Việt Nam và Chilê sẽ ký hiệp định tự do thương mại
Cơ hội kinh doanh sẽ rộng mở hơn cho cả hai nước khi Việt Nam và Chilê ký hiệp định tự do thương mại
Từ ngày 16 - 19/4 tại Tp.HCM sẽ diễn ra “Tuần lễ Chilê” do Cơ quan Xúc tiến thương mại (ProChile) thuộc Bộ Ngoại giao Chilê tổ chức. Tuần lễ này bao gồm nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy trao đổi thương mại song phương, thu hút đầu tư và quảng bá du lịch Chilê tại Việt Nam.
Nhân dịp này, bà Alicia Frohmann - Giám đốc ProChile có cuộc trò chuyện với chúng tôi về triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Chilê.
Vì sao Chilê lại chọn Việt Nam làm tâm điểm để tìm kiếm những cơ hội hợp tác mới, thưa bà?
Đối với Chilê, Việt Nam là biểu tượng của sự đoàn kết, của phát triển kinh tế và chính trị. Với dân số 84 triệu dân, tốc độ tăng trưởng vượt bậc và được xem là nền kinh tế thứ hai có được những bước tiến to lớn và vững chắc trong vòng 17 năm qua, Việt Nam trở nên rất hấp dẫn với Chilê.
Ngoài ra hai nước còn có mối quan hệ ngoại giao và mậu dịch rất thân thiết kể từ năm 1972, và mối quan hệ này còn trở nên gắn bó hơn nữa với sự mở cửa trở lại của Đại sứ quán Chilê tại Hà Nội năm 2004.
Bà đánh giá như thế nào về mối quan hệ thương mại của Việt Nam và Chile trong thời gian vừa qua ?
Việt Nam đứng thứ 42 trong số các đối tác thương mại của Chilê và thứ 50 trong số các điểm đến cho xuất khẩu của Chilê, chiếm 0,16% tổng giá trị xuất khẩu, 0,12% giá trị xuất khẩu các mặt hàng không truyền thống của Chilê.
Số liệu thống kê cho thấy, giao dịch thương mại song phương giữa Việt Nam và Chilê tăng gần 7,4 lần trong giai đoạn 2002-2007. Riêng năm 2007, tổng giá trị thương mại giữa Việt Nam và Chilê đã đạt tới 162,7 triệu USD, tăng 1,2 % so với năm 2006.
Chilê chủ yếu xuất khẩu quặng đồng, gỗ thông, dầu cá, bột giấy và rượu vang sang Việt Nam. Được biết tới như là quốc gia sản xuất rượu vang hảo hạng, Chilê là nước đứng thứ ba về xuất khẩu rượu vang sang Việt Nam.
Bên cạnh đó, Chilê cũng nhập khẩu những sản phẩm hàng đầu của Việt Nam như: cà phê, giày thể thao, và các mặt hàng may mặc với tổng giá trị giao dịch lên tới 55,1 triệu USD.
Chúng tôi hiện đang cố gắng để khiến mối quan hệ giữa hai quốc gia ngày càng sâu sắc và bền chặt hơn qua việc ký kết hiệp định thương mại.
Chile sẽ đẩy mạnh những hoạt động thương mại song phương nào tại Việt Nam, thưa bà? Theo bà kim ngạch giao dịch thương mại song phương giữa 2 nước sẽ như thế nào vào thời gian sắp tới?
Việt Nam là một đất nước còn đầy ắp cơ hội cho đầu tư. Do những lý do tôi vừa nêu trên và do những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO như giảm thuế nhập khẩu và cho phép các công ty nước ngoài mua 100% các công ty Việt Nam từ năm 2009.
Với Việt Nam, chúng tôi có thể phát triển ngành xuất khẩu của mình đồng thời hợp tác chiến lược với các bạn trong các ngành khai thác mỏ, dầu, bột cá, gỗ thông, cá hồi, các sản phẩm hải sản đông lạnh, rượu đóng chai, trái cây tươi và khô.
Thời gian qua, tuy rằng giao dịch thương mại song phương giữa Chile và Việt Nam còn khá thấp so với nhiều quốc gia khác, nhưng chúng tôi đang nỗ lực hết sức để thay đổi điều này.
