“Việt Nam muốn cứu tăng trưởng, không dễ!”
Một chuyên gia nước ngoài cho rằng cải thiện tốc độ tăng trưởng đã bị suy giảm sẽ là một nhiệm vụ không dễ dàng đối với Việt Nam
Trong một bài viết vừa đăng trên báo Financial Times, chuyên gia kinh tế Jonathan Pincus cho rằng, cải thiện tốc độ tăng trưởng đã bị suy giảm sẽ là một nhiệm vụ không dễ dàng đối với Việt Nam. Cách nhìn của vị chuyên gia làm việc cho chương trình Việt Nam của trường Harvard Kennedy School và hiện phụ trách chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại Tp.HCM có phần thận trọng hơn so với những nhận định mà các nhà quan sát quốc tế khác về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay. VnEconomy xin giới thiệu nội dung bản lược dịch bài viết mang tựa đề “Hard grind for Vietnam” (tạm dịch: “Công việc khó cho Việt Nam”) này.
Đợt nới lỏng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian gần đây, được thực hiện trong bối cảnh lạm phát giảm mạnh, đã làm dấy lên những hy vọng rằng một thời kỳ tốt đẹp mới của nền kinh tế không còn quá xa. Tuy nhiên, tái khởi động tăng trưởng sẽ không diễn ra dễ dàng như thế.
Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam trong tháng 5 đã giảm xuống dưới mức 7% so với cùng kỳ năm trước, từ mức đỉnh 23% vào tháng 8 năm ngoái. Phản ứng trước sự đi xuống của lạm phát, Ngân hàng Nhà nước tuần trước cắt giảm lãi suất lần thứ 5 kể từ đầu năm, với lãi suất tái cấp vốn hạ về mức 10%. Trước đó, trong tháng 6, Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm trần lãi suất huy động từ 12% về 9%.
Chính phủ Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát thông qua sự phối hợp giữa thắt chặt mục tiêu tín dụng và tài khóa. Lãi suất của các khoản vay thương mại đã đạt đỉnh trên 20%, các dự án đầu tư công đã bị hoãn lại, những biện pháp xử phạt mạnh tay đã được áp dụng cho hoạt động giao dịch ngoại tệ “chợ đen”. Những biện pháp này đã giúp bình ổn giá cả và tỷ giá, nhưng cũng khiến tăng trưởng kinh tế suy giảm từ 6,8% trong năm 2010 xuống còn 4,4% trong 6 tháng đầu năm nay.
Các doanh nghiệp trong nước hy vọng, sự nới lỏng tín dụng sẽ cho phép họ đảo các khoản vay cũ và sẽ tiếp sinh lực cho thị trường bất động sản vốn đang là một “nạn nhân” lớn của sự thắt chặt tín dụng.
Tuy nhiên, quan điểm lạc quan này đã bỏ qua những khoản nợ khổng lồ mà các doanh nghiệp đã tích tụ trong khoảng thời gian 5 năm qua. Các công ty Việt Nam giờ nặng nợ đến nỗi việc giảm nợ sẽ mất thời gian hơn 1 năm, thậm chí là 2 năm.
Tỷ lệ của tín dụng ngân hàng so với GDP của Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi trong thời gian từ năm 2005-2010, từ mức 62% lên 136%. Đợt vay nợ ồ ạt đầu tiên chủ yếu là kết quả không được trù tính từ trước của những dòng vốn chảy mạnh vào Việt Nam trong các năm 2007 và 2008. Ngân hàng Nhà nước đã rơi vào thế bị động và không đủ mạnh tay trong việc hút tiền về, dẫn tới sự gia tăng của các khoản vay bằng đồng nội tệ.
Đợt tăng trưởng tín dụng thứ hai là có chủ đích. Đó là một phần trong một gói kích cầu của Chính phủ Việt Nam khi bóng đen khủng hoảng tài chính che phủ kinh tế toàn cầu vào năm 2009. Đến năm 2010, một gói kích thích quy mô nhỏ khác được tung ra nhằm tạo sự hưng phấn trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc vào tháng 1/2011.
