Việt Nam, công xưởng mới của thế giới?
Sau Trung Quốc, Việt Nam đang nổi lên thành công xưởng của thế giới, sản xuất những mặt hàng có hàm lượng sức lao động cao
Mới đây, hãng tin kinh tế Bloomberg có đăng bài viết của tác giả Andy Mukherjee nhận định về cơ hội đầu tư trong lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam. VnEconomy xin giới thiệu tới độc giả bản lược dịch bài viết này.
Sau Trung Quốc, Việt Nam đang nổi lên thành công xưởng của thế giới, sản xuất những mặt hàng có hàm lượng sức lao động cao.
Ai cũng có thể nhận thấy điều này qua sự thay đổi trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Gạo và cà phê - hai mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam - đang giảm dần vai trò đối với nền kinh tế trị giá 61 tỷ USD này so với hàng dệt may. Xuất khẩu giày dép cũng đang dần đóng vai trò quan trọng hơn so với xuất khẩu thủy sản.
Một lĩnh vực xuất khẩu đang tăng trưởng nhanh khác của Việt Nam là đồ gỗ. Năm nay, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đã tăng 24% so với năm ngoái và đạt mức 2 tỷ USD.
James Koh, một doanh nhân người Singapore, có nhà máy tại Việt Nam chuyên sản xuất bàn ghế bán cho các khách hàng khắp thế giới, trong đó có chuỗi cửa hàng Pottery Barn ở Mỹ của tập đoàn Williams-Sonoma. Công ty Koda của ông Koh còn có các nhà máy ở Malaysia và Trung Quốc. Tuy nhiên, do chi phí sản xuất ở Việt Nam thấp hơn, công ty này đang có kế hoạch nâng công suất của nhà máy ở đây thêm 25%. “Giá nhân công ở Việt Nam chỉ bằng nửa so với ở Trung Quốc, trong khi năng suất lao động ở hai nước là ngang nhau”, ông Koh nói.
Bắt đầu từ năm tới, Chính phủ Việt Nam sẽ tăng lương tối thiểu trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Tp.HCM và Hà Nội thêm 13% lên mức 1 triệu đồng. Theo ông Koh, đây vẫn là một mức lương khá mềm.
Trong vòng 6 tháng qua, hàng hóa Trung Quốc ngày càng trở nên đắt đỏ hơn ở Mỹ. Điều này đem lại cho các nhà sản xuất Việt Nam một cơ hội để giành thị phần lớn hơn trên thị trường xuất khẩu lớn nhất này của họ. Việc Việt Nam gia nhập WTO đầu năm nay đã giúp hàng dệt may từ Việt Nam không còn bị áp đặt hạn ngạch tại thị trường Mỹ nữa. Cũng nhờ gia nhập WTO, lượng vốn FDI cam kết đổ vào Việt Nam trong năm nay đã tăng 37% lên mức 13 tỷ USD.
Rõ ràng, sức hấp dẫn lớn nhất của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài là lực lượng lao động. Độ tuổi trung bình của người Việt Nam là 25 tuổi. Lực lượng lao động của Việt Nam không chỉ trẻ mà còn có tỷ lệ biết đọc biết viết rất cao và có sức khỏe tốt. Tỷ lệ dân số bị suy dinh dưỡng ở Việt Nam đã giảm một nửa trong vòng 3 thập kỷ qua.
Những thách thức
Xét về tổng thể, Việt Nam đang trên con đường tiến tới sự thịnh vượng. Còn vào thời điểm hiện tại, cơ hội lớn hơn ở Việt Nam vẫn nằm ở lĩnh vực sản xuất. Mặc dù vậy, Việt Nam không nên tự mãn về điều này. Giá nhân công rẻ có thể giúp một quốc gia tham gia vào chuỗi cung cấp toàn cầu tương đối dễ dàng, nhưng quốc gia đó cần phải cố gắng nhiều để trụ lại.
Bởi thứ nhất, lượng vốn đầu tư vào công nghệ ở Việt Nam là quá ít, trong khi, nếu không có công nghệ, các nhà sản xuất khó có thể giành được những đơn đặt hàng lớn từ các hãng bán lẻ. Mỗi một dây chuyền lắp ráp đồ gỗ của Đài Loan mà công ty Koda sẽ đưa vào sử dụng trong nhà máy mới của hãng tại Việt Nam có giá là 300.000 USD.
Thứ hai, khách hàng châu Âu có các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường cao hơn đối với các hãng sản xuất. Chẳng hạn, theo ông Koh, khách hàng châu Âu đòi hỏi những tiêu chuẩn về môi trường ngày càng khắt khe hơn, chẳng hạn như hạn chế việc sử dụng vật liệu đóng gói, còn người Mỹ, trong khi đó lại đòi hỏi cao việc chứng thực nguồn gốc.
Quan trọng hơn cả, không cửa hàng bán lẻ nào ở châu Âu hay ở Mỹ muốn xảy ra một vụ scandal về bóc lột sức lao động nào tại bất cứ bộ phận nào trong các hãng cung cấp cho họ.
