Việt Nam sẽ tiếp tục thanh lọc công ty chứng khoán
“Có những công ty cả tháng chỉ giao dịch vài trăm ngàn đồng, chúng tôi cũng không hiểu công ty sống bằng gì?”
Bên cạnh sự cải thiện kết quả kinh doanh của khối công ty chứng khoán trong nước 3 quý đầu năm, vẫn là sự tập trung thị phần không cân đối. Yếu tố thị trường đang sử dụng sức mạnh của nó để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc hệ thống trung gian này.
Tại hội nghị thành viên do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) tổ chức ngày 29/11, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết quá trình tái cấu trúc các công ty chứng khoán sẽ vẫn tiếp tục theo các cơ chế thị trường, không dùng vốn ngân sách.
Lợi nhuận phân hóa
Theo tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2014 của khối các công ty chứng khoán, kết quả hoạt động tương đối tốt và đặc biệt khởi sắc so với năm 2013.
Cụ thể, nếu như cùng kỳ 9 tháng năm 2013, có tới 70% các công ty chứng khoán báo lỗ thì 9 tháng năm 2014 đã có 78% công ty báo lãi. Số 20% công ty báo lỗ tổng cộng khoảng 36 tỷ đồng.
Lợi nhuận của các công ty trong 9 tháng đạt 2.828 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ. Chỉ số lợi nhuận trên vốn (ROE) bình quân 9 tháng đạt 7,1% trong khi 9 tháng 2013 chỉ đạt 5,81%.
Đánh giá tổng hợp về bức tranh lợi nhuận nói trên, ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, thay vì sự phát triển tập trung vào hoạt động môi giới, tự doanh như trước kia, các mảng nghiệp vụ khác đã phát triển hơn, trong đó đặc biệt là tư vấn, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Số hợp đồng tư vấn của các công ty chứng khoán hiện nay là gần 5.000 hợp đồng, gồm tư vấn tài chính, tư vấn tái cấu trúc..., tăng 30% so với năm ngoái.
Đặc biệt, các công ty chứng khoán đã làm tốt nhiệm vụ đẩy dòng vốn vào doanh nghiệp thông qua hoạt động đánh giá lại doanh nghiệp, tìm ra các doanh nghiệp bình thường nhưng có giá trị tiềm ẩn, góp phần tái cơ cấu, gọi vốn từ các quỹ đầu tư, thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Đó là bước đồng hành nổi bật của các công ty chứng khoán với doanh nghiệp.
Tuy vậy, bức tranh lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán có mức độ phân hóa rất rõ. Theo số liệu của HNX, hoạt động giao dịch trên thị trường tập trung chủ yếu vào các công ty chứng khoán lớn, nhiều khách hàng, các công ty nhỏ phát sinh giao dịch rất thấp. Top 10 và Top 20 các công ty chứng khoán lớn đã chiếm 57% và 80% thị phần môi giới chung tính đến tháng 10/2014.
Môi giới đang trở thành nguồn lợi nhuận quan trọng cho công ty chứng khoán. Trong 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu khoảng 7.682 tỷ đồng thì doanh thu môi giới đạt 2.050 tỷ đồng, chiếm 27%. Số công ty nằm trong top 10 có doanh thu lên tới 4.467 tỷ đồng, chiếm 58% tổng doanh thu của các công ty chứng khoán. Hơn 60 công ty chứng khoán không thuộc Top 20 chiếm chưa đến 20% tổng doanh thu.
Ông Phạm Hồng Sơn cho biết, sự phân hóa trong bức tranh lợi nhuận sẽ tạo ra sức ép mang tính thị trường rất lớn. Đây là điều kiện để tái cấu trúc lại hệ thống trung gian này. Cho đến hiện tại, đã có hơn 20 công ty thực hiện giải thể, sáp nhập và chỉ còn lại 84 công ty đang hoạt động. Tuy nhiên trong số 84 công ty này, khoảng 20% hoạt động thấp, vốn nhỏ.