Giao dịch thương mại giữa Chilê và Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa khi chúng ta ký hiệp định tự do thương mại. Hiện nay chúng ta đã có một nhóm nghiên cứu chung xem xét tính khả thi của hiệp định tự do thương mại. Hình thức này không quá mới lạ bởi đã được áp dụng trong đàm phán với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan.
Nếu theo kế hoạch này thì vòng đàm phán thứ nhất sẽ diễn ra trong thời gian rất gần. Nhóm nghiên cứu chung sẽ cho chúng ta biết tình hình kinh tế, chính trị và pháp luật của mỗi quốc gia và những lợi ích có thể đạt được khi hiệp định được ký kết.
Việt Nam là thành viên của ASEAN, APEC, WTO và chính điều này giúp Chilê có thêm nhiều cơ hội tiếp cận các thành viên khác của các tổ chức trên. Đồng thời Chilê cũng sẽ tạo điều kiện tương tự cho Việt Nam bởi Chilê có sẵn các hiệp định tự do thương mại trong khu vực Châu Mỹ Latinh (EE, UU và Mexico).
Một sự cắt giảm về thuế trong giao dịch thương mại song phương cũng sẽ làm mọi chuyện trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Các doanh nghiệp Chile muốn đầu tư vào những lĩnh vực nào tại Việt Nam, thưa bà? Làm ăn với các doanh nghiệp Chile nói riêng, Nam Mỹ nói chung, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý điều gì ?
Hiện nay rất nhiều công ty của Chilê đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Tập đoàn Quiñenco đang xây dựng cao ốc thương mại tại đây. Chilean AFP (công ty quản lý lương hưu của người dân Chilê) đã đầu tư vào đây và hàng triệu cơ hội khác đang đón chờ các công ty trong các ngành rượu vang, gỗ, cá, khai thác mỏ, xuất khẩu hoa quả và nhiều ngành nghề khác.
Chilê đem đến một môi trường kinh doanh nghiêm túc với nguồn nhân lực trí thức cao, luật lệ rõ ràng, các cơ quan làm việc hiệu quả và nền kinh tế phát triển. Thủ đô Santiago có hệ thống cơ sở hạ tầng, viễn thông và công nghệ tiên tiến. Người Chilê dễ thương, lịch thiệp và hiếu khách.
Về du lịch, cảnh sắc của chúng tôi khác biệt so với Việt Nam, chắc chắn sẽ đem lại nhiều thú vị cho các bạn….
Nhân dịp này, bà Alicia Frohmann - Giám đốc ProChile có cuộc trò chuyện với chúng tôi về triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Chilê.
Vì sao Chilê lại chọn Việt Nam làm tâm điểm để tìm kiếm những cơ hội hợp tác mới, thưa bà?
Đối với Chilê, Việt Nam là biểu tượng của sự đoàn kết, của phát triển kinh tế và chính trị. Với dân số 84 triệu dân, tốc độ tăng trưởng vượt bậc và được xem là nền kinh tế thứ hai có được những bước tiến to lớn và vững chắc trong vòng 17 năm qua, Việt Nam trở nên rất hấp dẫn với Chilê.
Ngoài ra hai nước còn có mối quan hệ ngoại giao và mậu dịch rất thân thiết kể từ năm 1972, và mối quan hệ này còn trở nên gắn bó hơn nữa với sự mở cửa trở lại của Đại sứ quán Chilê tại Hà Nội năm 2004.
Bà đánh giá như thế nào về mối quan hệ thương mại của Việt Nam và Chile trong thời gian vừa qua ?
Việt Nam đứng thứ 42 trong số các đối tác thương mại của Chilê và thứ 50 trong số các điểm đến cho xuất khẩu của Chilê, chiếm 0,16% tổng giá trị xuất khẩu, 0,12% giá trị xuất khẩu các mặt hàng không truyền thống của Chilê.
Số liệu thống kê cho thấy, giao dịch thương mại song phương giữa Việt Nam và Chilê tăng gần 7,4 lần trong giai đoạn 2002-2007. Riêng năm 2007, tổng giá trị thương mại giữa Việt Nam và Chilê đã đạt tới 162,7 triệu USD, tăng 1,2 % so với năm 2006.
