Việt Nam vẫn là điểm đến của nhà đầu tư nước ngoài
8 tháng thu hút FDI đã xấp xỉ cả năm 2016
Hơn 1.600 dự án mới, gần 800 dự án đăng ký tăng vốn và 3.400 lượt góp vốn, mua cổ phần, vốn đầu tư mà nhà đầu nước ngoài cam kết rót vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm đã xấp xỉ con số của cả năm 2016.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính từ đầu năm đến ngày 20/8/2017, cả nước có 1.624 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 13,45 tỷ USD tăng 37,4% so với cùng kỳ năm ngoái; có 773 lượt dự án đăng ký tăng vốn thêm 6,4 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, trong cùng thời gian trên, có 3.374 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 3,5 tỷ USD, tăng 101,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung cả vốn đăng ký mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần, tổng vốn đầu tư cam kết mà nhà đầu tư ngoại rót vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm đã là 23,36 tỷ USD. Con số này đã gần bằng với kết quả của cả năm ngoái. Năm 2016, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đạt hơn 24,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2015.
Như vậy, đúng như dự báo của các chuyên gia, con số thu hút FDI của năm nay đã không hề suy giảm do tâm lý lo ngại của nhà đầu tư từ sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ông Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), cho rằng lý do khiến Việt Nam vẫn là điểm đến của dòng vốn nước ngoài là nhờ những yếu tố tích cực như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, quy mô dân số, chi phí lao động, sự cải thiện của môi trường đầu tư...
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành/lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn 11,69 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tuy nhiên, nếu so với tỷ lệ trên dưới 70% của các năm trước thì năm nay tỷ lệ vốn cam kết của nhà đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo bị sụt giảm đáng kể.
Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất, phân phối điện dù chỉ có vài dự án đầu tư, nhưng do quy mô vốn mỗi dự án lớn từ vài trăm đến hàng tỷ USD, nên tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án này đứng thứ hai với 5,36 tỷ USD, chiếm 22,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực khai khoáng với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,28 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tương tự nguồn vốn cam kết mới, tình hình giải ngân vốn và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khu vực này trong 8 tháng đầu năm nay cũng tăng trưởng tương đối khá, đạt 10,3 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) mới đây đã nhận định, với vốn FDI giải ngân vào Việt Nam qua các năm đều đứng ở mức cao phản ánh Việt Nam vẫn là một điểm đến đầu tư hấp dẫn với triển vọng kinh tế sáng sủa hơn một số nước trong khu vực, môi trường kinh doanh đã có những cải thiện nhất định, đặc biệt khi Việt Nam tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại và đầu tư song phương và đa phương.
Điều này thể hiện rất rõ trong hoạt động của khu vực đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 95,66 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 71,6% kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm nay. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 93,79 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 70,2% kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu của khu vực này trong cùng thời gian trên đạt 81,38 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 60% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Như vậy, tính chung trong 8 tháng đầu năm nay, khu vực đầu tư nước ngoài đã xuất siêu 14,28 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 12,4 tỷ USD không kể dầu thô.
Phân loại theo đối tác đầu tư, đã có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 6,02 tỷ USD, chiếm 25,7% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ hai với 5,74 tỷ USD, chiếm 24,58%. Singapore đứng thứ ba với 3,92 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư.
Một điểm đáng chú ý, trong những tháng đầu năm, cuộc rượt đuổi giành vị trí “số một” tại Việt Nam diễn ra sít sao giữa 4 nước châu Á là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính từ đầu năm đến ngày 20/8/2017, cả nước có 1.624 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 13,45 tỷ USD tăng 37,4% so với cùng kỳ năm ngoái; có 773 lượt dự án đăng ký tăng vốn thêm 6,4 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, trong cùng thời gian trên, có 3.374 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 3,5 tỷ USD, tăng 101,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung cả vốn đăng ký mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần, tổng vốn đầu tư cam kết mà nhà đầu tư ngoại rót vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm đã là 23,36 tỷ USD. Con số này đã gần bằng với kết quả của cả năm ngoái. Năm 2016, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đạt hơn 24,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2015.
Như vậy, đúng như dự báo của các chuyên gia, con số thu hút FDI của năm nay đã không hề suy giảm do tâm lý lo ngại của nhà đầu tư từ sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ông Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), cho rằng lý do khiến Việt Nam vẫn là điểm đến của dòng vốn nước ngoài là nhờ những yếu tố tích cực như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, quy mô dân số, chi phí lao động, sự cải thiện của môi trường đầu tư...
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành/lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn 11,69 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tuy nhiên, nếu so với tỷ lệ trên dưới 70% của các năm trước thì năm nay tỷ lệ vốn cam kết của nhà đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo bị sụt giảm đáng kể.
Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất, phân phối điện dù chỉ có vài dự án đầu tư, nhưng do quy mô vốn mỗi dự án lớn từ vài trăm đến hàng tỷ USD, nên tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án này đứng thứ hai với 5,36 tỷ USD, chiếm 22,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực khai khoáng với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,28 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tương tự nguồn vốn cam kết mới, tình hình giải ngân vốn và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khu vực này trong 8 tháng đầu năm nay cũng tăng trưởng tương đối khá, đạt 10,3 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) mới đây đã nhận định, với vốn FDI giải ngân vào Việt Nam qua các năm đều đứng ở mức cao phản ánh Việt Nam vẫn là một điểm đến đầu tư hấp dẫn với triển vọng kinh tế sáng sủa hơn một số nước trong khu vực, môi trường kinh doanh đã có những cải thiện nhất định, đặc biệt khi Việt Nam tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại và đầu tư song phương và đa phương.
Điều này thể hiện rất rõ trong hoạt động của khu vực đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 95,66 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 71,6% kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm nay. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 93,79 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 70,2% kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu của khu vực này trong cùng thời gian trên đạt 81,38 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 60% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Như vậy, tính chung trong 8 tháng đầu năm nay, khu vực đầu tư nước ngoài đã xuất siêu 14,28 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 12,4 tỷ USD không kể dầu thô.
Phân loại theo đối tác đầu tư, đã có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 6,02 tỷ USD, chiếm 25,7% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ hai với 5,74 tỷ USD, chiếm 24,58%. Singapore đứng thứ ba với 3,92 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư.
Một điểm đáng chú ý, trong những tháng đầu năm, cuộc rượt đuổi giành vị trí “số một” tại Việt Nam diễn ra sít sao giữa 4 nước châu Á là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore.