Việt Nam cần hơn 15 triệu việc làm mới từ nay đến 2020
Dự báo dân số Việt Nam đến 2020 sẽ trên 96,2 triệu người. Số người tham gia lực lượng lao động vào năm đó dự báo sẽ trên 63 triệu
Dự báo dân số Việt Nam đến 2020 sẽ trên 96,2 triệu người. Số người tham gia lực lượng lao động vào năm đó dự báo sẽ trên 63 triệu, tức là sẽ có thêm khoảng 9,5 triệu người tham gia lực lượng lao động.
Cùng với 1,3 triệu lao động đang thất nghiệp và trên 4,5 triệu lao động đang thiếu việc làm, hoặc có việc làm nhưng vẫn nghèo, tạo thành con số 15,3 triệu việc làm mới cần phải giải quyết trong 10 năm tới. Theo cảnh báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thì đây quả là một thách thức đối với Việt Nam.
Thừa nhận điều này, ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng, hiện tại thị trường lao động Việt Nam mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu; chất lượng lao động và năng suất lao động thấp, vẫn tồn tại bất bình đẳng giới trong các chính sách việc làm. Còn chưa kể tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên khá cao và tình trạng thiếu việc làm vẫn phổ biến ở khu vực ở nông thôn.
Theo số liệu thống kê năm 2010, việc làm giản đơn, không cần nhiều kỹ năng chiếm gần 40% tổng việc làm của cả nước. Việc làm năng suất thấp còn lớn và chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Trong năm 2010, có gần 24 triệu người làm việc trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, chiếm 49% tổng việc làm trong nền kinh tế. Năng suất lao động bình quân của khu vực nông lâm ngư chỉ bằng 42,5% mức bình quân của toàn nền kinh tế và chưa bằng 25% năng suất lao động của khu vực công nghiệp, dịch vụ.
Một thách thức nữa được đề cập đến là hiện khu vực kinh tế phi chính thức của Việt Nam thu hút khá nhiều lao động. Theo số liệu thống kê năm 2009, cứ 5 lao động thì có 4 lao động thuộc ngành kinh tế phi chính thức. Tuy nhiên, đa phần việc làm ở khu vực này là không bền vững, làm việc ở hộ cá thể, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán và với trình độ công nghệ, phương thức sản xuất lạc hậu, năng suất lao động và thu nhập thấp.
* Chiến lược việc làm Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đang được xây dựng. Mục tiêu dự thảo đưa ra là tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 70% vào năm 2020, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt trên 55%. Tỉ lệ thanh niên dưới 24 tuổi không tham gia việc làm, giáo dục, đào tạo giảm xuống ít nhất 5%. Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động mỗi năm. Tỉ lệ tăng trưởng việc làm bình quân 2%/năm. Tốc độ tăng số lượng việc làm trong khu vực phi nông nghiệp từ 4-5%/năm. Giảm tỉ lệ lao động phi chính thức trong khu vực phi nông nghiệp xuống còn 50% vào năm 2020. Năng suất lao động hằng năm tăng 4%. Tốc độ tăng tiền lương thực tế bình quân 5%/năm. Tỉ trọng việc làm trong nông nghiệp giảm còn 40% trên tổng số việc làm năm 2015 và 30% năm 2020...
Cùng với 1,3 triệu lao động đang thất nghiệp và trên 4,5 triệu lao động đang thiếu việc làm, hoặc có việc làm nhưng vẫn nghèo, tạo thành con số 15,3 triệu việc làm mới cần phải giải quyết trong 10 năm tới. Theo cảnh báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thì đây quả là một thách thức đối với Việt Nam.
Thừa nhận điều này, ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng, hiện tại thị trường lao động Việt Nam mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu; chất lượng lao động và năng suất lao động thấp, vẫn tồn tại bất bình đẳng giới trong các chính sách việc làm. Còn chưa kể tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên khá cao và tình trạng thiếu việc làm vẫn phổ biến ở khu vực ở nông thôn.
Theo số liệu thống kê năm 2010, việc làm giản đơn, không cần nhiều kỹ năng chiếm gần 40% tổng việc làm của cả nước. Việc làm năng suất thấp còn lớn và chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Trong năm 2010, có gần 24 triệu người làm việc trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, chiếm 49% tổng việc làm trong nền kinh tế. Năng suất lao động bình quân của khu vực nông lâm ngư chỉ bằng 42,5% mức bình quân của toàn nền kinh tế và chưa bằng 25% năng suất lao động của khu vực công nghiệp, dịch vụ.
Một thách thức nữa được đề cập đến là hiện khu vực kinh tế phi chính thức của Việt Nam thu hút khá nhiều lao động. Theo số liệu thống kê năm 2009, cứ 5 lao động thì có 4 lao động thuộc ngành kinh tế phi chính thức. Tuy nhiên, đa phần việc làm ở khu vực này là không bền vững, làm việc ở hộ cá thể, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán và với trình độ công nghệ, phương thức sản xuất lạc hậu, năng suất lao động và thu nhập thấp.
* Chiến lược việc làm Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đang được xây dựng. Mục tiêu dự thảo đưa ra là tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 70% vào năm 2020, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt trên 55%. Tỉ lệ thanh niên dưới 24 tuổi không tham gia việc làm, giáo dục, đào tạo giảm xuống ít nhất 5%. Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động mỗi năm. Tỉ lệ tăng trưởng việc làm bình quân 2%/năm. Tốc độ tăng số lượng việc làm trong khu vực phi nông nghiệp từ 4-5%/năm. Giảm tỉ lệ lao động phi chính thức trong khu vực phi nông nghiệp xuống còn 50% vào năm 2020. Năng suất lao động hằng năm tăng 4%. Tốc độ tăng tiền lương thực tế bình quân 5%/năm. Tỉ trọng việc làm trong nông nghiệp giảm còn 40% trên tổng số việc làm năm 2015 và 30% năm 2020...