“Việt Nam dần trở thành cửa ngõ quan trọng của ASEAN”
Việt Nam đang dần trở thành một cửa ngõ quan trọng để các nhà đầu tư quốc tế tiếp cận thị trường tại ASEAN
Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN - EU lần thứ ba, được tổ chức sáng 9/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, trong đó Cộng đồng kinh tế (AEC) là trụ cột trung tâm, là mục tiêu lớn nhất của ASEAN hiện nay và cũng là lĩnh vực mà ASEAN đã đạt nhiều kết quả được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá tích cực.
Thủ tướng cho rằng, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho sự lưu chuyển của dòng vốn đầu tư, trao đổi thương mại, tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh hiệu quả hơn và mang lại lợi ích lớn hơn cho trên 600 triệu người dân trong khu vực ASEAN.
Cùng với tiến trình xây dựng Cộng đồng kinh tế (AEC), ASEAN cũng đang nỗ lực để hội nhập sâu hơn, rộng hơn với các đối tác khu vực và toàn cầu, trong đó ASEAN luôn đề cao sự hợp tác quan trọng với EU vì mục tiêu phát triển bền vững và thịnh vượng chung.
Hiện nay hợp tác thương mại và đầu tư ASEAN - EU tiếp tục được mở rộng và tăng trưởng liên tục trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có rất nhiều khó khăn. EU là đối tác thương mại lớn thứ hai và tiếp tục là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của ASEAN, trong khi đó, ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU.
Về phần mình, với vai trò là quốc gia điều phối quan hệ hợp tác kinh tế ASEAN - EU, Việt Nam “luôn ủng hộ thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư ASEAN và EU ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và nâng lên tầm cao mới”.
Hiện nay, EU và một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam đang xúc tiến đàm phán hình thành các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương nhằm tạo dựng các nền tảng vững chắc hướng tới hợp tác toàn diện ASEAN – EU trong tương lai.
Việt Nam cũng đang dần trở thành một cửa ngõ quan trọng để các nhà đầu tư, kinh doanh quốc tế tiếp cận thị trường, mở rộng đầu tư tại ASEAN cũng như thị trường các khu vực thương mại tự do giữa ASEAN với các đối tác.
Trong khi đó, trong bài phát biểu của mình, Cao ủy Thương mại EU, ông Karel de Gucht cho rằng, ASEAN là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của EU và ngược lại. Nhiều doanh của EU có mặt tại hội nghị thể hiện sự coi trọng thị trường ASEAN.
Ông Karel de Gucht cũng nhấn mạnh rằng, hai bên cần xúc tiến mạnh mẽ các hoạt động thúc đẩy đầu tư, phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ các doanh nghiệp tạo ra giá trị, tăng trưởng, việc làm... phấn đấu đạt kết quả cao nhất mục tiêu chung mà 2 bên đã đề ra, hướng phía trước để tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư ASEAN –EU.
Ngay sau khai mạc, phiên họp chính của Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN - EU đã được tiến hành. Gần 700 doanh nghiệp đã tham gia và phát biểu trong các phiên họp thảo luận xung quanh 6 nhóm ngành chính bao gồm: dịch vụ tài chính, nông nghiệp, công nghệ thông tin - viễn thông, công nghiệp ôtô, cơ sở hạ tầng và dược phẩm - y tế.
Các phiên thảo luận cũng đã tập trung vào những khó khăn đặc biệt trong những vấn đề liên ngành nhằm giúp doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm thực tế để đảm bảo sự phát triển bền vững của ASEAN và EU. Cùng với đó là các kiến nghị liên quan đến môi trường đầu tư và kinh doanh.
Thủ tướng cho rằng, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho sự lưu chuyển của dòng vốn đầu tư, trao đổi thương mại, tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh hiệu quả hơn và mang lại lợi ích lớn hơn cho trên 600 triệu người dân trong khu vực ASEAN.
Cùng với tiến trình xây dựng Cộng đồng kinh tế (AEC), ASEAN cũng đang nỗ lực để hội nhập sâu hơn, rộng hơn với các đối tác khu vực và toàn cầu, trong đó ASEAN luôn đề cao sự hợp tác quan trọng với EU vì mục tiêu phát triển bền vững và thịnh vượng chung.
Hiện nay hợp tác thương mại và đầu tư ASEAN - EU tiếp tục được mở rộng và tăng trưởng liên tục trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có rất nhiều khó khăn. EU là đối tác thương mại lớn thứ hai và tiếp tục là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của ASEAN, trong khi đó, ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU.
Về phần mình, với vai trò là quốc gia điều phối quan hệ hợp tác kinh tế ASEAN - EU, Việt Nam “luôn ủng hộ thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư ASEAN và EU ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và nâng lên tầm cao mới”.
Hiện nay, EU và một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam đang xúc tiến đàm phán hình thành các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương nhằm tạo dựng các nền tảng vững chắc hướng tới hợp tác toàn diện ASEAN – EU trong tương lai.
Việt Nam cũng đang dần trở thành một cửa ngõ quan trọng để các nhà đầu tư, kinh doanh quốc tế tiếp cận thị trường, mở rộng đầu tư tại ASEAN cũng như thị trường các khu vực thương mại tự do giữa ASEAN với các đối tác.
Trong khi đó, trong bài phát biểu của mình, Cao ủy Thương mại EU, ông Karel de Gucht cho rằng, ASEAN là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của EU và ngược lại. Nhiều doanh của EU có mặt tại hội nghị thể hiện sự coi trọng thị trường ASEAN.
Ông Karel de Gucht cũng nhấn mạnh rằng, hai bên cần xúc tiến mạnh mẽ các hoạt động thúc đẩy đầu tư, phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ các doanh nghiệp tạo ra giá trị, tăng trưởng, việc làm... phấn đấu đạt kết quả cao nhất mục tiêu chung mà 2 bên đã đề ra, hướng phía trước để tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư ASEAN –EU.
Ngay sau khai mạc, phiên họp chính của Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN - EU đã được tiến hành. Gần 700 doanh nghiệp đã tham gia và phát biểu trong các phiên họp thảo luận xung quanh 6 nhóm ngành chính bao gồm: dịch vụ tài chính, nông nghiệp, công nghệ thông tin - viễn thông, công nghiệp ôtô, cơ sở hạ tầng và dược phẩm - y tế.
Các phiên thảo luận cũng đã tập trung vào những khó khăn đặc biệt trong những vấn đề liên ngành nhằm giúp doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm thực tế để đảm bảo sự phát triển bền vững của ASEAN và EU. Cùng với đó là các kiến nghị liên quan đến môi trường đầu tư và kinh doanh.