Việt Nam là thị trường sơ khai tiềm năng nhất thế giới
Trong xếp hạng thị trường sơ khai (frontier market) tiềm năng nhất do hãng tin Bloomberg thực hiện, Việt Nam đứng ở vị trí số 1
Trong xếp hạng thị trường sơ khai (frontier market) tiềm năng nhất dành cho các nhà đầu tư quốc tế do hãng tin tài chính Bloomberg thực hiện, Việt Nam đứng ở vị trí số 1.
Tạp chí thị trường Bloomberg Markets vừa công bố xếp hạng lần đầu những thị trường mới nổi (emerging market) và thị trường sơ khai tiềm năng nhất thế giới. Theo kết quả đưa ra, Việt Nam dẫn đầu nhóm 15 thị trường sơ khai nhiều hứa hẹn nhất, trong khi Trung Quốc chiếm vị trí đầu bảng ở xếp hạng các thị trường mới nổi triển vọng nhất.
Xếp hạng này được thực hiện dựa trên việc phân tích và cho điểm các yếu tố như tăng trưởng kinh tế được dự báo trong thời gian từ 2012-2016, mức lạm phát bình quân, nợ công, hệ số giá/thu nhập (P/E) của thị trường chứng khoán, mức độ biến động tỷ giá trong 3 năm qua, mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh... Các số liệu được lấy từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), cơ sở dữ liệu của Bloomberg…
Tổng điểm của Việt Nam trong xếp hạng là 71,4 điểm, so với mức 66,9 điểm của quốc gia về nhì Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và mức 61,4 điểm của quốc gia ở vị trí thứ 3 Bulgaria. GDP của Việt Nam được dự báo đạt tổng mức tăng 31,5% trong thời gian từ 2012-2016, tỷ lệ lạm phát bình quân mỗi năm là 6,8%, nợ công trung bình 46,3% GDP.
Theo Bloomberg, mặc dù có tỷ lệ lạm phát được IMF dự báo sẽ thuộc hàng cao nhất trong số các quốc gia nằm trong xếp hạng, Việt Nam vẫn chiếm vị trí số 1 nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Nhiều quốc gia vùng Vịnh như UAE, Kuwait, Qatar… cũng nằm trong xếp hạng, nhưng bị đánh giá thấp hơn Việt Nam do sự phụ thuộc mạnh vào hoạt động xuất khẩu dầu lửa.
Các chiến lược gia chứng khoán thị trường mới nổi và sơ khai có cái nhìn khá lạc quan về triển vọng năm 2012.
Trả lời phỏng vấn Bloomberg, ông Geoffrey Dennis, người đứng đầu bộ phận chiến lược thị trường mới nổi của Citigroup tại New York dự báo chỉ số MSCI của các thị trường chứng khoán mới nổi sẽ tăng 32% trong năm nay, chủ yếu nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng của Trung Quốc.
“Việc các nhà đầu tư trở lại các thị trường này chỉ là vấn đề thời gian. Sẽ đến lúc họ nhận thấy những cơ hội, bất chấp rủi ro”, ông Antoine van Agtmael, nhà quản lý quỹ đầu tư trị giá 7,4 tỷ USD dành cho các thị trường mới nổi thuộc công ty Ashmore EMM LLC ở Arlington, Virginia, Mỹ, nhận xét.
Theo số liệu mà Bloomberg đưa ra, chứng khoán ở Việt Nam đang vào hàng rẻ nhất trong số các thị trường sơ khai nằm trong xếp hạng. P/E của Việt Nam tính đế ngày 31/12/2011 là 7,19 lần, chỉ cao hơn mức 6,72 lần của Romania và 4,21 lần của Croatia trong số 15 nước thuộc xếp hạng.
Dưới đây là xếp hạng 15 thị trường sơ khai tiềm năng nhất do Bloomberg thực hiện, trong ngoặc là tổng điểm của quốc gia đó:
1. Việt Nam (71,4)
2. UAE (66,9)
3. Bulgaria (61,4)
4. Romania (61,4)
5. Kuwait (60,2)
6. Kazakhstan (59,3)
7. Qatar (58,5)
8. Serbia (58,2)
9. Bahrain (56,2)
10. Tunisia (56,1)
11. Botswana (55,0)
12. Oman (54,9)
13. Croatia (52,0)
14. Kenya (49,7)
15. Ukraine (45,9)
Còn đây là xếp hạng 15 thị trường mới tiềm năng nhất do Bloomberg thực hiện, trong ngoặc là tổng điểm của quốc gia đó:
1. Trung Quốc (80,2)
2. Thái Lan (63,5)
3. Peru (60,9)
4. Chile (56,5)
5. Malaysia (52,4)
6. Ba Lan (51,3)
7. Thổ Nhĩ Kỳ (50,9)
8. Nga (50,5)
9. Indoneisa (49,8)
10. Cộng hòa Czech (47,7)
11. Hungary (47,4)
12. Columbia (47,1)
13. Nam Phi (44,7)
14. Mexico (44,0)
15. Ấn Độ (42,3)
Tạp chí thị trường Bloomberg Markets vừa công bố xếp hạng lần đầu những thị trường mới nổi (emerging market) và thị trường sơ khai tiềm năng nhất thế giới. Theo kết quả đưa ra, Việt Nam dẫn đầu nhóm 15 thị trường sơ khai nhiều hứa hẹn nhất, trong khi Trung Quốc chiếm vị trí đầu bảng ở xếp hạng các thị trường mới nổi triển vọng nhất.
