“Việt Nam ưu tiên phát triển các hành lang kinh tế”
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC và hội nghị đàm phán TPP
Sáng 10/11, Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2014 đã diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc với sự tham dự của hơn 1.500 đại diện các tập đoàn hàng đầu khu vực và các nguyên thủ quốc gia.
Đây là sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức thường niên, nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi trực tiếp và nêu các khuyến nghị lên các lãnh đạo cấp cao APEC.
Phát biểu tại hội nghị diễn ra sáng 10/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, Việt Nam coi kết nối khu vực là một nội hàm then chốt của công cuộc đổi mới sâu rộng và hội nhập quốc tế toàn diện, và triển khai kết nối gắn kết chặt chẽ với tái cơ cấu kinh tế.
Chủ tịch nước cũng nêu lên các ưu tiên hiện nay của Việt Nam là xây dựng các tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng và khu vực tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam, Hành lang kinh tế phía Nam và Hành lang kinh tế Bắc-Nam, cơ sở hạ tầng cảng biển, các khu, điểm du lịch, các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu...
“Các bạn đang đứng trước những tiềm năng kinh doanh và đầu tư hoàn toàn mới ở châu Á-Thái Bình Dương nói chung và ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam nói riêng. Đất nước chúng tôi là thành viên tích cực của APEC và Cộng đồng ASEAN. Việt Nam là cầu nối gắn kết các nền kinh tế ASEAN lục địa với ASEAN hải đảo trong không gian kinh tế thống nhất”, Chủ tịch nước nói.
Trong chiều 10/11, lãnh đạo 12 nước thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tiến hành cuộc họp cấp cao lần thứ 5. Tại cuộc họp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh châu Á-Thái Bình Dương đang đứng trước những cơ hội mới, to lớn với việc hình thành Cộng đồng ASEAN và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các liên kết Đông Bắc Á, Liên minh Thái Bình Dương…
Chủ tịch nước nêu bật những nỗ lực và đóng góp của ASEAN trong việc khởi xướng và thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư, tăng cường kết nối trong khuôn khổ APEC và ở châu Á-Thái Bình Dương. Nổi bật là việc các thành viên ASEAN đã đề xuất "Các Mục tiêu Bogo" năm 1994 tại Indonesia, ý tưởng hình thành “Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương" tại Hà Nội năm 2006, sáng kiến "Phát triển bền vững và kết nối khu vực" tại Singapore năm 2009, và “Kế hoạch dài hạn APEC về phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư” thông qua tại Bali, Indonesia năm 2013.
Chủ tịch nước lưu ý, thời gian từ nay đến năm 2020 là giai đoạn phát triển hoàn toàn mới, năng động của Đông Nam Á với việc Cộng đồng ASEAN hình thành, tạo nên một thị trường chung, không gian kinh tế thống nhất của cả khu vực. Hầu hết các cam kết tự do hóa thương mại, đầu tư và dịch vụ trong các thoả thuận thương mại tự do của ASEAN với các đối tác hàng đầu sẽ được hoàn tất, đặc biệt là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), mở rộng và nâng cấp các hiệp định thương mại tự do của ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ....
Đánh giá cao vai trò tiên phong của các doanh nghiệp trong liên kết và kết nối khu vực, Chủ tịch nước đề nghị các doanh nghiệp cùng nỗ lực tham gia thực hiện Khuôn khổ và Lộ trình kết nối APEC được thông qua tại các Hội nghị Cấp cao ở Bali và Bắc Kinh, đặc biệt trong việc huy động vốn đầu tư và thông qua các mô hình quan hệ đối tác công-tư (PPP).
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực kết nối cho các nền kinh tế thành viên đang phát triển, nhất là trong giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và ứng phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, thiên tai.
Chủ tịch nước đề nghị các doanh nghiệp tăng cường hỗ trợ các thành viên ASEAN trong triển khai Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, các dự án tiểu vùng về cơ sở hạ tầng, thu hẹp khoảng cách phát triển của ASEAN lục địa và tiểu vùng Mekong.
Được biết, đàm phán hiệp định TPP được khởi động từ tháng 3/2010 và đã trải qua gần 5 năm đàm phán. Đến nay, đã có sự tham gia của 12 nền kinh tế năng động ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gồm New Zealand, Chile, Brunei, Singapore, Mỹ, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Australia, Mexico và Nhật Bản.
