Vì sao CPI tháng 7 giảm mạnh nhất kể từ năm 2009?
Tính từ đầu năm, CPI cả nước mới chỉ tăng 2,22% và so với tháng 7 năm 2011, CPI cũng chỉ tăng 5,35%
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 năm 2012 đã giảm 0,29% so với tháng trước, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2009 trở lại đây.
Tính từ đầu năm, CPI cả nước mới chỉ tăng 2,22% và so với tháng 7 năm 2011, CPI cũng chỉ tăng 5,35%, từ mức 6,9% trong tháng 6.
Mức giảm giá này đã được dự báo trước sau khi các tỉnh/thành phố lớn đã lần lượt công bố CPI tháng 7 ở các mức âm, thậm chí giảm mạnh nhất kể từ nhiều năm trở lại đây.
Giải thích cho sự giảm giá mạnh và liên tiếp này, theo báo cáo của cơ quan thống kê, là do sự giảm giá liên tiếp của các mặt hàng xăng, dầu, gas trong tháng và hai vựa lúa lớn của cả nước đang vào mùa thu hoạch và được mùa lớn. Điều này được thể hiện qua chỉ số giá của các nhóm hàng lương thực giảm 1,49%, thực phẩm giảm 0,45% và giao thông giảm 2,71%.
Theo lãnh đạo Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), lạm phát cơ bản (được tính bằng cách loại bỏ lương thực, thực phẩm và năng lượng ra khỏi rổ hàng hóa tính CPI) hay lạm phát do nguyên nhân tiền tệ đang cao hơn lạm phát chung. Lạm phát cơ bản, mặc dù chưa được công bố rộng rãi nhưng từ những “hé lộ” trên cho thấy các chính sách tiền tệ hiện nay không phải là nguyên nhân đang khiến giá hàng hóa và dịch vụ trong xã hội giảm.
Ở một góc nhìn khác, xét trên quan hệ cung cầu thì tổng cầu của Việt Nam đang giảm mạnh thể hiện qua các chỉ tiêu như chỉ số sản xuất công nghiệp IIP chỉ tăng 8% so với cùng kỳ trong khi chỉ số tồn kho tăng 26% - cao hơn nhiều so với mức 15,9% cùng thời điểm năm trước; nhập siêu ước tính 685 triệu USD - rất thấp so với mức 6,7 tỷ USD của cùng kỳ năm trước và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chỉ tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng cầu giảm đang được cho là nguyên nhân chính dẫn đến CPI giảm trong những tháng vừa qua.
Với những diễn biến kinh tế mới này, nhiều chuyên gia được tham vấn đã bày tỏ quan ngại về nguy cơ nền kinh tế đi vào giai đoạn giảm phát đã hiện hữu ngày càng rõ nét hơn.
Trở lại diễn biến cụ thể của từng nhóm hàng chính, CPI tháng 7 giảm giá được cộng hưởng từ 4/11 nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn. Mức giảm lớn nhất – 2,71% thuộc về nhóm giao thông do những tác động trực tiếp của các đợt giảm giá xăng dầu gần đây và các tác động gián tiếp dần được “ngấm” thông qua các hàng hóa và dịch vụ, mà rõ nhất là cước dịch vụ vận tải.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng giảm khá mạnh ở mức (-0,93%) cũng do các đợt giảm giá dầu hỏa và gas, vật liệu xây dựng trong thời gian gần đây. Việc tăng giá điện vừa qua của EVN chưa được thể hiện vào chỉ số giá tháng này.
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm có quyền số lớn nhất cũng đã giảm mạnh trong tháng ở mức -0,.47%. Lý giải cho sự giảm giá này là nguồn cung lương thực dồi dào và tâm lý e ngại dịch bệnh trên lợn ở một số địa phương.
Đặc biệt trong tháng, nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế có mức tăng khá cao khi đạt mức 3,36% do những điều chỉnh giá dịch vụ y tế của một số địa phương theo thông tư liên tịch do Bộ Tài chính và Bộ Y tế ban hành gần đây. Theo thông tư này, giá các dịch vụ y tế sẽ được phép tăng từ 5 đến 20 lần so với trước đó. Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc tăng giá này đến CPI từng tháng của cả nước không quá lớn do quyền số của chúng nhỏ và thời điểm, mức tăng giá khác nhau, tùy vào từng địa phương.
Các nhóm hàng còn lại biến động nhẹ.
