Vay tiêu dùng: Khi bên cho vay “cầm dao đằng lưỡi”
Các công ty tài chính hướng đến thị trường ngách gồm nhóm đối tượng "dưới chuẩn"
Lợi ích của hoạt động cho vay tiêu dùng: làm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính thức cho người dân, đặc biệt là cho nhóm khách hàng dưới chuẩn vay ngân hàng; cho những người nghèo, người thu nhập thấp; kích cầu tiêu dùng; giảm nguy cơ về "tín dụng đen"… là điều đã được khẳng định.
Tuy nhiên, vấn đề lãi suất cho vay tiêu dùng cao thấp thế nào thì vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh luận.
Khác đối tượng, khác phương thức
Trước câu hỏi vì sao lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính tiêu dùng lại thường cao hơn ở các ngân hàng thương mại, ông Phạm Xuân Hòe, Phó viện trưởng Viện Chiến lược - Ngân hàng Nhà nước lý giải: bản chất quan trọng nhất của vấn đề này là do đối tượng khách hàng và phương thức cho vay của ngân hàng thương mại và công ty tài chính khác nhau, nên mức độ rủi ro của khoản vay cũng khác.
Các ngân hàng thương mại tập trung vào nhóm khách hàng đạt chuẩn về điều kiện cấp tín dụng (có thu nhập thường niên từ khá trở lên, có điểm tín dụng cao, có lịch sử tín dụng tốt) và cung cấp các khoản vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, gói vay lớn (chủ yếu là các khoản cho vay mua nhà, xây mới hoặc sửa chữa nhà ở, mua ôtô; chi tiêu qua thẻ…) nên rủi ro thấp và đương nhiên lãi suất cũng sẽ thấp. Tuy nhiên, để đạt tiêu chuẩn về tín dụng khá là khắt khe của các ngân hàng thương mại thì không phải ai cũng có đủ điều kiện để tiếp cận những khoản vay này.
Trong khi đó, các công ty tài chính thường cung cấp các sản phẩm vay vào phân khúc khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện tín dụng như của ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng không thể đáp ứng được những nhu cầu vay vốn nhỏ lẻ, với thời gian giải quyết ngay và luôn nên ngân hàng cũng không thể xử lý được về mặt thủ tục theo quy định khắt khe của pháp luật.
Nghĩa là, các công ty tài chính hướng đến thị trường ngách gồm nhóm đối tượng "dưới chuẩn", hay còn nói là không đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng (người có thu nhập trung bình hoặc thấp, không chứng minh được thu nhập; chưa có lịch sử tín dụng hoặc điểm tín dụng thấp...).
Đồng thời, họ cung cấp các khoản vay nhỏ, không tài sản đảm bảo, phục vụ nhu cầu mua sắm trang thiết bị gia đình, xe máy, tiền mặt phục vụ nhu cầu đột xuất… thủ tục lại phải rất nhanh chóng, thuận tiện.
Chính vì vậy, nguy cơ rủi ro rất lớn, cộng với chi phí vốn đầu vào cao do không được trực tiếp huy động vốn từ dân cư, giá trị của khoản vay thấp, kỳ hạn ngắn (khoảng 6 - 18 tháng) nên chi phí thu hồi nợ, quản lý, phí phục vụ cao hơn bình thường… dẫn đến việc họ buộc phải áp dụng mức lãi suất cao.
Một ví dụ nhỏ là khoản vay của công ty tài chính là 5 triệu đồng với mức chi công tác phí cần thiết cho cán bộ tín dụng là 50 ngàn đồng thì tính cộng vào lãi suất cho vay đã là 1%, nhưng khoản vay của ngân hàng thương mại lớn 50 triệu thì mức phí trên tính vào lãi suất cho vay chỉ là 0,1% đã có sự chênh lệch tới 10 lần khi tính trên đầu khoản vay.
"Thực tế, mặt bằng lãi suất của công ty tài chính cao hơn ngân hàng nhưng khi bóc tách các chi phí sẽ thấy mức lãi suất là hợp lý.Vì thế, chính khách hàng cần phải hiểu loại hình vay tiêu dùng của mình là gì, mình thuộc diện khách hàng chuẩn hay dưới chuẩn, khoản vay của mình là tín chấp hay thế chấp và vay để làm gì, từ đó xác định rõ trách nhiệm trước khi vay để tránh những thắc mắc không đáng có...", ông Hòe phân tích.
