Việt Nam đứng nhì thế giới về chỉ số hạnh phúc
Theo bản báo cáo của NEF, chỉ số hạnh phúc năm 2012 của Việt Nam là 60,4, tăng 3 bậc so với năm 2009
Mới đây, Quỹ Kinh tế mới (NEF), tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Anh quốc, đã công bố báo cáo về Chỉ số Hạnh phúc toàn cầu (HPI) năm 2012. Trong số 151 quốc gia và vùng lãnh thổ được NEF khảo sát, Costa Rica đứng đầu và ngay sau đó là Việt Nam.
Theo bản báo cáo của NEF, chỉ số HPI của Việt Nam là 60,4, tăng 3 bậc so với năm 2009. Xếp trên Việt Nam là Costa Rica với chỉ số HPI là 64. Quốc gia Trung Mỹ này tiếp tục duy trì vị trí dẫn dầu như cách đây ba năm. Chỉ số này được đánh giá dựa trên ba tiêu chí gồm mức độ hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình và dấu chân sinh thái.
Chỉ số HPI được tính bằng công thức chỉ số hài lòng cuộc sống nhân với tuổi thọ trung bình, rồi đem chia cho chỉ số dấu ấn sinh thái (EF - chỉ số chuyên dùng để đánh giá nhu cầu của con người đối với hệ sinh thái trên trái đất). Như vậy, HPI phụ thuộc phần lớn vào chỉ số dấu ấn sinh thái. Nếu dấu ấn sinh thái càng nhỏ thì chỉ số HPI càng cao.
Để đo lường độ hài lòng cuộc sống, NEF sử dụng các câu hỏi khảo sát của tổ chức Gallup, người tham gia sẽ đưa ra câu trả lời định lượng trong thang điểm từ 0 - 10 (càng lớn càng tốt). Về tuổi thọ trung bình, NEF sử dụng số liệu từ Báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc năm 2011, chỉ số EF là từ tổ chức Global Footprint Network.
Một điều đáng chú ý trong báo cáo NEF năm 2012 là ngoại trừ Việt Nam, các vị trí còn lại trong top 10 nước dẫn đầu về chỉ số HPI đều là những quốc gia ở Nam Mỹ và Trung Mỹ, tương tự như bảng xếp hạng năm 2009. Ở dưới đáy của bảng xếp hạng HPI 2012 là các nước thuộc khu vực châu Phi và Trung Đông, như Qatar, Botswana, Chad.
10 nước có chỉ số HPI cao nhất gồm:
Theo bản báo cáo của NEF, chỉ số HPI của Việt Nam là 60,4, tăng 3 bậc so với năm 2009. Xếp trên Việt Nam là Costa Rica với chỉ số HPI là 64. Quốc gia Trung Mỹ này tiếp tục duy trì vị trí dẫn dầu như cách đây ba năm. Chỉ số này được đánh giá dựa trên ba tiêu chí gồm mức độ hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình và dấu chân sinh thái.
Chỉ số HPI được tính bằng công thức chỉ số hài lòng cuộc sống nhân với tuổi thọ trung bình, rồi đem chia cho chỉ số dấu ấn sinh thái (EF - chỉ số chuyên dùng để đánh giá nhu cầu của con người đối với hệ sinh thái trên trái đất). Như vậy, HPI phụ thuộc phần lớn vào chỉ số dấu ấn sinh thái. Nếu dấu ấn sinh thái càng nhỏ thì chỉ số HPI càng cao.
Để đo lường độ hài lòng cuộc sống, NEF sử dụng các câu hỏi khảo sát của tổ chức Gallup, người tham gia sẽ đưa ra câu trả lời định lượng trong thang điểm từ 0 - 10 (càng lớn càng tốt). Về tuổi thọ trung bình, NEF sử dụng số liệu từ Báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc năm 2011, chỉ số EF là từ tổ chức Global Footprint Network.
Một điều đáng chú ý trong báo cáo NEF năm 2012 là ngoại trừ Việt Nam, các vị trí còn lại trong top 10 nước dẫn đầu về chỉ số HPI đều là những quốc gia ở Nam Mỹ và Trung Mỹ, tương tự như bảng xếp hạng năm 2009. Ở dưới đáy của bảng xếp hạng HPI 2012 là các nước thuộc khu vực châu Phi và Trung Đông, như Qatar, Botswana, Chad.
10 nước có chỉ số HPI cao nhất gồm: