700 doanh nghiệp dự hội nghị thượng đỉnh kinh doanh ASEAN-EU
Hàng loạt kiến nghị liên quan đến môi trường đầu tư và kinh doanh sẽ được đưa ra tại các phiên họp
Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh ASEAN-EU lần thứ ba sẽ diễn ra vào ngày mai (9/3) tại Hà Nội với sự tham dự của các bộ trưởng kinh tế ASEAN, Cao ủy Thương mại EU và khoảng 700 đại diện doanh nghiệp tiêu biểu đến từ các nước ASEAN và EU.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ đọc diễn văn khai mạc sự kiện này, trong khi ông Karen de Gucht, Cao ủy Thương mại EU và ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN sẽ đọc các diễn văn chào mừng.
Về phía cộng đồng doanh nghiệp, các ông Preben Hjortlund, Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và ông Stefano Poli, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp EU - ASEAN sẽ có các phát biểu chính thức, trong khi các lãnh đạo doanh nghiệp cũng sẽ tham gia và phát biểu trong các phiên họp thảo luận xung quanh 6 nhóm ngành chính bao gồm nông nghiệp, công nghiệp ôtô, dịch vụ tài chính, công nghệ thông tin - viễn thông, cơ sở hạ tầng và dược phẩm - y tế.
Hàng loạt kiến nghị liên quan đến môi trường đầu tư và kinh doanh sẽ được đưa ra tại các phiên họp này và VnEconomy sẽ giới thiệu cụ thể về các kiến nghị đáng chú ý.
Quan hệ thương mại, đầu tư ASEAN - EU hiện được đánh giá là “đang trên đà phát triển tốt đẹp”, khi thương mại giữa ASEAN và EU tăng 12,6%, lên đến 234,8 tỷ USD năm 2011, trong đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào ASEAN tăng 7,2%, tổng cộng 18,2 tỷ USD. Năm 2012, EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN và tiếp tục là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của ASEAN.
Đối với Việt Nam, EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của và là thị trường xuất khẩu hàng đầu. Năm 2012, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt 29,1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 20,3 tỷ USD và nhập khẩu từ EU đạt 8,8 tỷ USD. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải sản.
EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2012, EU có 1781 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 33,4 tỷ USD. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp và xây dựng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ đọc diễn văn khai mạc sự kiện này, trong khi ông Karen de Gucht, Cao ủy Thương mại EU và ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN sẽ đọc các diễn văn chào mừng.
Về phía cộng đồng doanh nghiệp, các ông Preben Hjortlund, Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và ông Stefano Poli, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp EU - ASEAN sẽ có các phát biểu chính thức, trong khi các lãnh đạo doanh nghiệp cũng sẽ tham gia và phát biểu trong các phiên họp thảo luận xung quanh 6 nhóm ngành chính bao gồm nông nghiệp, công nghiệp ôtô, dịch vụ tài chính, công nghệ thông tin - viễn thông, cơ sở hạ tầng và dược phẩm - y tế.
Hàng loạt kiến nghị liên quan đến môi trường đầu tư và kinh doanh sẽ được đưa ra tại các phiên họp này và VnEconomy sẽ giới thiệu cụ thể về các kiến nghị đáng chú ý.
Quan hệ thương mại, đầu tư ASEAN - EU hiện được đánh giá là “đang trên đà phát triển tốt đẹp”, khi thương mại giữa ASEAN và EU tăng 12,6%, lên đến 234,8 tỷ USD năm 2011, trong đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào ASEAN tăng 7,2%, tổng cộng 18,2 tỷ USD. Năm 2012, EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN và tiếp tục là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của ASEAN.
Đối với Việt Nam, EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của và là thị trường xuất khẩu hàng đầu. Năm 2012, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt 29,1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 20,3 tỷ USD và nhập khẩu từ EU đạt 8,8 tỷ USD. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải sản.
EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2012, EU có 1781 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 33,4 tỷ USD. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp và xây dựng.