TPP được đánh giá là một trong những liên kết kinh tế tiềm năng, có quy mô rộng lớn hàng đầu thế giới, đóng góp khoảng 40% GDP thế giới và hơn 30% tổng giá trị thương mại toàn cầu.
Đây là sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức thường niên, nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi trực tiếp và nêu các khuyến nghị lên các lãnh đạo cấp cao APEC.
Phát biểu tại hội nghị diễn ra sáng 10/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, Việt Nam coi kết nối khu vực là một nội hàm then chốt của công cuộc đổi mới sâu rộng và hội nhập quốc tế toàn diện, và triển khai kết nối gắn kết chặt chẽ với tái cơ cấu kinh tế.
Chủ tịch nước cũng nêu lên các ưu tiên hiện nay của Việt Nam là xây dựng các tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây của Tiểu vùng sông Mekong mở rộng và khu vực tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam, Hành lang kinh tế phía Nam và Hành lang kinh tế Bắc-Nam, cơ sở hạ tầng cảng biển, các khu, điểm du lịch, các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu...
“Các bạn đang đứng trước những tiềm năng kinh doanh và đầu tư hoàn toàn mới ở châu Á-Thái Bình Dương nói chung và ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam nói riêng. Đất nước chúng tôi là thành viên tích cực của APEC và Cộng đồng ASEAN. Việt Nam là cầu nối gắn kết các nền kinh tế ASEAN lục địa với ASEAN hải đảo trong không gian kinh tế thống nhất”, Chủ tịch nước nói.
Trong chiều 10/11, lãnh đạo 12 nước thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tiến hành cuộc họp cấp cao lần thứ 5. Tại cuộc họp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh châu Á-Thái Bình Dương đang đứng trước những cơ hội mới, to lớn với việc hình thành Cộng đồng ASEAN và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các liên kết Đông Bắc Á, Liên minh Thái Bình Dương…
Chủ tịch nước nêu bật những nỗ lực và đóng góp của ASEAN trong việc khởi xướng và thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư, tăng cường kết nối trong khuôn khổ APEC và ở châu Á-Thái Bình Dương. Nổi bật là việc các thành viên ASEAN đã đề xuất "Các Mục tiêu Bogo" năm 1994 tại Indonesia, ý tưởng hình thành “Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương" tại Hà Nội năm 2006, sáng kiến "Phát triển bền vững và kết nối khu vực" tại Singapore năm 2009, và “Kế hoạch dài hạn APEC về phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư” thông qua tại Bali, Indonesia năm 2013.
Chủ tịch nước lưu ý, thời gian từ nay đến năm 2020 là giai đoạn phát triển hoàn toàn mới, năng động của Đông Nam Á với việc Cộng đồng ASEAN hình thành, tạo nên một thị trường chung, không gian kinh tế thống nhất của cả khu vực. Hầu hết các cam kết tự do hóa thương mại, đầu tư và dịch vụ trong các thoả thuận thương mại tự do của ASEAN với các đối tác hàng đầu sẽ được hoàn tất, đặc biệt là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), mở rộng và nâng cấp các hiệp định thương mại tự do của ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ....
Đánh giá cao vai trò tiên phong của các doanh nghiệp trong liên kết và kết nối khu vực, Chủ tịch nước đề nghị các doanh nghiệp cùng nỗ lực tham gia thực hiện Khuôn khổ và Lộ trình kết nối APEC được thông qua tại các Hội nghị Cấp cao ở Bali và Bắc Kinh, đặc biệt trong việc huy động vốn đầu tư và thông qua các mô hình quan hệ đối tác công-tư (PPP).
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực kết nối cho các nền kinh tế thành viên đang phát triển, nhất là trong giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và ứng phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, thiên tai.
Chủ tịch nước đề nghị các doanh nghiệp tăng cường hỗ trợ các thành viên ASEAN trong triển khai Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, các dự án tiểu vùng về cơ sở hạ tầng, thu hẹp khoảng cách phát triển của ASEAN lục địa và tiểu vùng Mekong.
Được biết, đàm phán hiệp định TPP được khởi động từ tháng 3/2010 và đã trải qua gần 5 năm đàm phán. Đến nay, đã có sự tham gia của 12 nền kinh tế năng động ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gồm New Zealand, Chile, Brunei, Singapore, Mỹ, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Australia, Mexico và Nhật Bản.
TPP được đánh giá là một trong những liên kết kinh tế tiềm năng, có quy mô rộng lớn hàng đầu thế giới, đóng góp khoảng 40% GDP thế giới và hơn 30% tổng giá trị thương mại toàn cầu.