VASEP kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản
VASEP đề nghị bãi bỏ quy định kiểm tra, kiểm nghiệm lô hàng và cấp chứng thư xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản và Canada
Ngày 12/4, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị tháo gỡ một số biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu.
Theo VASEP, dù lãi suất đã giảm từ đầu năm 2012, song doanh nghiệp của ngành này vẫn đang vay với lãi suất từ 15 – 19%/năm, tỷ lệ được vay 15% ở con số hạn chế.
“Lãi suất cao trong tình hình thị trường xuất khẩu khó khăn như hiện nay nên hầu như không có doanh nghiệp nào liều vay. Doanh nghiệp có hoạt động tốt, lợi nhuận chỉ đủ trả lãi suất và các chi phí khác mà không có tích lũy thặng dư để tiếp tục phát triển”, lãnh đạo VASEP "than thở".
Trong khi đó, theo khảo sát của VASEP nhu cầu tín dụng của nhóm sản xuất và xuất khẩu cá tra rất lớn, được xác định từ 10.000 - 1.400 tỷ đồng trong năm 2012 để mở rộng vùng nuôi cá tra, đảm bảo cho chế biến xuất khẩu và thu mua nguyên liệu từ trong dân.
Để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu thủy sản trong hoàn cảnh mà cơ quan này gọi là “hết sức khó khăn”, VASEP đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép bãi bỏ quy định kiểm tra, kiểm nghiệm lô hàng và cấp chứng thư xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản và Canada.
Chi phí kiểm nghiệm lô hàng thành phẩm trước khi xuất khẩu đang trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp. “Với tình hình quá khó khăn về vốn hiện nay, việc bãi bỏ thủ tục này sẽ giúp doanh nghiệp quay nhanh đồng vốn, tránh tồn kho khi lãi suất cao, giảm chi phí để có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thủy sản thế giới”, Tổng thư ký VASEP Trường Đình Hòe giải thích.
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các lô hàng tôm nuôi, cá tra, basa và sản phẩm chế biến từ các loại thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản và Canada đều phải kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm về chỉ tiêu dư lượng Enrofloxacin + Ciprofloxacin. Cơ sở mà Hiệp hội đề xuất chính là trong tháng 3/2012 chỉ có 1 lô tôm Việt Nam bị cảnh báo Enrofloxacin tại Nhật Bản.
Ngoài ra, để thúc đẩy ngành thủy sản, VASEP cũng cho rằng khối ngân hàng nên nghiên cứu chính sách linh động phù hợp với đặc thù của ngành thủy sản. Ví như cho vay ngắn hạn theo đơn hàng tùy theo mức độ và thời gian thanh toán của thị trường để giúp doanh nghiệp không phải chấp nhận bán giá thấp để xoay vòng vốn, đáo hạn ngân hàng.
Báo cáo từ VASEP cho thấy năm 2012 các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn khi vốn bị thắt chặt, hàng loạt chi phí đầu vào tăng 10 – 35% so với 2011 và xuất hiện thêm các chi phí mới (thuế bảo vệ môi trường cho túi ny-long,...). Cùng đó là nhiều mặt hàng có sự gia tăng cạnh tranh của các nước xuất khẩu thủy sản.
Kết quả trong 3 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 1,26 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2011. Các mặt hàng có mức tăng trưởng lớn là tôm chân trắng 57,5%, cá ngừ chế biến 41,4%, mực – bạch tuộc 27%.
Ông Trương Đình Hòe nhận định, mặt hàng tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản trong năm nay, song đang gặp thách thức về thiếu hụt nguyên liệu do dịch bệnh đồng thời phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh trên thị trường. “Hiện Ấn Độ đang đẩy mạnh cung cấp tôm thẻ chân trắng ra thị trường với giá hết sức cạnh tranh”.