Cũng về vấn đề lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính, vị Phó viện trưởng nói: "Một vài khách hàng có kêu ca họ phải vay với mức lãi suất "cắt cổ", lên tới 70% nhưng họ không hiểu rằng hồ sơ vay của mình quá yếu, bị xếp cuối bảng. Chính các công ty tài chính cũng rất "run" khi duyệt vay cho các đối tượng này vì chẳng khác nào họ phải "cầm dao đằng lưỡi".
"Công ty tài chính thường không có mức lãi suất cố định mà sẽ dao động ở một dải lãi suất rất rộng tùy vào đối tượng khách hàng, tùy từng sản phẩm vay. Theo khảo sát, con số khách hàng vay với lãi suất 70%/năm là rất ít, còn phần lớn khách hàng đang vay ở mức lãi suất trên 30%/năm. So với lãi suất cho vay qua thẻ (với điều kiện rất khó đáp ứng…) của một số ngân hàng hiện dao động từ 25 - 30%, chưa kể vô số các loại phí khác, tôi cho rằng đó là mức lãi suất hợp lý", ông nói.
Hãy để thị trường quyết định
"Việc lãi suất thấp hay cao không có sự khác biệt theo góc độ tổ chức tín dụng mà thực chất là theo mức độ rủi ro của việc thu hồi vốn, và đây mới chính là bản chất kinh tế của thị trường vốn", TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia về tài chính và đầu tư, nói.
Theo ông, ngân hàng thương mại luôn có lãi suất tốt nhất trong các hoạt động cho vay, nhưng họ cũng đòi hỏi chỉ tiêu chặt chẽ về khả năng trả nợ như đòi hỏi có tài sản thuế chấp hoặc chứng minh thu nhập an toàn. Các công ty tài chính có mức độ yêu cầu cho vay thoáng hơn so với ngân hàng thương mại, nhưng tất nhiên họ cũng có lãi suất cao hơn để bù đắp lại rủi ro.
"Chúng ta cũng cần biết rằng ngay cả các nước phát triển như Đức, Mỹ thì các khoản cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính cũng cao hơn so với mức lãi suất cho vay ngân hàng. Ví dụ: mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại của Đức có thế chấp khoảng 2-6%/năm, trong khi mức cho vay tín dụng tiêu dùng có thể lên đến 9%/năm", ông Hiển bình luận.
"Rõ ràng nếu cùng một tính chất và sản phẩm cho vay mà công ty tài chính có lãi suất cao hơn thì họ đã không thể cho vay được, bởi vì khách hàng hoàn toàn có quyền chọn lựa vay của ngân hàng. Tuy nhiên, trong thực tế ngân hàng và công ty tài chính đều có những đối tượng khách hàng của mình, điều này nói lên sự phân chia các đối tượng khách hàng và các đối tượng cho vay".
Trước câu hỏi: "Mặc dù Luật Các tổ chức tín dụng quy định mức lãi suất là do thỏa thuận giữa các bên, nhưng nhiều khách hàng của các công ty tài chính khi không trả được nợ lại thường kêu ca lãi suất cao và viện đến Bộ luật Dân sự với quy định lãi suất cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản để kiện?", TS. Hiển cho rằng: "Đúng là đã có những nhầm lẫn như vậy, nhưng cần hiểu các sản phẩm cho vay tiêu dùng của các tổ chức tài chính tín dụng đều phải xin phép và được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận. Việc thành lập và hoạt động của các công ty tài chính được xem xét và quản lý rất nghiêm ngặt và họ hoạt động nghiệp vụ theo luật chuyên ngành".
Một quan điểm được nhiều ý kiến đồng ý, đó là lãi suất trong thị trường cũng như các loại giá cả khác, quan trọng nhất là cần phải được tự do thoả thuận, tự khắc thị trường sẽ định hình ra một mức lãi suất thấp nhất, hợp lý nhất và cạnh tranh nhất. Xu hướng phát triển và cạnh tranh trong ngành tín dụng tiêu dùng sẽ ngày càng lớn và khốc liệt. Việc phát triển thị trường theo hướng tự do và cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp người dân sẽ được tiếp cận nhiều sản phẩm tối ưu, dịch vụ khách hàng tốt hơn cũng như với mức lãi suất cạnh tranh hơn.