“Có những công ty cả tháng chỉ giao dịch vài trăm ngàn đồng, chúng tôi cũng không hiểu công ty sống bằng gì? Do đó, việc tái cấu trúc sẽ vẫn tiếp tục và còn mạnh hơn. Quá trình này hoàn toàn dựa trên nguyên tắc thị trường. Qua thực tế gần đây, các công ty lớn, quản trị tốt thì càng hoạt động tốt hơn và các công ty nhỏ ngày càng khó khăn. Do đó bản thân các công ty này sẽ phải tự điều tiết và tìm ra con đường cho mình”, ông Sơn nói.
Cuộc chơi mới
Quá trình tái cấu trúc các công ty chứng khoán không chỉ là một yêu cầu tự thân trong hoạt động của các công ty, mà còn lại sự đào thải trong quá trình phát triển của thị trường.
Hiện có nhiều ý kiến tranh luận liên quan đến số lượng công ty chứng khoán trên thị trường Việt Nam bao nhiêu là đủ, nhưng theo ông Sơn, điều quan trọng nhất không phải số lượng mà là quy mô và chất lượng. Những công ty chứng khoán lớn trên thế giới có thể có quy mô vốn bằng cả toàn bộ 84 công ty chứng khoán hiện tại của Việt Nam.
Thị trường chứng khoán sẽ ngày càng phát triển và đòi hỏi các công ty chứng khoán phải nâng cao năng lực của mình, về vốn lẫn chất lượng hoạt động nghiệp vụ. Điều này đặc biệt quan trong khi dự kiến năm 2015, thị trường phái sinh có thể triển khai với nhiều sản phẩm tài chính mới và trước mắt là hợp đồng tương lai với chỉ số chứng khoán, chỉ số trái phiếu…
Các hoạt động trên thị trường phái sinh đòi hỏi chất lượng cao từ phía các công ty chứng khoán do mức độ rủi ro cao hơn, quy mô giao dịch có thể rất lớn do sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính. Đó là lý do tại sao dự thảo về các sản phẩm phái sinh mới đây đã đặt ra tiêu chuẩn vốn rất cao đối với công ty chứng khoán muốn tham gia. Chẳng hạn nghiệp vụ môi giới sản phẩm phái sinh đòi hỏi vốn tối thiểu 700 tỷ đồng.
Các tiêu chuẩn rất cao này đã loại ra khỏi cuộc chơi rất nhiều công ty chứng khoán nhỏ. Đó dường như là một sự không công bằng, nhưng thực tế lại là thông lệ quốc tế. Muốn tham gia vào một sân chơi chuyên sâu, công ty phải có quy mô nhất định mới đảm bảo an toàn. Tiêu chuẩn này trước hết là để đảm bảo an toàn cho chính công ty, cho nhà đầu tư và hoạt động thông suốt của thị trường.
Hệ thống văn bản pháp lý đối với các công ty chứng khoán đã hoàn thiện, tạo ra những tiêu chuẩn nhằm thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh hơn và mang tính thị trường. Đại diện Ủy ban Chứng khoán nhà nước cho biết quá trình tái cấu trúc hiện tại là sự tự tái cấu trúc của chính các công ty chứng khoán. Dựa theo những tiêu chuẩn an toàn tài chính, hệ thống xếp hạng theo mô hình CAMELS, các công ty chứng khoán biết được mình đang đứng ở vị trí nào để thay đổi.
Chẳng hạn bức tranh xếp hạng trên cơ sở báo cáo tài chính bán niên có soát xét cho thấy 19 công ty có độ an toàn cao (23%); 29 công ty an toàn (36%), 20 công ty rơi vào diện nguy cơ thấp (25%) và 13 công ty có nguy cơ trung bình (16%).
Quá trình tái cấu trúc có thể tiếp tục thực hiện với những công ty có nguy cơ nhất.