Việc thắt chặt tín dụng diễn ra sau đó cho thấy các công ty Việt Nam đã trở nên phụ thuộc tới mức nào vào dòng vốn tín dụng dễ dãi. Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett có một câu nói đùa nổi tiếng rằng, thủy triều hạ là lúc mọi người biết ai đi bơi mà không mặc đồ bơi. Ở Việt Nam, có lẽ doanh nghiệp nào cũng trong tình trạng “đi bơi mà không mặc đồ bơi”.
Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 12 công ty nhà nước của Việt Nam đang gánh tổng số nợ 219 nghìn tỷ đồng, tương đương 10,5 tỷ USD. Trong đó, có 10 công ty có tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu vượt quá 10 lần. Vụ gây sửng sốt nhất là vào tháng 6 vừa qua, Chính phủ công bố thông tin về việc tập đoàn Vinalines đang nợ 2,1 tỷ USD, bên cạnh nắm giữ một đội tàu thuyền mất giá và buông lỏng quản lý tài chính tại các dự án phát triển cảng biển. Hai quan chức cao cấp của Vinalines đã bị bắt giữ, trong khi cựu chủ tịch của tập đoàn này còn đang bỏ trốn.
Giá như hoạt động vay nợ bất cẩn chỉ nằm trong khu vực quốc doanh, thì tình hình dù tệ cũng có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, ngay cả các công ty ngoài quốc doanh ở Việt Nam cũng đang ngập trong nợ nần. Những con nợ lớn nhất là các công ty bất động sản, nhưng ở những ngành khác đã xảy ra những vụ vỡ nợ “ngoạn mục”, trong đó đáng kể nhất là vụ vỡ nợ của công ty xuất khẩu thủy sản Bianfishco. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, một nửa thành viên của hiệp hội đang đối mặt nguy cơ phá sản và kêu gọi Chính phủ can thiệp, thiết lập mức giá tối thiểu, đồng thời tung cho một gói hỗ trợ 200 triệu USD. Báo chí Việt Nam cũng liên tục đăng tải những lời kêu gọi giúp đỡ tương tự từ các ngành khác.
Sau một thời gian cho vay thoải mái trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh, các ngân hàng giờ đây lâm cảnh thiếu vốn và bị nợ xấu đè nặng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình mới đây phát biểu trước Quốc hội rằng, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện tương đương 10% GDP. Phần lớn các nhà quan sát quốc tế đều cho rằng, con số 10% này, tuy đã là đáng báo động, vẫn chưa phản ánh đầy đủ thực tế nợ xấu trong các ngân hàng của Việt Nam.
Hiện các ngân hàng không còn đủ sức để tạo ra một cuộc bùng nổ tín dụng mới cho dù Chính phủ có nới lỏng mục tiêu tín dụng. Những ngân hàng cổ phần gặp khó khăn đang tìm mọi cách để thu hẹp quy mô của bảng cân đối kế toán và thấy ngày càng khó tìm nguồn vốn mới khi trần lãi suất huy động bị hạ xuống. Những ngân hàng mạnh hơn thì có tiền, nhưng lại đối mặt với một thị trường mà ở đó không có mấy khách hàng muốn vay tiền mà lại chưa đầm đìa nợ. Nhiều ngân hàng sẽ bằng lòng với việc tìm kiếm lợi nhuận từ trái phiếu chính phủ trong quá trình giảm dần nợ xấu.
Chính phủ Việt Nam hiện đang chuẩn bị vốn cho việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tốc độ của quá trình giảm nợ sẽ phụ thuộc nhiều vào việc kế hoạch tái cấu trúc này sẽ được thực hiện ra sao và được cấp vốn như thế nào.
Nhưng cho dù việc tái cấu trúc sẽ được thực hiện làm sao, thì đó cũng là một quá trình mất thời gian. Trong thời gian đó, sẽ còn có thêm những vụ vỡ nợ lớn, sẽ còn có thêm những nỗi đau. Mặc dù Việt Nam vẫn thường có sự điều chỉnh linh hoạt trước những thay đổi, những nỗ lực để đẩy nhanh tăng trưởng trong điều kiện hiện tại sẽ chỉ đồng nghĩa với sự trở lại của lạm phát và mất ổn định tỷ giá đồng tiền.
