Vì sao Hillary Clinton tuyên bố chống TPP?
Khi còn giữ cương vị Ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton là một người ủng hộ TPP
Ứng cử viên sáng giá của Đảng Dân chủ cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, bà Hillary Clinton, ngày 7/10 tuyên bố không ủng hộ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tuyên bố này của bà Clinton được xem như sự phủ nhận đối với một trọng tâm trong chiến lược xoay trục về phía châu Á của Tổng thống Barack Obama, theo hãng tin Reuters.
Gió đã xoay chiều
Khi còn giữ cương vị Ngoại trưởng Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Obama, bà Clinton là một người ủng hộ TPP.
Tuy vậy, hôm qua, bà lại bày tỏ sự lo ngại rằng thỏa thuận này sẽ không có đủ biện pháp để chống lại hoạt động thao túng tỷ giá hoặc bảo vệ người tiêu dùng khỏi mức giá thuốc quá cao.
“Trở ngại ở đây là rất cao, và dựa vào những gì mà tôi được biết, tôi tin là thỏa thuận này không vượt qua được”, bà Clinton nói trong một tuyên bố trong chiến dịch vận động tranh cử ở bang Iowa.
“Tôi không tin là chúng ta có thể tiếp tục cho phép những thỏa thuận mới được hưởng lợi ích của sự hoài nghi. Rủi ro cao đến nỗi, bất chấp nỗ lực của chúng ta, những thỏa thuận này rốt cục sẽ đem đến nhiều tác hại hơn là những điều tốt đẹp”, bà Clinton phát biểu.
Được 12 quốc gia, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam, hoàn tất đàm phán hôm thứ Hai tuần này, TPP được xem là một chiến thắng lớn đối với ông Obama, giúp định hình nên di sản của ông trong nhiệm kỳ thứ hai ở Nhà Trắng.
Theo dự kiến, cuộc bỏ phiếu thông qua TPP tại Quốc hội Mỹ có thể diễn ra vào đầu năm 2016.
Việc bà Clinton phản đối TPP có thể giúp bà nhận được thêm sự ủng hộ của các tổ chức công đoàn và các thành viên Đảng Dân chủ theo đường lối tự do vốn lo ngại TPP sẽ khiến người lao động Mỹ mất việc làm và làm suy yếu các quy định pháp luật về môi trường.
Tuyên bố phản đối TPP là động thái mới nhất trong một loạt bước đi của bà Clinton nhằm tách biệt bản thân ra khỏi những chính sách chủ chốt của chính quyền Obama.
Chiến lược này của cựu đệ nhất phu nhân Mỹ là nhằm đấu lại đối thủ cùng đảng Bernie Sanders, một người cánh tả.
Ngoài ra, chiến lược này cũng cho thấy bà Clinton đang tích cực chuẩn bị cho khả năng có thêm đối thủ mới trong cuộc đua vào Nhà Trắng là Phó tổng thống Joe Biden. Việc bà đưa ra quan điểm trái ngược với chính sách hiện tại của Nhà Trắng sẽ giúp bà tạo sự khác biệt với ông Biden trong trường hợp ông tranh cử.
Trước đây, bà Clinton giữ tỷ lệ ủng hộ áp đảo trong các cuộc thăm dò dư luận về các ứng cử viên Dân chủ. Nhưng gần đây, ưu thế của bà đã giảm dần do cuộc tranh cãi về việc bà sử dụng hòm thư điện tử cá nhân khi còn giữ cương vị Ngoại trưởng Mỹ.
Tỷ lệ ủng hộ dành cho bà Clinton giảm cũng làm gia tăng đồn đoán ông Biden sẽ đứng ra tranh cử.
“Tôi vui mừng, nhưng...”
Tuyên bố phản đối TPP của bà Clinton đưa ra chỉ một tuần trước cuộc tranh luận đầu tiên được phát sóng trực tiếp trên truyền hình của các ứng cử viên Dân chủ.
Cùng với Tổng thống Obama, Phó Tổng thống Biden giữ vai trò tích cực trong việc thúc đẩy TPP với quan điểm cho rằng TPP sẽ giúp Mỹ gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Đông Á và tạo đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc.
“Ngài Tổng thống đã tỏ ra vô cùng hiệu quả trong việc bảo vệ TPP, nhưng tôi lo ngại về việc làm thế nào chúng ta có thể tăng thu nhập cho nước Mỹ”, bà Clinton phát biểu trong một chương trình phỏng vấn trên truyền hình ngày 7/10.
Các tổ chức công đoàn ngay lập tức hoan nghênh tuyên bố không ủng hộ TPP của bà Clinton. Ông Richard Trumka, chủ tịch tổ chức công đoàn AFL-CIO, nói: “Quyết định của bà ấy là một bước ngoặt vô giá trong nỗ lực chống lại TPP của chúng tôi”.
Hai ứng cử viên Tổng thống cùng Đảng Dân chủ với bà Clinton là Sanders và Martin O’Malley - hai người từ lâu phản đối TPP - cũng hoan nghênh lập trường mới này của đối thủ, nhưng nhấn mạnh việc bà Clinton thay đổi lập trường.
“Tôi vui mừng vì bà Clinton đã đứng về phía chúng tôi. Nhưng thực lòng mà nói, sẽ là hữu ích hơn nếu bà ấy làm việc này từ mấy tháng trước”, ông Sanders nói.
“Bà Clinton có thể đưa ra lý lẽ để bảo vệ cho việc bà thay đổi ý kiến. Nhưng tôi thì không có chuyện thay đổi lập trường chỉ sau 8 tháng, ngay trước thềm cuộc tranh luận”, ông O’Malley nói trong một tuyên bố.