“Định hướng của hoạt động tái cấu trúc là sẽ thanh lọc các công ty không đủ an toàn tài chính. Các tiêu chí này sẽ ngày càng được siết chặt hơn”, ông Sơn khẳng định.
Tại hội nghị thành viên do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) tổ chức ngày 29/11, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết quá trình tái cấu trúc các công ty chứng khoán sẽ vẫn tiếp tục theo các cơ chế thị trường, không dùng vốn ngân sách.
Lợi nhuận phân hóa
Theo tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2014 của khối các công ty chứng khoán, kết quả hoạt động tương đối tốt và đặc biệt khởi sắc so với năm 2013.
Cụ thể, nếu như cùng kỳ 9 tháng năm 2013, có tới 70% các công ty chứng khoán báo lỗ thì 9 tháng năm 2014 đã có 78% công ty báo lãi. Số 20% công ty báo lỗ tổng cộng khoảng 36 tỷ đồng.
Lợi nhuận của các công ty trong 9 tháng đạt 2.828 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ. Chỉ số lợi nhuận trên vốn (ROE) bình quân 9 tháng đạt 7,1% trong khi 9 tháng 2013 chỉ đạt 5,81%.
Đánh giá tổng hợp về bức tranh lợi nhuận nói trên, ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, thay vì sự phát triển tập trung vào hoạt động môi giới, tự doanh như trước kia, các mảng nghiệp vụ khác đã phát triển hơn, trong đó đặc biệt là tư vấn, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Số hợp đồng tư vấn của các công ty chứng khoán hiện nay là gần 5.000 hợp đồng, gồm tư vấn tài chính, tư vấn tái cấu trúc..., tăng 30% so với năm ngoái.
Đặc biệt, các công ty chứng khoán đã làm tốt nhiệm vụ đẩy dòng vốn vào doanh nghiệp thông qua hoạt động đánh giá lại doanh nghiệp, tìm ra các doanh nghiệp bình thường nhưng có giá trị tiềm ẩn, góp phần tái cơ cấu, gọi vốn từ các quỹ đầu tư, thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Đó là bước đồng hành nổi bật của các công ty chứng khoán với doanh nghiệp.
Tuy vậy, bức tranh lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán có mức độ phân hóa rất rõ. Theo số liệu của HNX, hoạt động giao dịch trên thị trường tập trung chủ yếu vào các công ty chứng khoán lớn, nhiều khách hàng, các công ty nhỏ phát sinh giao dịch rất thấp. Top 10 và Top 20 các công ty chứng khoán lớn đã chiếm 57% và 80% thị phần môi giới chung tính đến tháng 10/2014.
Môi giới đang trở thành nguồn lợi nhuận quan trọng cho công ty chứng khoán. Trong 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu khoảng 7.682 tỷ đồng thì doanh thu môi giới đạt 2.050 tỷ đồng, chiếm 27%. Số công ty nằm trong top 10 có doanh thu lên tới 4.467 tỷ đồng, chiếm 58% tổng doanh thu của các công ty chứng khoán. Hơn 60 công ty chứng khoán không thuộc Top 20 chiếm chưa đến 20% tổng doanh thu.
Ông Phạm Hồng Sơn cho biết, sự phân hóa trong bức tranh lợi nhuận sẽ tạo ra sức ép mang tính thị trường rất lớn. Đây là điều kiện để tái cấu trúc lại hệ thống trung gian này. Cho đến hiện tại, đã có hơn 20 công ty thực hiện giải thể, sáp nhập và chỉ còn lại 84 công ty đang hoạt động. Tuy nhiên trong số 84 công ty này, khoảng 20% hoạt động thấp, vốn nhỏ.
