Việt Nam hoàn thành trọng trách tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc
Vị thế của Việt Nam sau hai năm đã tăng lên, các mối quan hệ song phương mới được thiết lập
Trong tuần này, Việt Nam sẽ kết thúc vai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, vào ngày 31/12. Sáng hôm nay, 29/12, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo để thông báo những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ hai năm vừa qua.
“Vị thế của Việt Nam sau hai năm đã tăng lên, các mối quan hệ song phương mới được thiết lập. Các cơ chế quan hệ quốc tế được xây dựng trong thời gian qua sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới”, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khái quát lại những cái được đáng chú ý nhất trong nhiệm kỳ của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Trở lại với thời điểm tháng 10 của hai năm về trước, việc Việt Nam được Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 62 bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an với số phiếu cao ngay từ vòng bỏ phiếu đầu tiên thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với thành tựu đổi mới, vị thế, cũng như sự trông đợi của quốc tế đối với đóng góp của Việt Nam vào công việc chung của Hội đồng.
Trước sự trông đợi của cộng đồng quốc tế, nhiệm vụ của Việt Nam càng nặng nề hơn. Theo Thứ trưởng Minh, thách thức nhất đối với Việt Nam trong hai năm vừa qua là tình hình quốc tế có nhiều chuyển biến; xung đột, khủng hoảng tiếp tục nổ ra ở nhiều nơi.
Hội đồng Bảo an trong hai năm qua đã có khối lượng công việc lớn, với hơn 1.500 cuộc họp các cấp (trung bình 2,5 cuộc/ngày), thông qua 113 nghị quyết, 165 tuyên bố chủ tịch và tuyên bố báo chí thuộc trên 50 đề mục của chương trình nghị sự.
Cũng trong thời gian này, Hội đồng đã xử lý nhiều vấn đề phức tạp như Kosovo, hạt nhân của Iran, hòa bình Trung Đông, cuộc chiến Nam Ossetia/Abkhazia… Trong khu vực nổi lên các vấn đề như hạt nhân tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Mianmar… đòi hỏi các thành viên phải có cơ chế quyết sách kịp thời, trong khi đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia.
Những hoạt động đáng chú ý trong nhiệm kỳ tại Hội đồng Bảo an của Việt Nam thể hiện sâu sắc nhất ở cả hai lần giữ vai trò Chủ tịch tháng. Lần vào tháng Bảy, Việt Nam nhận nhiệm vụ nặng nề, phải hoàn thành báo cáo một năm của Hội đồng.
“Báo cáo do Việt Nam thực hiện được sự tham khảo rộng rãi của các nước và được đánh giá cao”, Thứ trưởng Minh cho biết.
Thêm lần giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an vào tháng 10, Việt Nam đã tổ chức được nhiều thảo luận mở về vấn đề hòa bình Trung Đông; các vấn đề của khu vực Châu Phi; quan tâm thúc đẩy giải quyết hòa bình các vấn đề ở Châu Á mà Việt Nam là đại diện...
Cũng trong nhiệm kỳ này, Việt Nam đã chủ trì soạn thảo, thương lượng giúp Hội đồng Bảo an thông qua một nghị quyết về phụ nữ và hòa bình an ninh.
Hai năm qua, Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, tham gia chủ động, thể hiện lập trường độc lập tự chủ, đóng góp xây dựng, hợp tác và có trách nhiệm, khéo léo xử lý khi có vấn đề khác biệt giữa các thành viên, có nhiều sáng kiến và đóng góp vào hoạt động của Hội đồng Bảo an.
Chúng ta đã tận dụng khá tốt hai năm vừa qua. Nhiều mối quan hệ song phương được xây dựng, cơ chế đối thoại cấp chính phủ, cấp bộ ngoại giao… được triển khai thường xuyên hơn. Quan hệ kinh tế được mở rộng, cũng là một thành công của Việt Nam, Thứ trưởng Minh kết luận.
“Vị thế của Việt Nam sau hai năm đã tăng lên, các mối quan hệ song phương mới được thiết lập. Các cơ chế quan hệ quốc tế được xây dựng trong thời gian qua sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới”, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khái quát lại những cái được đáng chú ý nhất trong nhiệm kỳ của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Trở lại với thời điểm tháng 10 của hai năm về trước, việc Việt Nam được Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 62 bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an với số phiếu cao ngay từ vòng bỏ phiếu đầu tiên thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với thành tựu đổi mới, vị thế, cũng như sự trông đợi của quốc tế đối với đóng góp của Việt Nam vào công việc chung của Hội đồng.
Trước sự trông đợi của cộng đồng quốc tế, nhiệm vụ của Việt Nam càng nặng nề hơn. Theo Thứ trưởng Minh, thách thức nhất đối với Việt Nam trong hai năm vừa qua là tình hình quốc tế có nhiều chuyển biến; xung đột, khủng hoảng tiếp tục nổ ra ở nhiều nơi.
Hội đồng Bảo an trong hai năm qua đã có khối lượng công việc lớn, với hơn 1.500 cuộc họp các cấp (trung bình 2,5 cuộc/ngày), thông qua 113 nghị quyết, 165 tuyên bố chủ tịch và tuyên bố báo chí thuộc trên 50 đề mục của chương trình nghị sự.
Cũng trong thời gian này, Hội đồng đã xử lý nhiều vấn đề phức tạp như Kosovo, hạt nhân của Iran, hòa bình Trung Đông, cuộc chiến Nam Ossetia/Abkhazia… Trong khu vực nổi lên các vấn đề như hạt nhân tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Mianmar… đòi hỏi các thành viên phải có cơ chế quyết sách kịp thời, trong khi đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia.
Những hoạt động đáng chú ý trong nhiệm kỳ tại Hội đồng Bảo an của Việt Nam thể hiện sâu sắc nhất ở cả hai lần giữ vai trò Chủ tịch tháng. Lần vào tháng Bảy, Việt Nam nhận nhiệm vụ nặng nề, phải hoàn thành báo cáo một năm của Hội đồng.
“Báo cáo do Việt Nam thực hiện được sự tham khảo rộng rãi của các nước và được đánh giá cao”, Thứ trưởng Minh cho biết.
Thêm lần giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an vào tháng 10, Việt Nam đã tổ chức được nhiều thảo luận mở về vấn đề hòa bình Trung Đông; các vấn đề của khu vực Châu Phi; quan tâm thúc đẩy giải quyết hòa bình các vấn đề ở Châu Á mà Việt Nam là đại diện...
Cũng trong nhiệm kỳ này, Việt Nam đã chủ trì soạn thảo, thương lượng giúp Hội đồng Bảo an thông qua một nghị quyết về phụ nữ và hòa bình an ninh.
Hai năm qua, Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, tham gia chủ động, thể hiện lập trường độc lập tự chủ, đóng góp xây dựng, hợp tác và có trách nhiệm, khéo léo xử lý khi có vấn đề khác biệt giữa các thành viên, có nhiều sáng kiến và đóng góp vào hoạt động của Hội đồng Bảo an.
Chúng ta đã tận dụng khá tốt hai năm vừa qua. Nhiều mối quan hệ song phương được xây dựng, cơ chế đối thoại cấp chính phủ, cấp bộ ngoại giao… được triển khai thường xuyên hơn. Quan hệ kinh tế được mở rộng, cũng là một thành công của Việt Nam, Thứ trưởng Minh kết luận.