Bằng chứng là chỉ trong gần hai năm qua, lãi suất cho vay trung bình tại các công ty tài chính đã giảm mạnh, tùy vào sản phẩm vay. Không chỉ vậy, để xác lập và mở rộng, nhiều công ty tài chính hiện nay còn đang triển khai nhiều sản phẩm ưu đãi dành cho khách hàng với mức lãi suất rất thấp, thậm chí có cả những sản phẩm với mức lãi suất 0% trong suốt thời hạn vay.
Tuy nhiên, vấn đề lãi suất cho vay tiêu dùng cao thấp thế nào thì vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh luận.
Khác đối tượng, khác phương thức
Trước câu hỏi vì sao lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính tiêu dùng lại thường cao hơn ở các ngân hàng thương mại, ông Phạm Xuân Hòe, Phó viện trưởng Viện Chiến lược - Ngân hàng Nhà nước lý giải: bản chất quan trọng nhất của vấn đề này là do đối tượng khách hàng và phương thức cho vay của ngân hàng thương mại và công ty tài chính khác nhau, nên mức độ rủi ro của khoản vay cũng khác.
Các ngân hàng thương mại tập trung vào nhóm khách hàng đạt chuẩn về điều kiện cấp tín dụng (có thu nhập thường niên từ khá trở lên, có điểm tín dụng cao, có lịch sử tín dụng tốt) và cung cấp các khoản vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, gói vay lớn (chủ yếu là các khoản cho vay mua nhà, xây mới hoặc sửa chữa nhà ở, mua ôtô; chi tiêu qua thẻ…) nên rủi ro thấp và đương nhiên lãi suất cũng sẽ thấp. Tuy nhiên, để đạt tiêu chuẩn về tín dụng khá là khắt khe của các ngân hàng thương mại thì không phải ai cũng có đủ điều kiện để tiếp cận những khoản vay này.
Trong khi đó, các công ty tài chính thường cung cấp các sản phẩm vay vào phân khúc khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện tín dụng như của ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng không thể đáp ứng được những nhu cầu vay vốn nhỏ lẻ, với thời gian giải quyết ngay và luôn nên ngân hàng cũng không thể xử lý được về mặt thủ tục theo quy định khắt khe của pháp luật.
Nghĩa là, các công ty tài chính hướng đến thị trường ngách gồm nhóm đối tượng "dưới chuẩn", hay còn nói là không đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng (người có thu nhập trung bình hoặc thấp, không chứng minh được thu nhập; chưa có lịch sử tín dụng hoặc điểm tín dụng thấp...).
Đồng thời, họ cung cấp các khoản vay nhỏ, không tài sản đảm bảo, phục vụ nhu cầu mua sắm trang thiết bị gia đình, xe máy, tiền mặt phục vụ nhu cầu đột xuất… thủ tục lại phải rất nhanh chóng, thuận tiện.
Chính vì vậy, nguy cơ rủi ro rất lớn, cộng với chi phí vốn đầu vào cao do không được trực tiếp huy động vốn từ dân cư, giá trị của khoản vay thấp, kỳ hạn ngắn (khoảng 6 - 18 tháng) nên chi phí thu hồi nợ, quản lý, phí phục vụ cao hơn bình thường… dẫn đến việc họ buộc phải áp dụng mức lãi suất cao.
Một ví dụ nhỏ là khoản vay của công ty tài chính là 5 triệu đồng với mức chi công tác phí cần thiết cho cán bộ tín dụng là 50 ngàn đồng thì tính cộng vào lãi suất cho vay đã là 1%, nhưng khoản vay của ngân hàng thương mại lớn 50 triệu thì mức phí trên tính vào lãi suất cho vay chỉ là 0,1% đã có sự chênh lệch tới 10 lần khi tính trên đầu khoản vay.
"Thực tế, mặt bằng lãi suất của công ty tài chính cao hơn ngân hàng nhưng khi bóc tách các chi phí sẽ thấy mức lãi suất là hợp lý.Vì thế, chính khách hàng cần phải hiểu loại hình vay tiêu dùng của mình là gì, mình thuộc diện khách hàng chuẩn hay dưới chuẩn, khoản vay của mình là tín chấp hay thế chấp và vay để làm gì, từ đó xác định rõ trách nhiệm trước khi vay để tránh những thắc mắc không đáng có...", ông Hòe phân tích.
Cũng về vấn đề lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính, vị Phó viện trưởng nói: "Một vài khách hàng có kêu ca họ phải vay với mức lãi suất "cắt cổ", lên tới 70% nhưng họ không hiểu rằng hồ sơ vay của mình quá yếu, bị xếp cuối bảng. Chính các công ty tài chính cũng rất "run" khi duyệt vay cho các đối tượng này vì chẳng khác nào họ phải "cầm dao đằng lưỡi".
