“Việt Nam không có nhu cầu vay vốn IMF, ASEAN+3”
Chính phủ Việt Nam khẳng định không có nhu cầu vay nguồn vốn của IMF cũng như của ASEAN+3
“Với điều kiện kinh tế vĩ mô, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, niềm tin thị trường tích cực như hiện nay, Chính phủ Việt Nam khẳng định không có nhu cầu vay nguồn vốn của IMF cũng như của ASEAN+3 để xử lý các vấn đề kinh tế trong nước”.
Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời TTXVN, sau khi có thông tin về phát biểu của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 20 tại Vladivostok (Nga): “Indonesia và các nước thành viên ASEAN khác sẵn sàng giúp Việt Nam vượt qua khủng hoảng, để Việt Nam không phải tìm kiếm gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)”.
Theo thỏa thuận về đa phương hoá Sáng kiến Chiang Mai (CMIM) mà Việt Nam là thành viên, các nước thành viên đều có quyền tiếp cận nguồn vốn này khi có nhu cầu trợ giúp khó khăn khẩn cấp về cán cân thanh toán và thanh khoản ngoại tệ trong ngắn hạn nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, từ đầu năm 2012 đến nay, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang có nhiều chuyển biến tích cực. Lạm phát 8 tháng đầu năm đã được kiềm chế ở mức 2,86% và dự báo cả năm khoảng 6%. Cán cân vãng lai thặng dư trên 6 tỷ USD; cán cân thanh toán tổng thể thặng dư khoảng 8 tỷ USD; dự trữ ngoại hối nhà nước tăng gấp đôi so với đầu năm; thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định; xuất khẩu tăng gần 20%, nhập siêu ở mức gần 1% so tổng kim ngạch xuất khẩu. Tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, dự kiến cả năm 2012, tăng trưởng khoảng 5,5%.
Thủ tướng cũng cho biết, tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và khu vực ngân hàng nói riêng đã đạt những kết quả tích cực bước đầu. Những kết quả nêu trên và định hướng chính sách vĩ mô của Chính phủ đã được thị trường và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Mặt khác, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì quan hệ chặt chẽ, trong khuôn khổ hợp tác với IMF và ASEAN+3, bao gồm cả các hoạt động giám sát kinh tế vĩ mô định kỳ.
Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời TTXVN, sau khi có thông tin về phát biểu của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 20 tại Vladivostok (Nga): “Indonesia và các nước thành viên ASEAN khác sẵn sàng giúp Việt Nam vượt qua khủng hoảng, để Việt Nam không phải tìm kiếm gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)”.
Theo thỏa thuận về đa phương hoá Sáng kiến Chiang Mai (CMIM) mà Việt Nam là thành viên, các nước thành viên đều có quyền tiếp cận nguồn vốn này khi có nhu cầu trợ giúp khó khăn khẩn cấp về cán cân thanh toán và thanh khoản ngoại tệ trong ngắn hạn nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, từ đầu năm 2012 đến nay, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang có nhiều chuyển biến tích cực. Lạm phát 8 tháng đầu năm đã được kiềm chế ở mức 2,86% và dự báo cả năm khoảng 6%. Cán cân vãng lai thặng dư trên 6 tỷ USD; cán cân thanh toán tổng thể thặng dư khoảng 8 tỷ USD; dự trữ ngoại hối nhà nước tăng gấp đôi so với đầu năm; thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định; xuất khẩu tăng gần 20%, nhập siêu ở mức gần 1% so tổng kim ngạch xuất khẩu. Tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, dự kiến cả năm 2012, tăng trưởng khoảng 5,5%.
Thủ tướng cũng cho biết, tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và khu vực ngân hàng nói riêng đã đạt những kết quả tích cực bước đầu. Những kết quả nêu trên và định hướng chính sách vĩ mô của Chính phủ đã được thị trường và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Mặt khác, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì quan hệ chặt chẽ, trong khuôn khổ hợp tác với IMF và ASEAN+3, bao gồm cả các hoạt động giám sát kinh tế vĩ mô định kỳ.