Vì sao giá lương thực thế giới năm nay có thể tăng mạnh?
Giới phân tích cho rằng có nhiều cơ sở để khẳng định giá các mặt hàng lương thực sẽ tăng lên trong năm 2009
Giới phân tích cho rằng có nhiều cơ sở để khẳng định giá các mặt hàng lương thực sẽ tăng lên trong năm 2009.
Những yếu tố đẩy giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng là do thời tiết không thuận lợi, đầu tư không thoả đáng và nhu cầu ngày càng tăng...
Diện tích và sản lượng đều giảm
Nhận định của các chuyên gia kinh tế Pháp vừa đăng trên tờ "Le Figaro" cho rằng, yếu tố đầu tiên đẩy giá lương thực thế giới tăng trở lại là yếu tố mang tính cơ học.
Năm 2008, thế giới có một vụ mùa bội thu với sản lượng lúa mỳ kỷ lục, 683 triệu tấn, đó là nhờ mưa thuận gió hòa ở các nước sản xuất hàng đầu thế giới. Năm nay, điều kiện thời tiết không thuận lợi như năm ngoái sẽ khiến sản lượng lúa mỳ thế giới có thể bị giảm khoảng 40 triệu tấn.
Yếu tố thứ hai khiến giá sẽ tăng lại là do thị trường không ổn định. Vụ mùa bội thu năm 2008 chỉ khôi phục được phần nào kho dự trữ và vẫn còn quá ít để có thể bảo đảm nhu cầu thế giới trong những tình huống bất ngờ. Thông thường, sản lượng lương thực thu hoạch được trong năm phải đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng năm đó.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), lượng lúa mỳ giống dành để gieo cấy cho vụ mùa 2009-2010 đã giảm mạnh, đặc biệt là tại nhiều nước sản xuất lúa mỳ ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ở Pháp, Bộ Nông nghiệp nước này đã ước tính rằng lượng lúa mỳ giống đã giảm trung bình 0,7% trên toàn quốc, thậm chí ở vựa lúa khu vực Tây-Nam đã giảm đến 5-7%.
Yếu tố thứ ba là do tác động của suy thoái kinh tế thế giới. Do khó khăn của các ngân hàng, điều kiện vay vốn tín dụng trở nên chặt chẽ hơn, khiến đầu tư vào nông nghiệp giảm mạnh. Theo cảnh báo của Ngân hàng Thế giới, điều này có thể tạo nên một cú tăng giá mạnh trong vụ mùa 2009-2010 tới do thiếu hụt lương thực.
Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) ngày 9/1 đưa ra nhận định, giá gạo có thể tăng mạnh trong năm nay do sản lượng gạo có thể giảm. Việc giá gạo giảm mạnh trong những tháng cuối năm 2008 vừa qua đã khiến nông dân chủ động thu hẹp sản xuất.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại cũng gây khó khăn cho nông dân về nguồn vốn đầu tư cho hạt giống, phân bón và tưới tiêu. Đầu năm 2008, giá gạo thế giới tăng vọt, đạt đỉnh điểm 1.080 USD/tấn vào tháng 4, rồi giảm xuống còn 575 USD/tấn sau đó 6 tháng do suy thoái kinh tế và sản lượng tăng, khiến nông dân điêu đứng.
Cung không đủ cầu
Lý giải về việc giá gạo biến động và sản lượng gạo giảm ở các nước Đông Nam Á - khu vực xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, trong bài viết đăng trên tờ Bưu điện Bangkok hôm 11/1, ông A.Chongvilaivan, một thành viên của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Thái Lan) cho rằng, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN, cũng như việc các nước khu vực này tăng cường hội nhập kinh tế, giảm thuế quan, đã dẫn đến sự thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ hội tiếp cận thị trường của các nước ASEAN.
Biện pháp cắt giảm biểu thuế nông nghiệp theo chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung đang làm thu hẹp diện tích canh tác và sản lượng lương thực của ASEAN. Tình hình này thể hiện rõ nhất ở Philippines. Trong xu hướng tự do hóa thương mại của ASEAN, giá gạo rẻ từ các nước láng giềng tràn vào đã lấn át nguồn lực đầu tư cho sản xuất lúa gạo ở trong nước và biến Philippines từ nước có thể tự túc lương thực thành nước nhập khẩu gạo.
Theo IRRI, Chính phủ Philippines có kế hoạch giảm gần 4% sản lượng gạo trong năm nay, và điều tương tự nhiều khả năng sẽ diễn ra ở những quốc gia sản xuất lúa gạo khác. Trong khi đó, kinh tế đi xuống khiến nhiều người dân giảm bớt các chi phí cho thực phẩm đắt tiền, có thể làm tăng nhu cầu về gạo. Theo đó, giá lương thực tăng do cung lớn hơn cầu là khó tránh khỏi.
Chuyên gia nghiên cứu giá lương thực thế giới, ông Emmanuel Jayet thuộc Ngân hàng Société Générale, nhận định rằng trong năm 2009, các thị trường nông sản sẽ lại một lần nữa bị thiếu hụt, giá lương thực thế giới sẽ bất ổn ngay trong 6 tháng đầu năm 2009.