Cũng giống như ở hầu hết các nước đang phát triển khác, Việt Nam đang phải đối mặt với nạn tham nhũng và quan liêu. Việt Nam sẽ phải nỗ lực nhiều để cải thiện tình hình, thu hút thêm lượng vốn đầu tư cần thiết để người lao động ở đây có thể thay thế những chiếc xe máy hiện nay bằng những chiếc xe hơi trong tương lai.
Sau Trung Quốc, Việt Nam đang nổi lên thành công xưởng của thế giới, sản xuất những mặt hàng có hàm lượng sức lao động cao.
Ai cũng có thể nhận thấy điều này qua sự thay đổi trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Gạo và cà phê - hai mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam - đang giảm dần vai trò đối với nền kinh tế trị giá 61 tỷ USD này so với hàng dệt may. Xuất khẩu giày dép cũng đang dần đóng vai trò quan trọng hơn so với xuất khẩu thủy sản.
Một lĩnh vực xuất khẩu đang tăng trưởng nhanh khác của Việt Nam là đồ gỗ. Năm nay, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đã tăng 24% so với năm ngoái và đạt mức 2 tỷ USD.
James Koh, một doanh nhân người Singapore, có nhà máy tại Việt Nam chuyên sản xuất bàn ghế bán cho các khách hàng khắp thế giới, trong đó có chuỗi cửa hàng Pottery Barn ở Mỹ của tập đoàn Williams-Sonoma. Công ty Koda của ông Koh còn có các nhà máy ở Malaysia và Trung Quốc. Tuy nhiên, do chi phí sản xuất ở Việt Nam thấp hơn, công ty này đang có kế hoạch nâng công suất của nhà máy ở đây thêm 25%. “Giá nhân công ở Việt Nam chỉ bằng nửa so với ở Trung Quốc, trong khi năng suất lao động ở hai nước là ngang nhau”, ông Koh nói.
Bắt đầu từ năm tới, Chính phủ Việt Nam sẽ tăng lương tối thiểu trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Tp.HCM và Hà Nội thêm 13% lên mức 1 triệu đồng. Theo ông Koh, đây vẫn là một mức lương khá mềm.
Trong vòng 6 tháng qua, hàng hóa Trung Quốc ngày càng trở nên đắt đỏ hơn ở Mỹ. Điều này đem lại cho các nhà sản xuất Việt Nam một cơ hội để giành thị phần lớn hơn trên thị trường xuất khẩu lớn nhất này của họ. Việc Việt Nam gia nhập WTO đầu năm nay đã giúp hàng dệt may từ Việt Nam không còn bị áp đặt hạn ngạch tại thị trường Mỹ nữa. Cũng nhờ gia nhập WTO, lượng vốn FDI cam kết đổ vào Việt Nam trong năm nay đã tăng 37% lên mức 13 tỷ USD.
Rõ ràng, sức hấp dẫn lớn nhất của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài là lực lượng lao động. Độ tuổi trung bình của người Việt Nam là 25 tuổi. Lực lượng lao động của Việt Nam không chỉ trẻ mà còn có tỷ lệ biết đọc biết viết rất cao và có sức khỏe tốt. Tỷ lệ dân số bị suy dinh dưỡng ở Việt Nam đã giảm một nửa trong vòng 3 thập kỷ qua.
Những thách thức
Xét về tổng thể, Việt Nam đang trên con đường tiến tới sự thịnh vượng. Còn vào thời điểm hiện tại, cơ hội lớn hơn ở Việt Nam vẫn nằm ở lĩnh vực sản xuất. Mặc dù vậy, Việt Nam không nên tự mãn về điều này. Giá nhân công rẻ có thể giúp một quốc gia tham gia vào chuỗi cung cấp toàn cầu tương đối dễ dàng, nhưng quốc gia đó cần phải cố gắng nhiều để trụ lại.
Bởi thứ nhất, lượng vốn đầu tư vào công nghệ ở Việt Nam là quá ít, trong khi, nếu không có công nghệ, các nhà sản xuất khó có thể giành được những đơn đặt hàng lớn từ các hãng bán lẻ. Mỗi một dây chuyền lắp ráp đồ gỗ của Đài Loan mà công ty Koda sẽ đưa vào sử dụng trong nhà máy mới của hãng tại Việt Nam có giá là 300.000 USD.
Thứ hai, khách hàng châu Âu có các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường cao hơn đối với các hãng sản xuất. Chẳng hạn, theo ông Koh, khách hàng châu Âu đòi hỏi những tiêu chuẩn về môi trường ngày càng khắt khe hơn, chẳng hạn như hạn chế việc sử dụng vật liệu đóng gói, còn người Mỹ, trong khi đó lại đòi hỏi cao việc chứng thực nguồn gốc.
Quan trọng hơn cả, không cửa hàng bán lẻ nào ở châu Âu hay ở Mỹ muốn xảy ra một vụ scandal về bóc lột sức lao động nào tại bất cứ bộ phận nào trong các hãng cung cấp cho họ.
Cũng giống như ở hầu hết các nước đang phát triển khác, Việt Nam đang phải đối mặt với nạn tham nhũng và quan liêu. Việt Nam sẽ phải nỗ lực nhiều để cải thiện tình hình, thu hút thêm lượng vốn đầu tư cần thiết để người lao động ở đây có thể thay thế những chiếc xe máy hiện nay bằng những chiếc xe hơi trong tương lai.