Tuyên bố này của bà Clinton được xem như sự phủ nhận đối với một trọng tâm trong chiến lược xoay trục về phía châu Á của Tổng thống Barack Obama, theo hãng tin Reuters.
Gió đã xoay chiều
Khi còn giữ cương vị Ngoại trưởng Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Obama, bà Clinton là một người ủng hộ TPP.
Tuy vậy, hôm qua, bà lại bày tỏ sự lo ngại rằng thỏa thuận này sẽ không có đủ biện pháp để chống lại hoạt động thao túng tỷ giá hoặc bảo vệ người tiêu dùng khỏi mức giá thuốc quá cao.
“Trở ngại ở đây là rất cao, và dựa vào những gì mà tôi được biết, tôi tin là thỏa thuận này không vượt qua được”, bà Clinton nói trong một tuyên bố trong chiến dịch vận động tranh cử ở bang Iowa.
“Tôi không tin là chúng ta có thể tiếp tục cho phép những thỏa thuận mới được hưởng lợi ích của sự hoài nghi. Rủi ro cao đến nỗi, bất chấp nỗ lực của chúng ta, những thỏa thuận này rốt cục sẽ đem đến nhiều tác hại hơn là những điều tốt đẹp”, bà Clinton phát biểu.
Được 12 quốc gia, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam, hoàn tất đàm phán hôm thứ Hai tuần này, TPP được xem là một chiến thắng lớn đối với ông Obama, giúp định hình nên di sản của ông trong nhiệm kỳ thứ hai ở Nhà Trắng.
Theo dự kiến, cuộc bỏ phiếu thông qua TPP tại Quốc hội Mỹ có thể diễn ra vào đầu năm 2016.
Việc bà Clinton phản đối TPP có thể giúp bà nhận được thêm sự ủng hộ của các tổ chức công đoàn và các thành viên Đảng Dân chủ theo đường lối tự do vốn lo ngại TPP sẽ khiến người lao động Mỹ mất việc làm và làm suy yếu các quy định pháp luật về môi trường.
Tuyên bố phản đối TPP là động thái mới nhất trong một loạt bước đi của bà Clinton nhằm tách biệt bản thân ra khỏi những chính sách chủ chốt của chính quyền Obama.
Chiến lược này của cựu đệ nhất phu nhân Mỹ là nhằm đấu lại đối thủ cùng đảng Bernie Sanders, một người cánh tả.
Ngoài ra, chiến lược này cũng cho thấy bà Clinton đang tích cực chuẩn bị cho khả năng có thêm đối thủ mới trong cuộc đua vào Nhà Trắng là Phó tổng thống Joe Biden. Việc bà đưa ra quan điểm trái ngược với chính sách hiện tại của Nhà Trắng sẽ giúp bà tạo sự khác biệt với ông Biden trong trường hợp ông tranh cử.
Trước đây, bà Clinton giữ tỷ lệ ủng hộ áp đảo trong các cuộc thăm dò dư luận về các ứng cử viên Dân chủ. Nhưng gần đây, ưu thế của bà đã giảm dần do cuộc tranh cãi về việc bà sử dụng hòm thư điện tử cá nhân khi còn giữ cương vị Ngoại trưởng Mỹ.
Tỷ lệ ủng hộ dành cho bà Clinton giảm cũng làm gia tăng đồn đoán ông Biden sẽ đứng ra tranh cử.
“Tôi vui mừng, nhưng...”
Tuyên bố phản đối TPP của bà Clinton đưa ra chỉ một tuần trước cuộc tranh luận đầu tiên được phát sóng trực tiếp trên truyền hình của các ứng cử viên Dân chủ.
Cùng với Tổng thống Obama, Phó Tổng thống Biden giữ vai trò tích cực trong việc thúc đẩy TPP với quan điểm cho rằng TPP sẽ giúp Mỹ gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Đông Á và tạo đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc.
“Ngài Tổng thống đã tỏ ra vô cùng hiệu quả trong việc bảo vệ TPP, nhưng tôi lo ngại về việc làm thế nào chúng ta có thể tăng thu nhập cho nước Mỹ”, bà Clinton phát biểu trong một chương trình phỏng vấn trên truyền hình ngày 7/10.
Các tổ chức công đoàn ngay lập tức hoan nghênh tuyên bố không ủng hộ TPP của bà Clinton. Ông Richard Trumka, chủ tịch tổ chức công đoàn AFL-CIO, nói: “Quyết định của bà ấy là một bước ngoặt vô giá trong nỗ lực chống lại TPP của chúng tôi”.
Hai ứng cử viên Tổng thống cùng Đảng Dân chủ với bà Clinton là Sanders và Martin O’Malley - hai người từ lâu phản đối TPP - cũng hoan nghênh lập trường mới này của đối thủ, nhưng nhấn mạnh việc bà Clinton thay đổi lập trường.
“Tôi vui mừng vì bà Clinton đã đứng về phía chúng tôi. Nhưng thực lòng mà nói, sẽ là hữu ích hơn nếu bà ấy làm việc này từ mấy tháng trước”, ông Sanders nói.
“Bà Clinton có thể đưa ra lý lẽ để bảo vệ cho việc bà thay đổi ý kiến. Nhưng tôi thì không có chuyện thay đổi lập trường chỉ sau 8 tháng, ngay trước thềm cuộc tranh luận”, ông O’Malley nói trong một tuyên bố.