Vinh danh những con tàu vượt lên sóng cả
Môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn tác động mạnh mẽ đến sự sống còn của các doanh nghiệp
Ngày 16/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, 73 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 100 doanh nghiệp thương hiệu mạnh Việt Nam đã được Thời báo Kinh tế Việt Nam vinh danh tại Liên hoan doanh nghiệp Rồng Vàng và Thương hiệu mạnh Việt Nam với chủ đề “Vượt sóng”.
Tham dự chương trình có ông Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ; ông Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương; bà Nguyễn Phương Nga, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; ông Nguyễn Hữu Từ, Phó chánh văn phòng Trung ương Đảng; ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Nơi vinh danh các doanh nghiệp
Thay mặt cho Ban tổ chức, GS. Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam cho biết, đã thành thông lệ, từ nhiều năm qua, Thời báo Kinh tế Việt Nam thường xuyên tổ chức chương trình liên hoan doanh nghiệp Rồng Vàng và doanh nghiệp Thương hiệu mạnh Việt Nam dành cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, đóng góp nhiều cho xã hội và cộng đồng và nền kinh tế.
GS. Đào Nguyên Cát nhấn mạnh: “Ra đời trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình bước vào thời kỳ đổi mới, hơn 20 năm qua gắn bó với sự thăng trầm của nền kinh tế đất nước nhưng chưa khi nào những trang báo của Thời báo Kinh tế Việt Nam lại hòa mình vào đời sống doanh nghiệp đầy cảm xúc như năm 2012 - một năm đầy biến động, sóng gió với những khó khăn chồng chất khó khăn. Bên ngoài, kinh tế thế giới phục hồi chậm, các thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư chủ yếu của Việt Nam chưa thoát khỏi tình trạng suy giảm. Trong nước, 3 điểm nghẽn lớn nhất bộc lộ rõ nét cản trở tăng trưởng của nền kinh tế là nợ xấu, tồn kho, thị trường bất động sản đóng băng. Trên 55 ngàn doanh nghiệp Việt Nam đã phải giải thể, phá sản hoặc ngừng hoạt động”.
Môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn tác động mạnh mẽ đến sự sống còn của các doanh nghiệp. Lửa thử vàng, gian nan thử sức, trong bức tranh doanh nghiệp nhiều gam màu xám đã xuất hiện những mảng sáng, nhiều giải pháp đã được các doanh nghiệp áp dụng, từ tái cơ cấu sản xuất, khai phá thị trường mới, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu sản phẩm truyền thống đến đào tạo nhân lực. Những nỗ lực đó đã giúp nhiều doanh nghiệp trụ vững và gặt hái thành công.
Dù rằng, theo bình luận của nhiều chuyên gia, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa vào mô hình xuất khẩu như hiện nay là chưa bền vững do tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm, đặc biệt trong sản phẩm công nghiệp còn rất thấp, chủ yếu còn gia công. Tỷ lệ tăng trưởng trong ngành nông nghiệp còn rất thấp so với tiềm năng của ngành.
Điểm đặc biệt cần lưu ý là tăng trưởng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước chỉ tăng trưởng hơn 1% so với mức tăng trưởng hơn 30% của khu vực doanh nghiệp FDI.
Tuy nhiên, trên bình diện chung trong lĩnh vực xuất khẩu, các doanh nghiệp đã duy trì được tốc độ tăng trưởng, giữ vững được thị trường, đảm bảo chiếm lĩnh được thị phần cho nền kinh tế hàng hóa, giải quyết được việc làm cho người lao động trong bối cảnh nhu cầu của thế giới có sự suy giảm đáng kể và các đối thủ xuất khẩu lớn của Việt Nam trên thị trường thế giới cũng đều bị sụt giảm giá trị xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng.
Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, các doanh nghiệp FDI ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước những tác động của khủng hoảng, các doanh nghiệp FDI tuy chịu nhiều ảnh hưởng song vẫn hoạt động hiệu quả và duy trì được tăng trưởng.
Điểm sáng của khu vực doanh nghiệp FDI trong năm 2012 được thể hiện rõ nét trên lĩnh vực xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp FDI đã xuất khẩu 72,3 tỷ USD, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 60,3 tỷ USD, tăng 23,5%.
Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhận định, trong thời kỳ mở cửa, FDI “ùa” vào Việt Nam với tốc độ tăng rất nhanh và 3 điểm lợi. Một là doanh nghiệp FDI mang vốn vào Việt Nam; hai là tạo nên nền sản xuất trong nước cho Việt Nam; ba là mang kỹ thuật quản lý và công nghệ mới vào Việt Nam, tạo nên đội ngũ lao động đông đảo, ngày càng tiếp cận nền kinh tế thị trường.
Kết thúc năm 2012, tuy vốn đăng ký FDI mới và tăng thêm chỉ đạt hơn 13 tỷ USD, bằng gần 85% so với năm 2011, nhưng vốn giải ngân vẫn duy trì ở mức cao, lượng vốn đăng ký tăng thêm của những dự án đã được thực hiện tăng tới gần 60% so với năm 2011.
Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam cũng như triển vọng trong tương lai. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 1/2013, cả nước có thêm 37 dự án FDI mới được cấp chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 250 triệu USD, tăng gần 300% so với cùng kỳ 2012.
Với kết quả này, Việt Nam đang thu hút được lượng FDI cao thứ 2 châu Á, chỉ sau Singapore. Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2013 của các doanh nghiệp FDI đạt gần 11 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều động lực giúp doanh nghiệp vượt khó
Năm 2013 được dự báo sẽ có phục hồi nhưng nền kinh tế vẫn đứng trước nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Nhiều thị trường nhập khẩu lớn vẫn tiếp tục đối mặt với nợ công, là nguyên nhân đe dọa khủng hoảng kéo dài. Niềm tin của thị trường bên ngoài, của người tiêu dùng thế giới vẫn chưa hồi phục cho nên nhiều sản phẩm xuất khẩu chưa thể phục hồi ngay đà tăng trưởng.
Trong bối cảnh đó, các cấp lãnh đạo Nhà nước luôn quan tâm đến cộng đồng doanh nghiệp, cố gắng cải cách, nghiên cứu, ban hành nhiều giải pháp, chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, quan tâm đến môi trường đầu tư, khẳng định rõ chủ trương tăng cường khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Mặt khác, Nhà nước cũng kêu gọi doanh nghiệp biến khó khăn thành cơ hội, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần, triệt để tiết kiệm, giảm chi phí, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, hạ giá bán để giảm nhanh tồn kho, tích cực triển khai các giải pháp mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển cơ hội kinh doanh. Trong hoạt động thương mại quốc tế, một số địa bàn, đối tác lớn trên thế giới có sự chuyển dịch về đầu tư đang mở ra những cơ hội cho các khu vực, nền kinh tế có điều kiện cạnh tranh về mặt chính trị, kinh tế xã hội ổn định thu hút dòng đầu tư này.
Tranh chấp thương mại và phòng vệ thương mại cũng đang trở thành một xu thế rất mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế khó khăn, xu thế này trở thành phổ biến trong quan hệ thương mại giữa các nước đang phát triển, giữa các nước phát triển với nước đang phát triển và giữa các nước phát triển với nhau. Điều này tác động mạnh mẽ đến thị phần và kết quả giao dịch thương mại giữa các quốc gia đối tác.
Đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh chiến lược để tiếp cận, khai thác các thị trường. Thứ ba, tái cơ cấu nền kinh tế cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, doanh nhân xem xét, điều chỉnh, tái cơ cấu lại chính doanh nghiệp của mình dựa trên nâng cao hiệu suất đầu tư sản xuất kinh doanh trên cơ sở nâng cao chuỗi giá trị gia tăng từ công nghệ, nguồn nhân lực, kỹ năng quản trị...
Nếu doanh nghiệp tranh thủ khai thác được những sự hỗ trợ và những điều kiện cần thiết từ cơ quan quản lý nhà nước, cộng thêm những cơ hội hưởng lợi từ nền kinh tế thế giới thì doanh nghiệp sẽ gặt hái được kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn trong năm 2013.
Thay cho lời kết, xin được dẫn lời của GS. Đào Nguyên Cát: “Chúng ta cần cổ vũ mạnh mẽ hơn, động viên kịp thời hơn tới các doanh nghiệp, doanh nhân đã không bỏ lỡ thời cơ, mang hết sức mình vận dụng những cơ hội đưa doanh nghiệp vượt qua những gian nan, thử thách để doanh nghiệp không chỉ trụ vững mà còn phát triển, đóng góp tích cực cho bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế. Với chủ đề “Vượt sóng”, chúng tôi muốn nhấn mạnh danh hiệu Rồng Vàng và Thương hiệu mạnh Việt Nam sẽ vinh danh các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam đã tỏ rõ vị thế hàng đầu trong năm khó khăn vừa qua và đang sở hữu những tài sản vô giá là trí thức, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất vững chắc, dám đương đầu với những khó khăn, sóng gió, thách thức để giành được những thắng lợi trong năm 2013”.
