Việt Nam có thể giảm nhập siêu từ Ấn Độ?
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam- Ấn Độ thời gian qua liên tục tăng, nhưng cán cân đang nghiêng hẳn về phía bạn
Hiệp định Thương mại tự do ASEAN- Ấn Độ (AIFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2010, sẽ làm giảm thuế suất của hàng loạt sản phẩm hiện chiếm khoảng 80% khối lượng thương mại giữa hai bên. Liệu điều đó có giúp Việt Nam giảm nhập siêu từ quốc gia này?
Tại hội thảo Hiệp định Thương mại tự do ASEAN- Ấn Độ cơ hội thúc đẩy thương mại song phương, được tổ chức sáng 12/1, ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) cho hay: Sau sáu năm đàm phán, AIFTA đã được ký vào ngày 13/8/2009, tại Bangkok (Thái Lan).
Với Hiệp định thương mại này, thuế suất thuế nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa như điện tử, hóa chất, máy móc, hàng dệt may sẽ giảm xuống còn 0% trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2016. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu đối với 5.000 mặt hàng công nghiệp và nông nghiệp cũng được xóa bỏ, tương đương 60% số lượng các mặt hàng trao đổi giữa hai bên.
Với lộ trình cặt giảm thuế như vậy, nhiều mặt hàng là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam sẽ lọt vào danh sách được hưởng lợi lớn khi Hiệp định này có hiệu lực.
Theo đánh giá từ Bộ Công Thương, AIFTA có hiệu lực chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng như điện tử, nông sản (hạt điều, gia vị, chè xanh, chè đen, lạc, tơ, đồ hộp), hàng mỹ nghệ, quần áo may sẵn… vào thị trường rộng lớn với 1,2 tỷ dân này.
Điều đó sẽ góp phần giảm bớt sự chênh lệch trong cán cân thương mại giữa hai nước. Mặc dù, những năm gần đây kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước liên tục tăng cao và đã đạt con số 2,5 tỷ USD vào 2008. Tuy nhiên, thặng dư thương mại vẫn đang nghiêng quá nhiều về phía bạn.
Thêm nữa trong năm 2008, Ấn Độ còn được đánh giá là thị trường có chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) cao nhất trên thế giới. Thị trường bán lẻ của quốc gia này đạt khoảng 330 tỷ USD, với mức tăng trưởng bình quân 10% trong 5 năm qua. Nhưng hệ thống bán lẻ lại chưa cung cấp đủ nhu cầu mua sắm của người dân nước này. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ mới chỉ chiếm 0,5% kim ngạch trong tổng kim ngạch nhập khẩu lên tới 175 tỷ USD/năm.
Tuy vậy, theo ông Lê Quang Lân, Phú Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, bên cạnh những cơ hội thì thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nhỏ, bởi trong gần 3 tỷ USD về cán cân thương mại hai chiều giữa hai nước, xuất khẩu sang Ấn Độ của Việt Nam mới chỉ chiếm trên 300 triệu USD và là con số rất khiêm tốn.
Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, khi thực thi AIFTA việc kiểm soát nhập siêu từ Ấn Độ sẽ khó khăn hơn khi thuế nhập khẩu sẽ từng bước giảm theo lộ trình. Hàng hóa nhập khẩu từ Ấn Độ sức cạnh tranh cũng không hề nhỏ do vừa phong phú về chủng loại, giá cả lại tương đối thấp.
Tại hội thảo Hiệp định Thương mại tự do ASEAN- Ấn Độ cơ hội thúc đẩy thương mại song phương, được tổ chức sáng 12/1, ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) cho hay: Sau sáu năm đàm phán, AIFTA đã được ký vào ngày 13/8/2009, tại Bangkok (Thái Lan).
Với Hiệp định thương mại này, thuế suất thuế nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa như điện tử, hóa chất, máy móc, hàng dệt may sẽ giảm xuống còn 0% trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2016. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu đối với 5.000 mặt hàng công nghiệp và nông nghiệp cũng được xóa bỏ, tương đương 60% số lượng các mặt hàng trao đổi giữa hai bên.
Với lộ trình cặt giảm thuế như vậy, nhiều mặt hàng là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam sẽ lọt vào danh sách được hưởng lợi lớn khi Hiệp định này có hiệu lực.
Theo đánh giá từ Bộ Công Thương, AIFTA có hiệu lực chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng như điện tử, nông sản (hạt điều, gia vị, chè xanh, chè đen, lạc, tơ, đồ hộp), hàng mỹ nghệ, quần áo may sẵn… vào thị trường rộng lớn với 1,2 tỷ dân này.
Điều đó sẽ góp phần giảm bớt sự chênh lệch trong cán cân thương mại giữa hai nước. Mặc dù, những năm gần đây kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước liên tục tăng cao và đã đạt con số 2,5 tỷ USD vào 2008. Tuy nhiên, thặng dư thương mại vẫn đang nghiêng quá nhiều về phía bạn.
Thêm nữa trong năm 2008, Ấn Độ còn được đánh giá là thị trường có chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) cao nhất trên thế giới. Thị trường bán lẻ của quốc gia này đạt khoảng 330 tỷ USD, với mức tăng trưởng bình quân 10% trong 5 năm qua. Nhưng hệ thống bán lẻ lại chưa cung cấp đủ nhu cầu mua sắm của người dân nước này. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ mới chỉ chiếm 0,5% kim ngạch trong tổng kim ngạch nhập khẩu lên tới 175 tỷ USD/năm.
Tuy vậy, theo ông Lê Quang Lân, Phú Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, bên cạnh những cơ hội thì thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nhỏ, bởi trong gần 3 tỷ USD về cán cân thương mại hai chiều giữa hai nước, xuất khẩu sang Ấn Độ của Việt Nam mới chỉ chiếm trên 300 triệu USD và là con số rất khiêm tốn.
Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, khi thực thi AIFTA việc kiểm soát nhập siêu từ Ấn Độ sẽ khó khăn hơn khi thuế nhập khẩu sẽ từng bước giảm theo lộ trình. Hàng hóa nhập khẩu từ Ấn Độ sức cạnh tranh cũng không hề nhỏ do vừa phong phú về chủng loại, giá cả lại tương đối thấp.