Thực hiện phá sản có trật tự sẽ giúp ích nhiều hơn là Chính phủ chìa tay cứu giúp. Sự can thiệp yếu ớt về pháp lý và chính trị có thể sẽ làm giảm tốc độ của quá trình giảm nợ. Theo báo cáo về môi trường kinh doanh mới nhất của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam xếp thứ 142/183 quốc gia ở tiêu chí về khắc phục khả năng thanh toán nợ. Nếu Chính phủ Việt Nam muốn giúp các doanh nghiệp, thì đây chính là một vị trí tốt để bắt đầu.
Đợt nới lỏng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian gần đây, được thực hiện trong bối cảnh lạm phát giảm mạnh, đã làm dấy lên những hy vọng rằng một thời kỳ tốt đẹp mới của nền kinh tế không còn quá xa. Tuy nhiên, tái khởi động tăng trưởng sẽ không diễn ra dễ dàng như thế.
Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam trong tháng 5 đã giảm xuống dưới mức 7% so với cùng kỳ năm trước, từ mức đỉnh 23% vào tháng 8 năm ngoái. Phản ứng trước sự đi xuống của lạm phát, Ngân hàng Nhà nước tuần trước cắt giảm lãi suất lần thứ 5 kể từ đầu năm, với lãi suất tái cấp vốn hạ về mức 10%. Trước đó, trong tháng 6, Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm trần lãi suất huy động từ 12% về 9%.
Chính phủ Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát thông qua sự phối hợp giữa thắt chặt mục tiêu tín dụng và tài khóa. Lãi suất của các khoản vay thương mại đã đạt đỉnh trên 20%, các dự án đầu tư công đã bị hoãn lại, những biện pháp xử phạt mạnh tay đã được áp dụng cho hoạt động giao dịch ngoại tệ “chợ đen”. Những biện pháp này đã giúp bình ổn giá cả và tỷ giá, nhưng cũng khiến tăng trưởng kinh tế suy giảm từ 6,8% trong năm 2010 xuống còn 4,4% trong 6 tháng đầu năm nay.
Các doanh nghiệp trong nước hy vọng, sự nới lỏng tín dụng sẽ cho phép họ đảo các khoản vay cũ và sẽ tiếp sinh lực cho thị trường bất động sản vốn đang là một “nạn nhân” lớn của sự thắt chặt tín dụng.
Tuy nhiên, quan điểm lạc quan này đã bỏ qua những khoản nợ khổng lồ mà các doanh nghiệp đã tích tụ trong khoảng thời gian 5 năm qua. Các công ty Việt Nam giờ nặng nợ đến nỗi việc giảm nợ sẽ mất thời gian hơn 1 năm, thậm chí là 2 năm.
Tỷ lệ của tín dụng ngân hàng so với GDP của Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi trong thời gian từ năm 2005-2010, từ mức 62% lên 136%. Đợt vay nợ ồ ạt đầu tiên chủ yếu là kết quả không được trù tính từ trước của những dòng vốn chảy mạnh vào Việt Nam trong các năm 2007 và 2008. Ngân hàng Nhà nước đã rơi vào thế bị động và không đủ mạnh tay trong việc hút tiền về, dẫn tới sự gia tăng của các khoản vay bằng đồng nội tệ.
Đợt tăng trưởng tín dụng thứ hai là có chủ đích. Đó là một phần trong một gói kích cầu của Chính phủ Việt Nam khi bóng đen khủng hoảng tài chính che phủ kinh tế toàn cầu vào năm 2009. Đến năm 2010, một gói kích thích quy mô nhỏ khác được tung ra nhằm tạo sự hưng phấn trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc vào tháng 1/2011.
Việc thắt chặt tín dụng diễn ra sau đó cho thấy các công ty Việt Nam đã trở nên phụ thuộc tới mức nào vào dòng vốn tín dụng dễ dãi. Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett có một câu nói đùa nổi tiếng rằng, thủy triều hạ là lúc mọi người biết ai đi bơi mà không mặc đồ bơi. Ở Việt Nam, có lẽ doanh nghiệp nào cũng trong tình trạng “đi bơi mà không mặc đồ bơi”.
Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 12 công ty nhà nước của Việt Nam đang gánh tổng số nợ 219 nghìn tỷ đồng, tương đương 10,5 tỷ USD. Trong đó, có 10 công ty có tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu vượt quá 10 lần. Vụ gây sửng sốt nhất là vào tháng 6 vừa qua, Chính phủ công bố thông tin về việc tập đoàn Vinalines đang nợ 2,1 tỷ USD, bên cạnh nắm giữ một đội tàu thuyền mất giá và buông lỏng quản lý tài chính tại các dự án phát triển cảng biển. Hai quan chức cao cấp của Vinalines đã bị bắt giữ, trong khi cựu chủ tịch của tập đoàn này còn đang bỏ trốn.
Giá như hoạt động vay nợ bất cẩn chỉ nằm trong khu vực quốc doanh, thì tình hình dù tệ cũng có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, ngay cả các công ty ngoài quốc doanh ở Việt Nam cũng đang ngập trong nợ nần. Những con nợ lớn nhất là các công ty bất động sản, nhưng ở những ngành khác đã xảy ra những vụ vỡ nợ “ngoạn mục”, trong đó đáng kể nhất là vụ vỡ nợ của công ty xuất khẩu thủy sản Bianfishco. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, một nửa thành viên của hiệp hội đang đối mặt nguy cơ phá sản và kêu gọi Chính phủ can thiệp, thiết lập mức giá tối thiểu, đồng thời tung cho một gói hỗ trợ 200 triệu USD. Báo chí Việt Nam cũng liên tục đăng tải những lời kêu gọi giúp đỡ tương tự từ các ngành khác.
Sau một thời gian cho vay thoải mái trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh, các ngân hàng giờ đây lâm cảnh thiếu vốn và bị nợ xấu đè nặng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình mới đây phát biểu trước Quốc hội rằng, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện tương đương 10% GDP. Phần lớn các nhà quan sát quốc tế đều cho rằng, con số 10% này, tuy đã là đáng báo động, vẫn chưa phản ánh đầy đủ thực tế nợ xấu trong các ngân hàng của Việt Nam.
Hiện các ngân hàng không còn đủ sức để tạo ra một cuộc bùng nổ tín dụng mới cho dù Chính phủ có nới lỏng mục tiêu tín dụng. Những ngân hàng cổ phần gặp khó khăn đang tìm mọi cách để thu hẹp quy mô của bảng cân đối kế toán và thấy ngày càng khó tìm nguồn vốn mới khi trần lãi suất huy động bị hạ xuống. Những ngân hàng mạnh hơn thì có tiền, nhưng lại đối mặt với một thị trường mà ở đó không có mấy khách hàng muốn vay tiền mà lại chưa đầm đìa nợ. Nhiều ngân hàng sẽ bằng lòng với việc tìm kiếm lợi nhuận từ trái phiếu chính phủ trong quá trình giảm dần nợ xấu.
Chính phủ Việt Nam hiện đang chuẩn bị vốn cho việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tốc độ của quá trình giảm nợ sẽ phụ thuộc nhiều vào việc kế hoạch tái cấu trúc này sẽ được thực hiện ra sao và được cấp vốn như thế nào.
Nhưng cho dù việc tái cấu trúc sẽ được thực hiện làm sao, thì đó cũng là một quá trình mất thời gian. Trong thời gian đó, sẽ còn có thêm những vụ vỡ nợ lớn, sẽ còn có thêm những nỗi đau. Mặc dù Việt Nam vẫn thường có sự điều chỉnh linh hoạt trước những thay đổi, những nỗ lực để đẩy nhanh tăng trưởng trong điều kiện hiện tại sẽ chỉ đồng nghĩa với sự trở lại của lạm phát và mất ổn định tỷ giá đồng tiền.
Thực hiện phá sản có trật tự sẽ giúp ích nhiều hơn là Chính phủ chìa tay cứu giúp. Sự can thiệp yếu ớt về pháp lý và chính trị có thể sẽ làm giảm tốc độ của quá trình giảm nợ. Theo báo cáo về môi trường kinh doanh mới nhất của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam xếp thứ 142/183 quốc gia ở tiêu chí về khắc phục khả năng thanh toán nợ. Nếu Chính phủ Việt Nam muốn giúp các doanh nghiệp, thì đây chính là một vị trí tốt để bắt đầu.