Một số chuyên gia của tổ chức Fondation Farm thuộc Bộ Kinh tế Pháp cũng dự báo khả năng xảy ra mất cân bằng giữa "cung và cầu" khiến giá lương thực tăng vọt, ít nhất là trong 3 năm tới.
Những yếu tố đẩy giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng là do thời tiết không thuận lợi, đầu tư không thoả đáng và nhu cầu ngày càng tăng...
Diện tích và sản lượng đều giảm
Nhận định của các chuyên gia kinh tế Pháp vừa đăng trên tờ "Le Figaro" cho rằng, yếu tố đầu tiên đẩy giá lương thực thế giới tăng trở lại là yếu tố mang tính cơ học.
Năm 2008, thế giới có một vụ mùa bội thu với sản lượng lúa mỳ kỷ lục, 683 triệu tấn, đó là nhờ mưa thuận gió hòa ở các nước sản xuất hàng đầu thế giới. Năm nay, điều kiện thời tiết không thuận lợi như năm ngoái sẽ khiến sản lượng lúa mỳ thế giới có thể bị giảm khoảng 40 triệu tấn.
Yếu tố thứ hai khiến giá sẽ tăng lại là do thị trường không ổn định. Vụ mùa bội thu năm 2008 chỉ khôi phục được phần nào kho dự trữ và vẫn còn quá ít để có thể bảo đảm nhu cầu thế giới trong những tình huống bất ngờ. Thông thường, sản lượng lương thực thu hoạch được trong năm phải đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng năm đó.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), lượng lúa mỳ giống dành để gieo cấy cho vụ mùa 2009-2010 đã giảm mạnh, đặc biệt là tại nhiều nước sản xuất lúa mỳ ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ở Pháp, Bộ Nông nghiệp nước này đã ước tính rằng lượng lúa mỳ giống đã giảm trung bình 0,7% trên toàn quốc, thậm chí ở vựa lúa khu vực Tây-Nam đã giảm đến 5-7%.
Yếu tố thứ ba là do tác động của suy thoái kinh tế thế giới. Do khó khăn của các ngân hàng, điều kiện vay vốn tín dụng trở nên chặt chẽ hơn, khiến đầu tư vào nông nghiệp giảm mạnh. Theo cảnh báo của Ngân hàng Thế giới, điều này có thể tạo nên một cú tăng giá mạnh trong vụ mùa 2009-2010 tới do thiếu hụt lương thực.
Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) ngày 9/1 đưa ra nhận định, giá gạo có thể tăng mạnh trong năm nay do sản lượng gạo có thể giảm. Việc giá gạo giảm mạnh trong những tháng cuối năm 2008 vừa qua đã khiến nông dân chủ động thu hẹp sản xuất.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại cũng gây khó khăn cho nông dân về nguồn vốn đầu tư cho hạt giống, phân bón và tưới tiêu. Đầu năm 2008, giá gạo thế giới tăng vọt, đạt đỉnh điểm 1.080 USD/tấn vào tháng 4, rồi giảm xuống còn 575 USD/tấn sau đó 6 tháng do suy thoái kinh tế và sản lượng tăng, khiến nông dân điêu đứng.
Cung không đủ cầu
Lý giải về việc giá gạo biến động và sản lượng gạo giảm ở các nước Đông Nam Á - khu vực xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, trong bài viết đăng trên tờ Bưu điện Bangkok hôm 11/1, ông A.Chongvilaivan, một thành viên của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Thái Lan) cho rằng, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN, cũng như việc các nước khu vực này tăng cường hội nhập kinh tế, giảm thuế quan, đã dẫn đến sự thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ hội tiếp cận thị trường của các nước ASEAN.
Biện pháp cắt giảm biểu thuế nông nghiệp theo chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung đang làm thu hẹp diện tích canh tác và sản lượng lương thực của ASEAN. Tình hình này thể hiện rõ nhất ở Philippines. Trong xu hướng tự do hóa thương mại của ASEAN, giá gạo rẻ từ các nước láng giềng tràn vào đã lấn át nguồn lực đầu tư cho sản xuất lúa gạo ở trong nước và biến Philippines từ nước có thể tự túc lương thực thành nước nhập khẩu gạo.
Theo IRRI, Chính phủ Philippines có kế hoạch giảm gần 4% sản lượng gạo trong năm nay, và điều tương tự nhiều khả năng sẽ diễn ra ở những quốc gia sản xuất lúa gạo khác. Trong khi đó, kinh tế đi xuống khiến nhiều người dân giảm bớt các chi phí cho thực phẩm đắt tiền, có thể làm tăng nhu cầu về gạo. Theo đó, giá lương thực tăng do cung lớn hơn cầu là khó tránh khỏi.
Chuyên gia nghiên cứu giá lương thực thế giới, ông Emmanuel Jayet thuộc Ngân hàng Société Générale, nhận định rằng trong năm 2009, các thị trường nông sản sẽ lại một lần nữa bị thiếu hụt, giá lương thực thế giới sẽ bất ổn ngay trong 6 tháng đầu năm 2009.
Một số chuyên gia của tổ chức Fondation Farm thuộc Bộ Kinh tế Pháp cũng dự báo khả năng xảy ra mất cân bằng giữa "cung và cầu" khiến giá lương thực tăng vọt, ít nhất là trong 3 năm tới.