"Công ty tài chính thường không có mức lãi suất cố định mà sẽ dao động ở một dải lãi suất rất rộng tùy vào đối tượng khách hàng, tùy từng sản phẩm vay. Theo khảo sát, con số khách hàng vay với lãi suất 70%/năm là rất ít, còn phần lớn khách hàng đang vay ở mức lãi suất trên 30%/năm. So với lãi suất cho vay qua thẻ (với điều kiện rất khó đáp ứng…) của một số ngân hàng hiện dao động từ 25 - 30%, chưa kể vô số các loại phí khác, tôi cho rằng đó là mức lãi suất hợp lý", ông nói.
Hãy để thị trường quyết định
"Việc lãi suất thấp hay cao không có sự khác biệt theo góc độ tổ chức tín dụng mà thực chất là theo mức độ rủi ro của việc thu hồi vốn, và đây mới chính là bản chất kinh tế của thị trường vốn", TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia về tài chính và đầu tư, nói.
Theo ông, ngân hàng thương mại luôn có lãi suất tốt nhất trong các hoạt động cho vay, nhưng họ cũng đòi hỏi chỉ tiêu chặt chẽ về khả năng trả nợ như đòi hỏi có tài sản thuế chấp hoặc chứng minh thu nhập an toàn. Các công ty tài chính có mức độ yêu cầu cho vay thoáng hơn so với ngân hàng thương mại, nhưng tất nhiên họ cũng có lãi suất cao hơn để bù đắp lại rủi ro.
"Chúng ta cũng cần biết rằng ngay cả các nước phát triển như Đức, Mỹ thì các khoản cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính cũng cao hơn so với mức lãi suất cho vay ngân hàng. Ví dụ: mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại của Đức có thế chấp khoảng 2-6%/năm, trong khi mức cho vay tín dụng tiêu dùng có thể lên đến 9%/năm", ông Hiển bình luận.
"Rõ ràng nếu cùng một tính chất và sản phẩm cho vay mà công ty tài chính có lãi suất cao hơn thì họ đã không thể cho vay được, bởi vì khách hàng hoàn toàn có quyền chọn lựa vay của ngân hàng. Tuy nhiên, trong thực tế ngân hàng và công ty tài chính đều có những đối tượng khách hàng của mình, điều này nói lên sự phân chia các đối tượng khách hàng và các đối tượng cho vay".
Trước câu hỏi: "Mặc dù Luật Các tổ chức tín dụng quy định mức lãi suất là do thỏa thuận giữa các bên, nhưng nhiều khách hàng của các công ty tài chính khi không trả được nợ lại thường kêu ca lãi suất cao và viện đến Bộ luật Dân sự với quy định lãi suất cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản để kiện?", TS. Hiển cho rằng: "Đúng là đã có những nhầm lẫn như vậy, nhưng cần hiểu các sản phẩm cho vay tiêu dùng của các tổ chức tài chính tín dụng đều phải xin phép và được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận. Việc thành lập và hoạt động của các công ty tài chính được xem xét và quản lý rất nghiêm ngặt và họ hoạt động nghiệp vụ theo luật chuyên ngành".
Một quan điểm được nhiều ý kiến đồng ý, đó là lãi suất trong thị trường cũng như các loại giá cả khác, quan trọng nhất là cần phải được tự do thoả thuận, tự khắc thị trường sẽ định hình ra một mức lãi suất thấp nhất, hợp lý nhất và cạnh tranh nhất. Xu hướng phát triển và cạnh tranh trong ngành tín dụng tiêu dùng sẽ ngày càng lớn và khốc liệt. Việc phát triển thị trường theo hướng tự do và cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp người dân sẽ được tiếp cận nhiều sản phẩm tối ưu, dịch vụ khách hàng tốt hơn cũng như với mức lãi suất cạnh tranh hơn.
Bằng chứng là chỉ trong gần hai năm qua, lãi suất cho vay trung bình tại các công ty tài chính đã giảm mạnh, tùy vào sản phẩm vay. Không chỉ vậy, để xác lập và mở rộng, nhiều công ty tài chính hiện nay còn đang triển khai nhiều sản phẩm ưu đãi dành cho khách hàng với mức lãi suất rất thấp, thậm chí có cả những sản phẩm với mức lãi suất 0% trong suốt thời hạn vay.