Tham dự chương trình có ông Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ; ông Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương; bà Nguyễn Phương Nga, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; ông Nguyễn Hữu Từ, Phó chánh văn phòng Trung ương Đảng; ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Nơi vinh danh các doanh nghiệp
Thay mặt cho Ban tổ chức, GS. Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam cho biết, đã thành thông lệ, từ nhiều năm qua, Thời báo Kinh tế Việt Nam thường xuyên tổ chức chương trình liên hoan doanh nghiệp Rồng Vàng và doanh nghiệp Thương hiệu mạnh Việt Nam dành cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, đóng góp nhiều cho xã hội và cộng đồng và nền kinh tế.
GS. Đào Nguyên Cát nhấn mạnh: “Ra đời trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình bước vào thời kỳ đổi mới, hơn 20 năm qua gắn bó với sự thăng trầm của nền kinh tế đất nước nhưng chưa khi nào những trang báo của Thời báo Kinh tế Việt Nam lại hòa mình vào đời sống doanh nghiệp đầy cảm xúc như năm 2012 - một năm đầy biến động, sóng gió với những khó khăn chồng chất khó khăn. Bên ngoài, kinh tế thế giới phục hồi chậm, các thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư chủ yếu của Việt Nam chưa thoát khỏi tình trạng suy giảm. Trong nước, 3 điểm nghẽn lớn nhất bộc lộ rõ nét cản trở tăng trưởng của nền kinh tế là nợ xấu, tồn kho, thị trường bất động sản đóng băng. Trên 55 ngàn doanh nghiệp Việt Nam đã phải giải thể, phá sản hoặc ngừng hoạt động”.
Môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn tác động mạnh mẽ đến sự sống còn của các doanh nghiệp. Lửa thử vàng, gian nan thử sức, trong bức tranh doanh nghiệp nhiều gam màu xám đã xuất hiện những mảng sáng, nhiều giải pháp đã được các doanh nghiệp áp dụng, từ tái cơ cấu sản xuất, khai phá thị trường mới, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu sản phẩm truyền thống đến đào tạo nhân lực. Những nỗ lực đó đã giúp nhiều doanh nghiệp trụ vững và gặt hái thành công.
Dù rằng, theo bình luận của nhiều chuyên gia, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa vào mô hình xuất khẩu như hiện nay là chưa bền vững do tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm, đặc biệt trong sản phẩm công nghiệp còn rất thấp, chủ yếu còn gia công. Tỷ lệ tăng trưởng trong ngành nông nghiệp còn rất thấp so với tiềm năng của ngành.
Điểm đặc biệt cần lưu ý là tăng trưởng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước chỉ tăng trưởng hơn 1% so với mức tăng trưởng hơn 30% của khu vực doanh nghiệp FDI.
Tuy nhiên, trên bình diện chung trong lĩnh vực xuất khẩu, các doanh nghiệp đã duy trì được tốc độ tăng trưởng, giữ vững được thị trường, đảm bảo chiếm lĩnh được thị phần cho nền kinh tế hàng hóa, giải quyết được việc làm cho người lao động trong bối cảnh nhu cầu của thế giới có sự suy giảm đáng kể và các đối thủ xuất khẩu lớn của Việt Nam trên thị trường thế giới cũng đều bị sụt giảm giá trị xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng.
Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, các doanh nghiệp FDI ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước những tác động của khủng hoảng, các doanh nghiệp FDI tuy chịu nhiều ảnh hưởng song vẫn hoạt động hiệu quả và duy trì được tăng trưởng.
Điểm sáng của khu vực doanh nghiệp FDI trong năm 2012 được thể hiện rõ nét trên lĩnh vực xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp FDI đã xuất khẩu 72,3 tỷ USD, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 60,3 tỷ USD, tăng 23,5%.
Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhận định, trong thời kỳ mở cửa, FDI “ùa” vào Việt Nam với tốc độ tăng rất nhanh và 3 điểm lợi. Một là doanh nghiệp FDI mang vốn vào Việt Nam; hai là tạo nên nền sản xuất trong nước cho Việt Nam; ba là mang kỹ thuật quản lý và công nghệ mới vào Việt Nam, tạo nên đội ngũ lao động đông đảo, ngày càng tiếp cận nền kinh tế thị trường.
