Việt Nam cần đề phòng những tình huống xấu
Việt Nam cần lập kế hoạch đề phòng cho những tình huống xấu như FDI và kiều hối giảm, sự đảo chiều của các dòng vốn
Việt Nam cần lập kế hoạch đề phòng cho những tình huống xấu như FDI và kiều hối giảm, sự đảo chiều của các dòng vốn…
Tâm điểm của chủ đề thị trường vốn tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam năm nay (tổ chức ngày 1/12 tại Hà Nội) là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, ứng phó và yêu cầu chủ động của nhà điều hành chính sách để giảm thiểu những thiệt hại.
Theo tham luận của hai chuyên gia Terence Mahony và Dominic Scriven, trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, Chính phủ và các cơ quan hữu quan Việt Nam cần chủ động lường tính trước các tình huống và có các phương án đề phòng.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cần thu thập thông tin về các khoản tiền có nguồn gốc nước ngoài được gửi hoặc cho vay tại Việt Nam. Cơ quan này cũng cần phân tích các dòng tiền có thể rút ra nhiều nhất trong vòng 1 tháng, 3 tháng, lượng định để có kế hoạch đối phó với tình huống xấu nhất.
Trong năm 2009, dù không đề cập sâu đến các dự báo, nhưng các chuyên gia của nhóm Thị trường vốn trong khuôn khổ diễn đàn nói trên khuyến nghị Chính phủ cần lập ra kế hoạch cụ thể đối với các tình huống xấu như lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giảm, kiều hối giảm, và đánh giá xác suất các tình huống đó.
Song song với khuyến nghị trên, một điểm được nhấn mạnh là Chính phủ cần công bố các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô và thực thi nhất quán, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư có định hướng và niềm tin vào chính sách.
Nhìn lại tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thời gian qua, hai chuyên gia nói trên cũng cho rằng Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực ứng phó cần thiết và đáng được ca ngợi.
“Việt Nam chứng tỏ rằng có khả năng đương đầu với khủng hoảng tốt hơn các nước châu Á khi khủng hoảng năm 1998, và hơn các nước đã phát triển hiện nay với các giấy tờ có giá độc hại”, báo cáo của nhóm Thị trường vốn đánh giá.
Cụ thể, khi thị trường tài chính thế giới bắt đầu rệu rã thì Việt Nam đã đi được một quãng đường khá dài trong việc xử lý “bong bóng” của chính mình xuất hiện từ đầu năm 2008. Đó là diễn biến sụt giảm liên tục của giá cổ phiếu, lạm phát phi mã, tín dụng ngân hàng ngoài tầm kiểm soát, thâm hụt trầm trọng cán cân thương mại, đồng nội tệ gần như tiến đến khủng hoảng không tránh khỏi.
Về cơ bản chặng đường khó khăn nhất đã được xử lý. Đó cũng là cơ sở để diễn đàn lần này cho rằng những nỗ lực của Chính phủ “đáng được ca ngợi”.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam. Bị ảnh hưởng nhiều nhất, theo những phân tích đưa ra tại Diễn đàn, sẽ là khu vực kinh tế chứ không phải là thị trường tài chính. Khi tăng trưởng toàn cầu sụt giảm, xuất khẩu của Việt Nam (78% GDP) sẽ giảm theo, làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP.
Với thị trường chứng khoán Việt Nam, trong ngắn hạn có khả năng gặp rủi ro không được coi là nơi lựa chọn để đầu tư, do trên toàn cầu đang diễn ra quá trình giảm thiểu đòn bẩy tài chính và bán các danh mục đầu tư, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi khi cổ phiếu được bán và vốn quay trở lại các nước đã phát triển.
Ngoài ra, một yếu tố được đề cập đến trong báo cáo của nhóm Thị trường vốn là sự cạnh tranh từ các thị trường tài chính châu Á khác, do một số thị trường được coi là rẻ hơn thị trường Việt Nam. “Tuy nhiên, ở tầm nhìn trung và dài hạn, Việt Nam có lẽ vẫn là một trong những thị trường mới nổi hấp dẫn nhất”, báo cáo nhận định.
Nhưng để phục hồi sự hấp dẫn đó, “cũng cần phải nói rằng ở thị trường non trẻ và đang phát triển như ở Việt Nam, sự ổn định sẽ khó đạt hơn so với các thị trường lâu năm, có xu hướng thay đổi đột ngột, quá mức. Mặc dù vậy, với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam, những suy giảm khi đầu tư sẽ được bù đắp lại với thời gian, với điều kiện những khoản đầu tư đó có nền tảng vững chắc”.
Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, ngoài khuyến nghị về kế hoạch đề phòng trước những tình huống xấu có thể xẩy ra như đã đề cập, các chuyên gia của nhóm Thị trường vốn cho rằng Việt Nam vẫn có lợi thế riêng để có thể tránh được hoặc chịu mức độ tác động chung ít hơn.
Đó là lợi thế của một “ốc đảo” trong thị trường chứng khoán toàn cầu với ý nghĩa là thị trường chứng khoán Việt Nam có độ tương quan thấp với các thị trường mới nổi khác, hoặc các thị trường đã phát triển.