Chilê chủ yếu xuất khẩu quặng đồng, gỗ thông, dầu cá, bột giấy và rượu vang sang Việt Nam. Được biết tới như là quốc gia sản xuất rượu vang hảo hạng, Chilê là nước đứng thứ ba về xuất khẩu rượu vang sang Việt Nam.
Bên cạnh đó, Chilê cũng nhập khẩu những sản phẩm hàng đầu của Việt Nam như: cà phê, giày thể thao, và các mặt hàng may mặc với tổng giá trị giao dịch lên tới 55,1 triệu USD.
Chúng tôi hiện đang cố gắng để khiến mối quan hệ giữa hai quốc gia ngày càng sâu sắc và bền chặt hơn qua việc ký kết hiệp định thương mại.
Chile sẽ đẩy mạnh những hoạt động thương mại song phương nào tại Việt Nam, thưa bà? Theo bà kim ngạch giao dịch thương mại song phương giữa 2 nước sẽ như thế nào vào thời gian sắp tới?
Việt Nam là một đất nước còn đầy ắp cơ hội cho đầu tư. Do những lý do tôi vừa nêu trên và do những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO như giảm thuế nhập khẩu và cho phép các công ty nước ngoài mua 100% các công ty Việt Nam từ năm 2009.
Với Việt Nam, chúng tôi có thể phát triển ngành xuất khẩu của mình đồng thời hợp tác chiến lược với các bạn trong các ngành khai thác mỏ, dầu, bột cá, gỗ thông, cá hồi, các sản phẩm hải sản đông lạnh, rượu đóng chai, trái cây tươi và khô.
Thời gian qua, tuy rằng giao dịch thương mại song phương giữa Chile và Việt Nam còn khá thấp so với nhiều quốc gia khác, nhưng chúng tôi đang nỗ lực hết sức để thay đổi điều này.
Giao dịch thương mại giữa Chilê và Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa khi chúng ta ký hiệp định tự do thương mại. Hiện nay chúng ta đã có một nhóm nghiên cứu chung xem xét tính khả thi của hiệp định tự do thương mại. Hình thức này không quá mới lạ bởi đã được áp dụng trong đàm phán với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan.
Nếu theo kế hoạch này thì vòng đàm phán thứ nhất sẽ diễn ra trong thời gian rất gần. Nhóm nghiên cứu chung sẽ cho chúng ta biết tình hình kinh tế, chính trị và pháp luật của mỗi quốc gia và những lợi ích có thể đạt được khi hiệp định được ký kết.
Việt Nam là thành viên của ASEAN, APEC, WTO và chính điều này giúp Chilê có thêm nhiều cơ hội tiếp cận các thành viên khác của các tổ chức trên. Đồng thời Chilê cũng sẽ tạo điều kiện tương tự cho Việt Nam bởi Chilê có sẵn các hiệp định tự do thương mại trong khu vực Châu Mỹ Latinh (EE, UU và Mexico).
Một sự cắt giảm về thuế trong giao dịch thương mại song phương cũng sẽ làm mọi chuyện trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Các doanh nghiệp Chile muốn đầu tư vào những lĩnh vực nào tại Việt Nam, thưa bà? Làm ăn với các doanh nghiệp Chile nói riêng, Nam Mỹ nói chung, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý điều gì ?
Hiện nay rất nhiều công ty của Chilê đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Tập đoàn Quiñenco đang xây dựng cao ốc thương mại tại đây. Chilean AFP (công ty quản lý lương hưu của người dân Chilê) đã đầu tư vào đây và hàng triệu cơ hội khác đang đón chờ các công ty trong các ngành rượu vang, gỗ, cá, khai thác mỏ, xuất khẩu hoa quả và nhiều ngành nghề khác.
Chilê đem đến một môi trường kinh doanh nghiêm túc với nguồn nhân lực trí thức cao, luật lệ rõ ràng, các cơ quan làm việc hiệu quả và nền kinh tế phát triển. Thủ đô Santiago có hệ thống cơ sở hạ tầng, viễn thông và công nghệ tiên tiến. Người Chilê dễ thương, lịch thiệp và hiếu khách.
Về du lịch, cảnh sắc của chúng tôi khác biệt so với Việt Nam, chắc chắn sẽ đem lại nhiều thú vị cho các bạn….