá cả thị trường không tăng quá đột ngột như vậy.
Không có chuyện tăng giá cước ồ ạt
Việc tăng giá cước là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn tỏ ra lo ngại lại xuất hiện tình trạng tăng giá cước đồng loạt như trước kia. Ông Nguyễn Văn Thanh, Cục phó Cục Đường bộ, khẳng định, giá cước vận tải là do các doanh nghiệp tự định đoạt trên cơ sở cân đối giá thành và lợi nhuận.
Theo quy định, doanh nghiệp tăng giá phải đảm bảo công khai. “Tôi khẳng định không có chuyện tăng giá cước vận tải ồ ạt được”, ông Thanh nói. Lý do được ông Thanh đưa ra là nhiều doanh nghiệp đã tăng cước vào dịp cuối năm và nay phải thận trọng hơn nên khó có thể điều chỉnh tăng ồ ạt dù giá dầu đã tăng hơn 30%.
Thứ hai, các doanh nghiệp muốn tăng cước còn phải tính toán xem nhu cầu của thị trường ra sao, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp như thế nào. Trước áp lực của các đợt tăng giá xăng dầu liên tục, hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều có kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính cần nghiên cứu một hình thức phụ thu xăng dầu như vé hàng không hoặc hệ số trượt giá xăng dầu để doanh nghiệp có thể tự động áp vào theo giá xăng dầu.
Riêng với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi cũng than phiền rằng, mỗi lần điều chỉnh giá cước vô cùng phiền hà với khâu điều chỉnh đồng hồ tính tiền, kẹp chì niêm phong. Vì thế giá xăng dầu tăng không chỉ khiến các doanh nghiệp thiệt hại về kinh tế mà còn gặp nhiều phiền hà về thủ tục.
Theo ông Nguyễn Anh Dũng, Phó tổng giám đốc Transerco-Hanoi Bus, dần dần cũng phải tiến tới xóa bỏ việc một số doanh nghiệp vận tải được bao cấp thì doanh nghiệp mới có thể tự tính toán được. Có vậy mới có thể đáp ứng được cả về kinh doanh, cả về chính trị, xã hội.
“Như tình hình hiện nay các doanh nghiệp vận tải sẽ phải buộc tăng giá cước nhưng việc tăng như thế nào? Tăng bao nhiêu sẽ còn phải tính toán, cân nhắc hết sức kỹ lưỡng”, ông Dũng nói.