Trong tháng, hai mặt hàng không được tính vào CPI chung là vàng và đô la Mỹ cũng giảm nhẹ ở các mức tương ứng 0,31% và 0,05%.
Tính từ đầu năm, CPI cả nước mới chỉ tăng 2,22% và so với tháng 7 năm 2011, CPI cũng chỉ tăng 5,35%, từ mức 6,9% trong tháng 6.
Mức giảm giá này đã được dự báo trước sau khi các tỉnh/thành phố lớn đã lần lượt công bố CPI tháng 7 ở các mức âm, thậm chí giảm mạnh nhất kể từ nhiều năm trở lại đây.
Giải thích cho sự giảm giá mạnh và liên tiếp này, theo báo cáo của cơ quan thống kê, là do sự giảm giá liên tiếp của các mặt hàng xăng, dầu, gas trong tháng và hai vựa lúa lớn của cả nước đang vào mùa thu hoạch và được mùa lớn. Điều này được thể hiện qua chỉ số giá của các nhóm hàng lương thực giảm 1,49%, thực phẩm giảm 0,45% và giao thông giảm 2,71%.
Theo lãnh đạo Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), lạm phát cơ bản (được tính bằng cách loại bỏ lương thực, thực phẩm và năng lượng ra khỏi rổ hàng hóa tính CPI) hay lạm phát do nguyên nhân tiền tệ đang cao hơn lạm phát chung. Lạm phát cơ bản, mặc dù chưa được công bố rộng rãi nhưng từ những “hé lộ” trên cho thấy các chính sách tiền tệ hiện nay không phải là nguyên nhân đang khiến giá hàng hóa và dịch vụ trong xã hội giảm.
Ở một góc nhìn khác, xét trên quan hệ cung cầu thì tổng cầu của Việt Nam đang giảm mạnh thể hiện qua các chỉ tiêu như chỉ số sản xuất công nghiệp IIP chỉ tăng 8% so với cùng kỳ trong khi chỉ số tồn kho tăng 26% - cao hơn nhiều so với mức 15,9% cùng thời điểm năm trước; nhập siêu ước tính 685 triệu USD - rất thấp so với mức 6,7 tỷ USD của cùng kỳ năm trước và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chỉ tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng cầu giảm đang được cho là nguyên nhân chính dẫn đến CPI giảm trong những tháng vừa qua.
Với những diễn biến kinh tế mới này, nhiều chuyên gia được tham vấn đã bày tỏ quan ngại về nguy cơ nền kinh tế đi vào giai đoạn giảm phát đã hiện hữu ngày càng rõ nét hơn.
Trở lại diễn biến cụ thể của từng nhóm hàng chính, CPI tháng 7 giảm giá được cộng hưởng từ 4/11 nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn. Mức giảm lớn nhất – 2,71% thuộc về nhóm giao thông do những tác động trực tiếp của các đợt giảm giá xăng dầu gần đây và các tác động gián tiếp dần được “ngấm” thông qua các hàng hóa và dịch vụ, mà rõ nhất là cước dịch vụ vận tải.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng giảm khá mạnh ở mức (-0,93%) cũng do các đợt giảm giá dầu hỏa và gas, vật liệu xây dựng trong thời gian gần đây. Việc tăng giá điện vừa qua của EVN chưa được thể hiện vào chỉ số giá tháng này.
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm có quyền số lớn nhất cũng đã giảm mạnh trong tháng ở mức -0,.47%. Lý giải cho sự giảm giá này là nguồn cung lương thực dồi dào và tâm lý e ngại dịch bệnh trên lợn ở một số địa phương.
Đặc biệt trong tháng, nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế có mức tăng khá cao khi đạt mức 3,36% do những điều chỉnh giá dịch vụ y tế của một số địa phương theo thông tư liên tịch do Bộ Tài chính và Bộ Y tế ban hành gần đây. Theo thông tư này, giá các dịch vụ y tế sẽ được phép tăng từ 5 đến 20 lần so với trước đó. Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc tăng giá này đến CPI từng tháng của cả nước không quá lớn do quyền số của chúng nhỏ và thời điểm, mức tăng giá khác nhau, tùy vào từng địa phương.
Các nhóm hàng còn lại biến động nhẹ.
Trong tháng, hai mặt hàng không được tính vào CPI chung là vàng và đô la Mỹ cũng giảm nhẹ ở các mức tương ứng 0,31% và 0,05%.