VASEP dự báo trong tháng 4 và tháng 5 giá tôm xuất khẩu Việt Nam sẽ còn biến động mạnh do khó khăn về nguồn vốn, chi phí tăng cao.
Theo VASEP, dù lãi suất đã giảm từ đầu năm 2012, song doanh nghiệp của ngành này vẫn đang vay với lãi suất từ 15 – 19%/năm, tỷ lệ được vay 15% ở con số hạn chế.
“Lãi suất cao trong tình hình thị trường xuất khẩu khó khăn như hiện nay nên hầu như không có doanh nghiệp nào liều vay. Doanh nghiệp có hoạt động tốt, lợi nhuận chỉ đủ trả lãi suất và các chi phí khác mà không có tích lũy thặng dư để tiếp tục phát triển”, lãnh đạo VASEP "than thở".
Trong khi đó, theo khảo sát của VASEP nhu cầu tín dụng của nhóm sản xuất và xuất khẩu cá tra rất lớn, được xác định từ 10.000 - 1.400 tỷ đồng trong năm 2012 để mở rộng vùng nuôi cá tra, đảm bảo cho chế biến xuất khẩu và thu mua nguyên liệu từ trong dân.
Để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu thủy sản trong hoàn cảnh mà cơ quan này gọi là “hết sức khó khăn”, VASEP đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép bãi bỏ quy định kiểm tra, kiểm nghiệm lô hàng và cấp chứng thư xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản và Canada.
Chi phí kiểm nghiệm lô hàng thành phẩm trước khi xuất khẩu đang trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp. “Với tình hình quá khó khăn về vốn hiện nay, việc bãi bỏ thủ tục này sẽ giúp doanh nghiệp quay nhanh đồng vốn, tránh tồn kho khi lãi suất cao, giảm chi phí để có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thủy sản thế giới”, Tổng thư ký VASEP Trường Đình Hòe giải thích.
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các lô hàng tôm nuôi, cá tra, basa và sản phẩm chế biến từ các loại thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản và Canada đều phải kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm về chỉ tiêu dư lượng Enrofloxacin + Ciprofloxacin. Cơ sở mà Hiệp hội đề xuất chính là trong tháng 3/2012 chỉ có 1 lô tôm Việt Nam bị cảnh báo Enrofloxacin tại Nhật Bản.
Ngoài ra, để thúc đẩy ngành thủy sản, VASEP cũng cho rằng khối ngân hàng nên nghiên cứu chính sách linh động phù hợp với đặc thù của ngành thủy sản. Ví như cho vay ngắn hạn theo đơn hàng tùy theo mức độ và thời gian thanh toán của thị trường để giúp doanh nghiệp không phải chấp nhận bán giá thấp để xoay vòng vốn, đáo hạn ngân hàng.
Báo cáo từ VASEP cho thấy năm 2012 các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn khi vốn bị thắt chặt, hàng loạt chi phí đầu vào tăng 10 – 35% so với 2011 và xuất hiện thêm các chi phí mới (thuế bảo vệ môi trường cho túi ny-long,...). Cùng đó là nhiều mặt hàng có sự gia tăng cạnh tranh của các nước xuất khẩu thủy sản.
Kết quả trong 3 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 1,26 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2011. Các mặt hàng có mức tăng trưởng lớn là tôm chân trắng 57,5%, cá ngừ chế biến 41,4%, mực – bạch tuộc 27%.
Ông Trương Đình Hòe nhận định, mặt hàng tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản trong năm nay, song đang gặp thách thức về thiếu hụt nguyên liệu do dịch bệnh đồng thời phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh trên thị trường. “Hiện Ấn Độ đang đẩy mạnh cung cấp tôm thẻ chân trắng ra thị trường với giá hết sức cạnh tranh”.
VASEP dự báo trong tháng 4 và tháng 5 giá tôm xuất khẩu Việt Nam sẽ còn biến động mạnh do khó khăn về nguồn vốn, chi phí tăng cao.