Lợi thế này thể hiện ở chỗ thị trường chứng khoán Việt Nam tự đánh giá mình dựa vào khả năng phát triển của chính mình hơn là phụ thuộc vào xu hướng của các thị trường khác.
Tâm điểm của chủ đề thị trường vốn tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam năm nay (tổ chức ngày 1/12 tại Hà Nội) là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, ứng phó và yêu cầu chủ động của nhà điều hành chính sách để giảm thiểu những thiệt hại.
Theo tham luận của hai chuyên gia Terence Mahony và Dominic Scriven, trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, Chính phủ và các cơ quan hữu quan Việt Nam cần chủ động lường tính trước các tình huống và có các phương án đề phòng.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cần thu thập thông tin về các khoản tiền có nguồn gốc nước ngoài được gửi hoặc cho vay tại Việt Nam. Cơ quan này cũng cần phân tích các dòng tiền có thể rút ra nhiều nhất trong vòng 1 tháng, 3 tháng, lượng định để có kế hoạch đối phó với tình huống xấu nhất.
Trong năm 2009, dù không đề cập sâu đến các dự báo, nhưng các chuyên gia của nhóm Thị trường vốn trong khuôn khổ diễn đàn nói trên khuyến nghị Chính phủ cần lập ra kế hoạch cụ thể đối với các tình huống xấu như lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giảm, kiều hối giảm, và đánh giá xác suất các tình huống đó.
Song song với khuyến nghị trên, một điểm được nhấn mạnh là Chính phủ cần công bố các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô và thực thi nhất quán, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư có định hướng và niềm tin vào chính sách.
Nhìn lại tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thời gian qua, hai chuyên gia nói trên cũng cho rằng Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực ứng phó cần thiết và đáng được ca ngợi.
“Việt Nam chứng tỏ rằng có khả năng đương đầu với khủng hoảng tốt hơn các nước châu Á khi khủng hoảng năm 1998, và hơn các nước đã phát triển hiện nay với các giấy tờ có giá độc hại”, báo cáo của nhóm Thị trường vốn đánh giá.
Cụ thể, khi thị trường tài chính thế giới bắt đầu rệu rã thì Việt Nam đã đi được một quãng đường khá dài trong việc xử lý “bong bóng” của chính mình xuất hiện từ đầu năm 2008. Đó là diễn biến sụt giảm liên tục của giá cổ phiếu, lạm phát phi mã, tín dụng ngân hàng ngoài tầm kiểm soát, thâm hụt trầm trọng cán cân thương mại, đồng nội tệ gần như tiến đến khủng hoảng không tránh khỏi.
Về cơ bản chặng đường khó khăn nhất đã được xử lý. Đó cũng là cơ sở để diễn đàn lần này cho rằng những nỗ lực của Chính phủ “đáng được ca ngợi”.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam. Bị ảnh hưởng nhiều nhất, theo những phân tích đưa ra tại Diễn đàn, sẽ là khu vực kinh tế chứ không phải là thị trường tài chính. Khi tăng trưởng toàn cầu sụt giảm, xuất khẩu của Việt Nam (78% GDP) sẽ giảm theo, làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP.
Với thị trường chứng khoán Việt Nam, trong ngắn hạn có khả năng gặp rủi ro không được coi là nơi lựa chọn để đầu tư, do trên toàn cầu đang diễn ra quá trình giảm thiểu đòn bẩy tài chính và bán các danh mục đầu tư, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi khi cổ phiếu được bán và vốn quay trở lại các nước đã phát triển.
Ngoài ra, một yếu tố được đề cập đến trong báo cáo của nhóm Thị trường vốn là sự cạnh tranh từ các thị trường tài chính châu Á khác, do một số thị trường được coi là rẻ hơn thị trường Việt Nam. “Tuy nhiên, ở tầm nhìn trung và dài hạn, Việt Nam có lẽ vẫn là một trong những thị trường mới nổi hấp dẫn nhất”, báo cáo nhận định.
Nhưng để phục hồi sự hấp dẫn đó, “cũng cần phải nói rằng ở thị trường non trẻ và đang phát triển như ở Việt Nam, sự ổn định sẽ khó đạt hơn so với các thị trường lâu năm, có xu hướng thay đổi đột ngột, quá mức. Mặc dù vậy, với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam, những suy giảm khi đầu tư sẽ được bù đắp lại với thời gian, với điều kiện những khoản đầu tư đó có nền tảng vững chắc”.
Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, ngoài khuyến nghị về kế hoạch đề phòng trước những tình huống xấu có thể xẩy ra như đã đề cập, các chuyên gia của nhóm Thị trường vốn cho rằng Việt Nam vẫn có lợi thế riêng để có thể tránh được hoặc chịu mức độ tác động chung ít hơn.
Đó là lợi thế của một “ốc đảo” trong thị trường chứng khoán toàn cầu với ý nghĩa là thị trường chứng khoán Việt Nam có độ tương quan thấp với các thị trường mới nổi khác, hoặc các thị trường đã phát triển.
Lợi thế này thể hiện ở chỗ thị trường chứng khoán Việt Nam tự đánh giá mình dựa vào khả năng phát triển của chính mình hơn là phụ thuộc vào xu hướng của các thị trường khác.