Xếp hạng này được thực hiện dựa trên việc phân tích và cho điểm các yếu tố như tăng trưởng kinh tế được dự báo trong thời gian từ 2012-2016, mức lạm phát bình quân, nợ công, hệ số giá/thu nhập (P/E) của thị trường chứng khoán, mức độ biến động tỷ giá trong 3 năm qua, mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh... Các số liệu được lấy từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), cơ sở dữ liệu của Bloomberg…
Tổng điểm của Việt Nam trong xếp hạng là 71,4 điểm, so với mức 66,9 điểm của quốc gia về nhì Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và mức 61,4 điểm của quốc gia ở vị trí thứ 3 Bulgaria. GDP của Việt Nam được dự báo đạt tổng mức tăng 31,5% trong thời gian từ 2012-2016, tỷ lệ lạm phát bình quân mỗi năm là 6,8%, nợ công trung bình 46,3% GDP.
Theo Bloomberg, mặc dù có tỷ lệ lạm phát được IMF dự báo sẽ thuộc hàng cao nhất trong số các quốc gia nằm trong xếp hạng, Việt Nam vẫn chiếm vị trí số 1 nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Nhiều quốc gia vùng Vịnh như UAE, Kuwait, Qatar… cũng nằm trong xếp hạng, nhưng bị đánh giá thấp hơn Việt Nam do sự phụ thuộc mạnh vào hoạt động xuất khẩu dầu lửa.
Các chiến lược gia chứng khoán thị trường mới nổi và sơ khai có cái nhìn khá lạc quan về triển vọng năm 2012.
Trả lời phỏng vấn Bloomberg, ông Geoffrey Dennis, người đứng đầu bộ phận chiến lược thị trường mới nổi của Citigroup tại New York dự báo chỉ số MSCI của các thị trường chứng khoán mới nổi sẽ tăng 32% trong năm nay, chủ yếu nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng của Trung Quốc.
“Việc các nhà đầu tư trở lại các thị trường này chỉ là vấn đề thời gian. Sẽ đến lúc họ nhận thấy những cơ hội, bất chấp rủi ro”, ông Antoine van Agtmael, nhà quản lý quỹ đầu tư trị giá 7,4 tỷ USD dành cho các thị trường mới nổi thuộc công ty Ashmore EMM LLC ở Arlington, Virginia, Mỹ, nhận xét.
Theo số liệu mà Bloomberg đưa ra, chứng khoán ở Việt Nam đang vào hàng rẻ nhất trong số các thị trường sơ khai nằm trong xếp hạng. P/E của Việt Nam tính đế ngày 31/12/2011 là 7,19 lần, chỉ cao hơn mức 6,72 lần của Romania và 4,21 lần của Croatia trong số 15 nước thuộc xếp hạng.
Dưới đây là xếp hạng 15 thị trường sơ khai tiềm năng nhất do Bloomberg thực hiện, trong ngoặc là tổng điểm của quốc gia đó:
1. Việt Nam (71,4)
2. UAE (66,9)
3. Bulgaria (61,4)
4. Romania (61,4)
5. Kuwait (60,2)
6. Kazakhstan (59,3)
7. Qatar (58,5)
8. Serbia (58,2)
9. Bahrain (56,2)
10. Tunisia (56,1)
11. Botswana (55,0)
12. Oman (54,9)
13. Croatia (52,0)
14. Kenya (49,7)
15. Ukraine (45,9)
Còn đây là xếp hạng 15 thị trường mới tiềm năng nhất do Bloomberg thực hiện, trong ngoặc là tổng điểm của quốc gia đó:
1. Trung Quốc (80,2)
2. Thái Lan (63,5)
3. Peru (60,9)
4. Chile (56,5)
5. Malaysia (52,4)
6. Ba Lan (51,3)
7. Thổ Nhĩ Kỳ (50,9)
8. Nga (50,5)
9. Indoneisa (49,8)
10. Cộng hòa Czech (47,7)
11. Hungary (47,4)
12. Columbia (47,1)
13. Nam Phi (44,7)
14. Mexico (44,0)
15. Ấn Độ (42,3)