“Có những công ty cả tháng chỉ giao dịch vài trăm ngàn đồng, chúng tôi cũng không hiểu công ty sống bằng gì? Do đó, việc tái cấu trúc sẽ vẫn tiếp tục và còn mạnh hơn. Quá trình này hoàn toàn dựa trên nguyên tắc thị trường. Qua thực tế gần đây, các công ty lớn, quản trị tốt thì càng hoạt động tốt hơn và các công ty nhỏ ngày càng khó khăn. Do đó bản thân các công ty này sẽ phải tự điều tiết và tìm ra con đường cho mình”, ông Sơn nói.
Cuộc chơi mới
Quá trình tái cấu trúc các công ty chứng khoán không chỉ là một yêu cầu tự thân trong hoạt động của các công ty, mà còn lại sự đào thải trong quá trình phát triển của thị trường.
Hiện có nhiều ý kiến tranh luận liên quan đến số lượng công ty chứng khoán trên thị trường Việt Nam bao nhiêu là đủ, nhưng theo ông Sơn, điều quan trọng nhất không phải số lượng mà là quy mô và chất lượng. Những công ty chứng khoán lớn trên thế giới có thể có quy mô vốn bằng cả toàn bộ 84 công ty chứng khoán hiện tại của Việt Nam.
Thị trường chứng khoán sẽ ngày càng phát triển và đòi hỏi các công ty chứng khoán phải nâng cao năng lực của mình, về vốn lẫn chất lượng hoạt động nghiệp vụ. Điều này đặc biệt quan trong khi dự kiến năm 2015, thị trường phái sinh có thể triển khai với nhiều sản phẩm tài chính mới và trước mắt là hợp đồng tương lai với chỉ số chứng khoán, chỉ số trái phiếu…
Các hoạt động trên thị trường phái sinh đòi hỏi chất lượng cao từ phía các công ty chứng khoán do mức độ rủi ro cao hơn, quy mô giao dịch có thể rất lớn do sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính. Đó là lý do tại sao dự thảo về các sản phẩm phái sinh mới đây đã đặt ra tiêu chuẩn vốn rất cao đối với công ty chứng khoán muốn tham gia. Chẳng hạn nghiệp vụ môi giới sản phẩm phái sinh đòi hỏi vốn tối thiểu 700 tỷ đồng.
Các tiêu chuẩn rất cao này đã loại ra khỏi cuộc chơi rất nhiều công ty chứng khoán nhỏ. Đó dường như là một sự không công bằng, nhưng thực tế lại là thông lệ quốc tế. Muốn tham gia vào một sân chơi chuyên sâu, công ty phải có quy mô nhất định mới đảm bảo an toàn. Tiêu chuẩn này trước hết là để đảm bảo an toàn cho chính công ty, cho nhà đầu tư và hoạt động thông suốt của thị trường.
Hệ thống văn bản pháp lý đối với các công ty chứng khoán đã hoàn thiện, tạo ra những tiêu chuẩn nhằm thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh hơn và mang tính thị trường. Đại diện Ủy ban Chứng khoán nhà nước cho biết quá trình tái cấu trúc hiện tại là sự tự tái cấu trúc của chính các công ty chứng khoán. Dựa theo những tiêu chuẩn an toàn tài chính, hệ thống xếp hạng theo mô hình CAMELS, các công ty chứng khoán biết được mình đang đứng ở vị trí nào để thay đổi.
Chẳng hạn bức tranh xếp hạng trên cơ sở báo cáo tài chính bán niên có soát xét cho thấy 19 công ty có độ an toàn cao (23%); 29 công ty an toàn (36%), 20 công ty rơi vào diện nguy cơ thấp (25%) và 13 công ty có nguy cơ trung bình (16%).
Quá trình tái cấu trúc có thể tiếp tục thực hiện với những công ty có nguy cơ nhất.
“Định hướng của hoạt động tái cấu trúc là sẽ thanh lọc các công ty không đủ an toàn tài chính. Các tiêu chí này sẽ ngày càng được siết chặt hơn”, ông Sơn khẳng định.