Kết thúc năm 2012, tuy vốn đăng ký FDI mới và tăng thêm chỉ đạt hơn 13 tỷ USD, bằng gần 85% so với năm 2011, nhưng vốn giải ngân vẫn duy trì ở mức cao, lượng vốn đăng ký tăng thêm của những dự án đã được thực hiện tăng tới gần 60% so với năm 2011.
Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam cũng như triển vọng trong tương lai. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 1/2013, cả nước có thêm 37 dự án FDI mới được cấp chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 250 triệu USD, tăng gần 300% so với cùng kỳ 2012.
Với kết quả này, Việt Nam đang thu hút được lượng FDI cao thứ 2 châu Á, chỉ sau Singapore. Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2013 của các doanh nghiệp FDI đạt gần 11 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều động lực giúp doanh nghiệp vượt khó
Năm 2013 được dự báo sẽ có phục hồi nhưng nền kinh tế vẫn đứng trước nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Nhiều thị trường nhập khẩu lớn vẫn tiếp tục đối mặt với nợ công, là nguyên nhân đe dọa khủng hoảng kéo dài. Niềm tin của thị trường bên ngoài, của người tiêu dùng thế giới vẫn chưa hồi phục cho nên nhiều sản phẩm xuất khẩu chưa thể phục hồi ngay đà tăng trưởng.
Trong bối cảnh đó, các cấp lãnh đạo Nhà nước luôn quan tâm đến cộng đồng doanh nghiệp, cố gắng cải cách, nghiên cứu, ban hành nhiều giải pháp, chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, quan tâm đến môi trường đầu tư, khẳng định rõ chủ trương tăng cường khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Mặt khác, Nhà nước cũng kêu gọi doanh nghiệp biến khó khăn thành cơ hội, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần, triệt để tiết kiệm, giảm chi phí, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, hạ giá bán để giảm nhanh tồn kho, tích cực triển khai các giải pháp mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển cơ hội kinh doanh. Trong hoạt động thương mại quốc tế, một số địa bàn, đối tác lớn trên thế giới có sự chuyển dịch về đầu tư đang mở ra những cơ hội cho các khu vực, nền kinh tế có điều kiện cạnh tranh về mặt chính trị, kinh tế xã hội ổn định thu hút dòng đầu tư này.
Tranh chấp thương mại và phòng vệ thương mại cũng đang trở thành một xu thế rất mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế khó khăn, xu thế này trở thành phổ biến trong quan hệ thương mại giữa các nước đang phát triển, giữa các nước phát triển với nước đang phát triển và giữa các nước phát triển với nhau. Điều này tác động mạnh mẽ đến thị phần và kết quả giao dịch thương mại giữa các quốc gia đối tác.
Đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh chiến lược để tiếp cận, khai thác các thị trường. Thứ ba, tái cơ cấu nền kinh tế cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, doanh nhân xem xét, điều chỉnh, tái cơ cấu lại chính doanh nghiệp của mình dựa trên nâng cao hiệu suất đầu tư sản xuất kinh doanh trên cơ sở nâng cao chuỗi giá trị gia tăng từ công nghệ, nguồn nhân lực, kỹ năng quản trị...
Nếu doanh nghiệp tranh thủ khai thác được những sự hỗ trợ và những điều kiện cần thiết từ cơ quan quản lý nhà nước, cộng thêm những cơ hội hưởng lợi từ nền kinh tế thế giới thì doanh nghiệp sẽ gặt hái được kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn trong năm 2013.
Thay cho lời kết, xin được dẫn lời của GS. Đào Nguyên Cát: “Chúng ta cần cổ vũ mạnh mẽ hơn, động viên kịp thời hơn tới các doanh nghiệp, doanh nhân đã không bỏ lỡ thời cơ, mang hết sức mình vận dụng những cơ hội đưa doanh nghiệp vượt qua những gian nan, thử thách để doanh nghiệp không chỉ trụ vững mà còn phát triển, đóng góp tích cực cho bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế. Với chủ đề “Vượt sóng”, chúng tôi muốn nhấn mạnh danh hiệu Rồng Vàng và Thương hiệu mạnh Việt Nam sẽ vinh danh các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam đã tỏ rõ vị thế hàng đầu trong năm khó khăn vừa qua và đang sở hữu những tài sản vô giá là trí thức, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất vững chắc, dám đương đầu với những khó khăn, sóng gió, thách thức để giành được những thắng lợi trong năm 2013”.