Việt Nam - Kuwait nhấn mạnh hợp tác kinh tế
Hợp tác kinh tế là chủ đề thảo luận chính trong chuyến thăm của Thủ tướng Kuwait đến Việt Nam
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Nhà nước Kuwait Sheik Nasser Al - Mohammad Al ahmad Al- sabah thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ 23-25/5/2007.
Hợp tác kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư, thương mại và lao động là những vấn đề chính được thảo luận giữa các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước.
Sau lễ đón chính thức, hai vị Thủ tướng và đại diện các bộ, ngành hai bên đã tiến hành hội đàm. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá đây là cơ hội tốt để hai bên trực tiếp trao đổi ý kiến nhằm củng cố quan hệ hợp tác giữa hai nước. Thủ tướng bày tỏ sự cảm ơn trước tình cảm chân thành và tầm quan trọng mà Nhà nước Kuwait dành cho Việt Nam khi chọn Việt Nam là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du một số nước châu Á lần này của Thủ tướng Sheikh Nasser Al-Mohammad Al ahmad Al- sabah. Đây là đoàn cấp cao đầu tiên của Kuwait đến Việt Nam.
Ngay sau hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký kết 3 văn kiện hợp tác cấp Nhà nước, bao gồm Nghị định thư giữa hai chính phủ về việc thành lập Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật; Hiệp định giữa hai chính phủ về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau; Thoả thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Kuwait.
Chiều cùng ngày, đoàn Thủ tướng Nhà nước Kuwait đã hội kiến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng.
Những năm gần đây, Kuwait nói riêng và các nước Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) nói chung có xu hướng đầu tư sang châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản), gần đây là Việt Nam.
Với thế mạnh về dầu lửa, Kuwait xuất khẩu mạnh các mặt hàng dầu và các sản phẩm hóa dầu, phân bón và nhập khẩu chủ yếu là thực phẩm, vật liệu xây dựng, máy móc và đồ may mặc.Đến nay, thông qua "Quỹ Kuwait phát triển kinh tế Arab", Kuwait đã cho Việt Nam vay tổng cộng hơn 100 triệu USD để đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
Hai nước đã ký: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật (ký ngày 3/5/1995), Hiệp định thương mại (ký ngày 3/5/1995), Hiệp định vận chuyển hàng không (ký ngày 9/5/2001), Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (6/2005).
Kuwait cũng đang xem xét khả năng đầu tư khoảng 500 triệu USD vào Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn. Năm 2006, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 380 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2002. Hàng hóa xuất của Việt Nam xuất sang Kuwait chủ yếu là: dệt may, hải sản, đồ gỗ, máy vi tính, điện tử, hạt tiêu, giày dép, gốm sứ... và hàng nhập chủ yếu là dầu DO, phân urê, chất dẻo nguyên liệu, vải các loại…
Hợp tác kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư, thương mại và lao động là những vấn đề chính được thảo luận giữa các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước.
Sau lễ đón chính thức, hai vị Thủ tướng và đại diện các bộ, ngành hai bên đã tiến hành hội đàm. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá đây là cơ hội tốt để hai bên trực tiếp trao đổi ý kiến nhằm củng cố quan hệ hợp tác giữa hai nước. Thủ tướng bày tỏ sự cảm ơn trước tình cảm chân thành và tầm quan trọng mà Nhà nước Kuwait dành cho Việt Nam khi chọn Việt Nam là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du một số nước châu Á lần này của Thủ tướng Sheikh Nasser Al-Mohammad Al ahmad Al- sabah. Đây là đoàn cấp cao đầu tiên của Kuwait đến Việt Nam.
Ngay sau hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký kết 3 văn kiện hợp tác cấp Nhà nước, bao gồm Nghị định thư giữa hai chính phủ về việc thành lập Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật; Hiệp định giữa hai chính phủ về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau; Thoả thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Kuwait.
Chiều cùng ngày, đoàn Thủ tướng Nhà nước Kuwait đã hội kiến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng.
Những năm gần đây, Kuwait nói riêng và các nước Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) nói chung có xu hướng đầu tư sang châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản), gần đây là Việt Nam.
Với thế mạnh về dầu lửa, Kuwait xuất khẩu mạnh các mặt hàng dầu và các sản phẩm hóa dầu, phân bón và nhập khẩu chủ yếu là thực phẩm, vật liệu xây dựng, máy móc và đồ may mặc.Đến nay, thông qua "Quỹ Kuwait phát triển kinh tế Arab", Kuwait đã cho Việt Nam vay tổng cộng hơn 100 triệu USD để đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
Hai nước đã ký: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật (ký ngày 3/5/1995), Hiệp định thương mại (ký ngày 3/5/1995), Hiệp định vận chuyển hàng không (ký ngày 9/5/2001), Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (6/2005).
Kuwait cũng đang xem xét khả năng đầu tư khoảng 500 triệu USD vào Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn. Năm 2006, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 380 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2002. Hàng hóa xuất của Việt Nam xuất sang Kuwait chủ yếu là: dệt may, hải sản, đồ gỗ, máy vi tính, điện tử, hạt tiêu, giày dép, gốm sứ... và hàng nhập chủ yếu là dầu DO, phân urê, chất dẻo nguyên liệu, vải các loại…